Câu hỏi:
15/07/2024 95Cho các nhận xét sau về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Mật độ cá thể của quần thể càng tăng thì cạnh tranh cùng loài càng giảm.
(2) Khi nguồn thức ăn của quần thể càng đồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
(3) Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
(4) Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trả lời:
Đáp án A
(1) Sai. Mật độ cá thể của quần thể càng tăng thì cạnh tranh cùng loài càng tăng do nguồn sống khan hiếm.
(2) Sai. Cạnh tranh xảy ra để tranh giành lấy nguồn sống, nguồn sống đồi đào thì các cá thể ít khi cạnh tranh.
(3) Đáng. Ở một số loài thực vật, khi mật độ cá thể quá cao, nguồn cung của môi trường không đủ, một số cây bị chết đi gọi là hiện tượng tự tỉa thưa.
(4) Sai. Chỉ gặp ở một số loài động vật và không phổ biến.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện ở tất cả các tế bào con.
(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
(4) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì có thể không làm thay đôi tổng số liên kết hiđro của gen.
Câu 2:
Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12cM. Theo sơ đồ phả hệ như hình dưới:
Cho các nhận xét dưới đây:
(1) Ở thế hệ 3, có thể có 3 cá thể là kết quả của sự tái tổ hợp di truyền.
(2) Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra ở người vợ trong cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2.
(3) Nếu cặp vợ chồng ở thế hệ 2 tiếp tục sinh con, xác suất đứa con trai lành bệnh là 25%.
(4) Có tất cả 5 người trong gia đình trên có thê xác định được kiểu gen đối với 2 locus.
Số khẳng định đúng là
Câu 3:
Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Cách li tập tính có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật hơn động vật.
(3) Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra ở cả động vật, thực vật.
(4) Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển mạnh.
Câu 4:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ chế gây ra đột biến cầu trúc nhiễm sắc thể là do đứt gãy nhiễm sắc thể, hoặc trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến mất đoạn, cùng với hoán vị gen và đột biến lệch bội được dùng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Mắt đoạn chứa gen A trong một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng chứa cặp gen Aa sẽ làm gen lặn có cơ hội biểu hiện thành kiểu hình trong thể đột biến
(4) Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn của 2 nhiễm sắc thể tương đồng gây ra đột biến lặp đoạn và mắt đoạn
Câu 5:
Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Câu 13:
Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại đến sức sống sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
Câu 14:
Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào