Câu hỏi:

12/10/2024 137

Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động (1947 - 1989) chủ yếu nhằm mục đích nào sau đây?

A. Khẳng định vị trí siêu cường số một của nước Mĩ.

B. Dùng sức mạnh quân sự can thiệp vào các nước.

C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án chính xác

D. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động (1947 - 1989) chủ yếu nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Vì sự đối đầu ý thức hệ và cạnh tranh về ảnh hưởng toàn cầu giữa hai siêu cường có hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích vì sao Chiến tranh Lạnh chủ yếu nhắm đến mục tiêu chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:

+ Mâu thuẫn ý thức hệ:

Mỹ đại diện cho chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do, nơi kinh tế thị trường và quyền tự do cá nhân được coi là nền tảng.

Liên Xô đại diện cho chủ nghĩa xã hội và hệ thống cộng sản, nơi nhà nước kiểm soát kinh tế và chính trị theo nguyên tắc bình đẳng và quyền lực tập trung vào đảng Cộng sản. Sự khác biệt căn bản về ý thức hệ này đã dẫn đến sự thù địch giữa hai phe, mỗi bên coi hệ thống của mình là ưu việt và cho rằng hệ thống kia là mối đe dọa đối với cách sống của mình.

+ Mở rộng ảnh hưởng toàn cầu: Sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn cầu. Liên Xô tìm cách thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia Đông Âu và hỗ trợ các phong trào cộng sản tại nhiều quốc gia khác, trong khi Mỹ và phương Tây tìm cách ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản (được gọi là chính sách ngăn chặn).

+ Lo ngại về an ninh và quân sự: Hai siêu cường coi nhau là mối đe dọa về mặt quân sự. Liên Xô xây dựng khối Hiệp ước Warsaw với các nước Đông Âu, trong khi Mỹ thiết lập khối NATO với các đồng minh phương Tây. Cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, cũng làm tăng căng thẳng giữa hai bên.

+ Các cuộc xung đột khu vực: Chiến tranh Lạnh không chỉ là một cuộc xung đột ý thức hệ trừu tượng mà còn được thể hiện qua hàng loạt các cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở nhiều khu vực trên thế giới. Mỹ hỗ trợ các chính phủ chống cộng hoặc phong trào dân chủ trong khi Liên Xô hỗ trợ các phong trào cộng sản tại các nước như Hàn Quốc, Việt Nam, Afghanistan, và nhiều quốc gia châu Phi, Mỹ Latinh khác.

+ Mỹ lo ngại về sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản: Mỹ tin rằng nếu chủ nghĩa cộng sản lan rộng, nó sẽ đe dọa đến hệ thống chính trị và kinh tế toàn cầu dựa trên tư bản mà Mỹ đang dẫn đầu. Chính sách "Học thuyết Truman" của Mỹ năm 1947 khẳng định rằng Mỹ sẽ hỗ trợ các quốc gia đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa cộng sản, từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh giữa hai phe.

Kết quả là, Chiến tranh Lạnh trở thành một cuộc đối đầu kéo dài, với hàng loạt các sự kiện căng thẳng như Khủng hoảng tên lửa Cuba, Chiến tranh Việt Nam, và cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Mặc dù không xảy ra chiến tranh trực tiếp giữa hai siêu cường, nhưng sự xung đột và đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô đã định hình chính trị thế giới trong suốt gần nửa thế kỷ.

→ C đúng.A,B,D sai.

* MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ

- Trong thời kì chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực: Đông Nam Á, Trung Đông,...

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945 - 1954.

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương => nhân dân các nước Đông Dương kiên cường chống Pháp.

- Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động lớn của cục diện chiến tranh lạnh:

+ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Đông Dương giành độc lập dân tộc.

+ Mĩ can thiệp sâu và ngày càng dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, theo quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền Nam – Bắc, theo vĩ tuyến 38:

+ Miền Bắc bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.

+ Miền Nam bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.

- Năm 1948, 2 nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên:

+ Tháng 8/1948, Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên).

+ Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).

- 1950 – 1953, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên:

+ Trung Quốc nỗ lực chi viện cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

+ Mĩ hậu thuẫn cho Đại hàn dân quốc.

- Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975).

- Sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào GPDT và làm suy yếu phe XHCN.

- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản, Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam.

- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đâu không phải là đặc điểm của cuộc mạng khoa học - công nghệ?

Xem đáp án » 18/08/2024 775

Câu 2:

Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 743

Câu 3:

Tháng 2-1925, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để thành lập tổ chức nào dưới đây?

Xem đáp án » 18/07/2024 201

Câu 4:

Năm 1949, lịch sử thế giới ghi nhận thành tựu nào của đất nước Liên Xô?

Xem đáp án » 20/07/2024 196

Câu 5:

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là

Xem đáp án » 23/07/2024 182

Câu 6:

Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện – là sự kiện đánh dấu

Xem đáp án » 18/07/2024 181

Câu 7:

Chính sách nào sau đây không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh (Việt Nam, 1930 - 1931) ban hành?

Xem đáp án » 27/10/2024 167

Câu 8:

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 165

Câu 9:

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là

Xem đáp án » 22/07/2024 161

Câu 10:

Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là

Xem đáp án » 12/07/2024 153

Câu 11:

Lực lượng nào dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?

Xem đáp án » 20/07/2024 152

Câu 12:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1936) không xác định nhiệm vụ

Xem đáp án » 18/07/2024 151

Câu 13:

Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 03/09/2024 147

Câu 14:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử sau sự kiện nào dưới đây?

Xem đáp án » 12/07/2024 146

Câu 15:

Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ

Xem đáp án » 19/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »