Câu hỏi:
19/07/2024 169Cho các chất sau: CO, CO2, SO2, NO, NO2, Cl2, SiO2, H2S, NH3. Lần lượt dẫn chúng qua dung dịch Ba(OH)2 thì xảy ra bao nhiêu phản ứng và bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử?
A. 5 phản ứng và 2 phản ứng oxi hóa khử
B. 6 phản ứng và 3 phản ứng oxi hóa khử
C. 4 phản ứng và không có phản ứng oxi hóa khử
D. 6 phản ứng và 2 phản ứng oxi hóa khử
Trả lời:
Đáp án A
Các phản ứng xảy ra là:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1)
SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3+ H2O (2)
4NO2+2 Ba(OH)2 → Ba(NO3)2+ Ba(NO2)2+ 2H2O (3)
2Cl2+2 Ba(OH)2 → BaCl2+ Ba(ClO)2+ 2H2O (4)
H2S+ Ba(OH)2 → BaS + 2H2O (5)
Có 5 phản ứng xảy ra, trong đó phản ứng 3 và 4 là phản ứng oxi hóa khử
Chú ý SiO2 chỉ tan trong kiềm đặc nóng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Oxit sắt X và giá trị của V lần lượt là:
Câu 2:
Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là:
Câu 4:
Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 (với tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HCl dư. Lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được 39,4 gam kết tủa.Kim loại R là
Câu 5:
Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là:
Câu 6:
Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH x mol/l được 10,6g Na2CO3 và 8,4g NaHCO3. Giá trị V, x lần lượt là?
Câu 7:
Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Câu 8:
Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
Câu 9:
Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp ta dùng:
Câu 10:
Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào?
Câu 11:
Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hóa học nào sau đây?
Câu 12:
Cho một luồng khí CO2 đi qua 30 gam C nung nóng. Khối lượng C còn lại sau phản ứng là 6 gam. Hỗn hợp CO và CO2 thu được có thể tích bằng 112 lít (đktc). Thể tích của khí CO2 dùng ban đầu là:
Câu 13:
Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 được a gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 được b gam kết tủa. Cho biết a<b. Dung dịch A chứa:
Câu 15:
Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm: