Câu hỏi:
06/09/2024 139Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc gặp không chính thức giữa G. BI-sơ và M. Goóc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989).
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)
D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện Cuộc gặp không chính thức giữa G. BI-sơ và M. Goóc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989).
- Định ước xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, quyền dân tộc tự quyết, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của mọi dân tộc.
→ B sai.
- Hiệp định SALT I đã được ký vào tháng 05/1972, giới hạn mỗi quốc gia không được có hơn 100 bệ phóng ABM tại mỗi địa điểm do họ lựa chọn. Vũ khí tấn công cũng bị hạn chế. Mỹ chỉ được có 1000 ICBM và 710 SLBM; Liên Xô có thể có tối đa 1.409 ICBM và 950 SLBM.
→ C sai.
- Các nước ký Hiệp ước ABM có quyền tổ chức hai hệ thống phòng chống tên lửa, một để bảo vệ thủ đô của nước đó và một tại khu vực phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hai khu vực đó phải cách nhau ít nhất 1.300 km. Hiệp ước cũng hạn chế việc thành lập những hệ thống phòng thủ có quy mô lớn trên toàn quốc gia.
→ D sai.
* Chiến tranh lạnh kết thúc.
* Nguyên nhân:
1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
⇒Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
⇒Tổng thống Mĩ G. Buso (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố chấm dứt chiến tranh (tháng 12/1989)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
Câu 2:
Câu thơ : “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Chế Lan Viên) nói về sự kiện nào trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 4:
Đánh giá nào là đúng đắn nhất khi nhận định về vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nước ta?
Câu 7:
Yếu tố làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 8:
Cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được mở đầu bằng
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là
Câu 10:
Các tổ chức cộng sản nào tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
Câu 11:
Yếu tố có ý nghĩa quyết định làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
Câu 12:
Thành công lớn nhất của Mỹ trong chính sách đối ngoại thời kì Chiến tranh lạnh là gì?
Câu 13:
Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
Câu 14:
Với việc ký Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
Câu 15:
Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là