Câu hỏi:
23/10/2024 98Chuyển biến quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
B. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
C. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
D. từ thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trở thành các quốc gia độc lập.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ xâm lược (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.
- Việc giành được độc lập là biến đổi quan trọng nhất tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực (ASEAN).
*Tìm hiểu thêm: " Nhóm năm nước sáng lập ASEAN."
Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thông qua việc thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.
Chiến lược hướng nội |
Chiến lược hướng ngoại |
|
Thời gian |
Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX |
Những năm 60 – 70 của thế kỉ XX |
Mục tiêu |
Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ |
Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. |
Nội dung |
Đẩy mạnh phong trào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. |
Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. |
Thành tựu |
Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; phát triển một số ngành công nghiệp chế biến; bước đầu giải quyết được nạn thất nghiệp,… |
Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp; mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,… |
Hạn chế |
Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ; tệ tham nhũng, quan liêu,… |
Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài; đầu tư bất hợp lý,… |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong năm 1945, tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những quốc gia nào Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
Câu 2:
Nhận xét nào dưới đây về kế hoạch Nava (1953) của Pháp - Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương là không đúng?
Câu 3:
Để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước
Câu 4:
Điểm khác biệt căn bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là
Câu 6:
Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương?
Câu 7:
Tinh chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt nam là
Câu 8:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
Câu 9:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), thực dân Pháp tập vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than vì
Câu 10:
Phong trào được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 11:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cách mạng tháng Tám năm 1945 đều
Câu 12:
Thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng từ năm 1930 đến năm 1954 để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam bài học kinh nghiệm quý báu nào?
Câu 13:
Điểm khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là
Câu 14:
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là
Câu 15:
Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?