Câu hỏi:

03/01/2025 170

Cho các phát biểu sau đây về quá trình  nhân đôi ADN:

(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thới với quá trình phiên mã.

(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5’ -> 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’

(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.

(5) Các mạch mới đều được tổng hợp liên  tục.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 3

Đáp án chính xác

B. 4

C. 1

D. 2

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Có 3 phát biểu không đúng.

Phát biểu không đúng là (2) (3) (5)

+ (2) sai. quá trình nhân đôi ADN không xảy ra cùng quá trình phiên mã

+ (3) sai , trên mạch khuôn, ADN polimeraza di chuyển theo chiều 5’ – 3’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’

+ (5) sai 1 mạch liên tục, 1 mạch gián đoạn.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

 QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

1. Vị trí

Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

 

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn

- Nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc khuôn mẫu

4. Diễn biến

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở quần thể động vật, cho biết alen A quy định kiểu hình chân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn. Biết rằng quần thể trên có cá thể bao gồm cả đực và cái. Tần số alen A ở giới đực là 0,6; còn ở giới cái tần số alen A là 0,4. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể F1 trên thu được 2000 cá thể. Sau một thế hệ ngẫu phối nữa ta thu được quần thể F2 với 4000 cá thể. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong 2000 các thể ở quần thể F1 sau đó, số cá thể chân ngắn là 480

(2) Quần thể F2 là một quần thể cân bằng.

(3) Ở quần thể F2 số cá thể dị hợp là 1000.

(4) Ở quần thể F1 số cá thể đồng hợp là 960.

Số phát biểu đúng là?

Xem đáp án » 23/07/2024 508

Câu 2:

Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh kết hôn với người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh. Biết rằng những người khác trong gia đình trên đều không mắc bệnh. Họ sinh ra được một đứa con trai không bị bệnh. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là

Xem đáp án » 20/07/2024 429

Câu 3:

Có đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’UGG3’ mã hóa cho axit amin Tryptophan thành bộ ba 5’UGA3’ ở giữa vùng mã hóa của phân tử mARN. Tuy vậy trong tế bào lại còn có một  đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hóa tARN tạo ra các tARN có khả năng “sửa sai” đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu  hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc này vẫn đọc được 5’UGA3’ như là  bộ ba mã hóa cho Trytophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này  tham gia vào quá trình  dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 234

Câu 4:

Một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng aa quy định hoa trắng. Gen B quy định hoa kép trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trơn. Đem giao phối hai cây bố mẹ cho F1 có tỉ lệ 10 cây hoa đỏ kép : 15 cây hoa đỏ, đơn: 25 cây hoa hồng, kép : 25 cây hoa hồng, đơn: 15 cây hoa trắng, kép : 10 cây hoa trắng, đơn. Tần số  hoán vị gen của phép lai trên là

Xem đáp án » 21/07/2024 224

Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quần thể ngẫu phối?

Xem đáp án » 19/07/2024 217

Câu 6:

Locut 1 có 4 alen, locut 2 có 3 alen, các locut này cùng nằm trên một cặp NST thường, locut 3 có 5 alen nằm trên NST X vùng tương đồng trên Y. Tổng số kiểu gen tối đa được tạo ra từ 3 locut trên là

Xem đáp án » 19/07/2024 213

Câu 7:

Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch của 1 gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số nucleotit loại G gấp hai lần số nucleotit loại A, nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là

Xem đáp án » 21/07/2024 210

Câu 8:

Khi nói về thường biến và  mức phản ứng, cho các phát biểu sau?

(1) Thường biến xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định với một nhóm cá thể  có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau.

(2) Thường biến và mức phản ứng đều không được di truyền.

(3) Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau.

(4) Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 19/07/2024 197

Câu 9:

Ở một  loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp NST kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li;  giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là

Xem đáp án » 19/07/2024 194

Câu 10:

Một loài giao phối có bộ NST 2n=8. Cặp NST thứ nhất, thứ ba và thứ tư mỗi cặp đều có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2 nhiễm sắc thể đột biến cấu trúc là

Xem đáp án » 19/07/2024 193

Câu 11:

Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp

Xem đáp án » 19/07/2024 186

Câu 12:

Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, xét một gen có hai alen A và a nằm trên một cặp NST thường. Ở thế hệ xuất phát có tần số alen A ở giởi đực là 0,6 và tần số alen A ở giới cái là 0,4. Khi cho các cá thể của quần thể ngẫu phối thu được thế hệ F1. Biết các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau và quần thể không có đột biến và di nhập gen xảy ra. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1

Xem đáp án » 22/07/2024 171

Câu 13:

Ở người, gen quy định nhóm máu có alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu O, 21% có nhóm máu B. Xét 1 gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B, em trai mang nhóm máu O, bố mẹ đều mang nhóm máu B. Người đàn ông kia kết hôn với người vợ có nhóm máu B. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị  hợp tử là

Xem đáp án » 23/07/2024 156

Câu 14:

Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:

Xem đáp án » 19/07/2024 152

Câu 15:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có độ ổn định cao nhất?

Xem đáp án » 20/07/2024 151

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »