Câu hỏi:
21/12/2024 2,544Chiến thuật “du kích chiến, vận động chiến” là đặc điểm nổi bật về cách đánh của ta trong chiến dịch
A. Thượng Lào 1954.
B. Việt Bắc thu – đông 1947
C. Biên giới thu – đông 1950
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Chiến thuật “du kích chiến, vận động chiến” là đặc điểm nổi bật về cách đánh của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
- A loại vì tỏng chiến dịch Thượng Lào 1954, chiến thuật mà ta sử dụng là tiến công truy kích địch.
- C loại vì trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, chiến thuật mà ta sử dụng là “đánh điểm diệt viện”.
- D loại vì trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến thuật mà ta sử dụng là vận động chiến, trận địa chiến.
* Mở rộng:
CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947)
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau nhiều tháng tiến hành chiến tranh xâm lược, đến đầu năm 1947, Pháp vẫn chưa tiêu diệt được cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của Việt Nam.
- Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e làm cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc, nhằm:
+ Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam.
+ Khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc giữa Việt Nam với quốc tế.
+ Giành thắng lợi quân sự để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Để thực hiện âm mưu tấn công lên Việt Bắc, Pháp đã huy động 12000 quân, chia làm 3 cánh quân, tấn công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947:
+ Binh đoàn quân dù, đổ quân xuống thị xã Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.
+ Binh đoàn bộ binh bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc.
+ Binh đoàn hỗn hợp lí bộ và lính thủy bao vây Việt Bắc ở phía Tây.
b. Quân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
- Chủ trương của Đảng: Khi Pháp vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp”.
- Diễn biến chính:
+ Tại Bắc Kạn: quân dân Việt Nam chủ động tiến công, bao vây, tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Kạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn; khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp, chiếm đóng đến nơi an toàn.
+ Tại mặt trận hướng Đông: quân dân Việt Nam phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30 - 10 - 1947.
+ Tại mặt trận hướngTây: quân dân Việt Nam phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô, tiêu biểu là các chiến thắng ở Đoan Hùng, Khe Lau,....
+ Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.
⇒ Ngày 19/12/1947, Pháp rút chạy khỏi Việt Bắc.
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
c. Kết quả, ý nghĩa:
- Đẩy lui được cuộc tiến công của Pháp.
- Bảo vệ cơ được cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực trưởng thành.
- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
⇒ Thế và lực của Việt Nam đã chuyển biến theo hướng bất lợi cho Pháp.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét nào đúng về điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh 1975?
Câu 2:
Đế quốc Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Miền Nam Việt Nam?
Câu 3:
Vì sao sau cách mạng tháng Tám (1945) Việt Nam lại đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Câu 4:
Trong thập niên 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
Câu 5:
Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?
Câu 6:
Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
Câu 7:
Nguyên tắc bất biến của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 là
Câu 8:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 9:
Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là:
Câu 10:
Địa bàn tác chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của các lực lượng vũ trang nhân dân là ở
Câu 11:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960 đã giành được thắng lợi nào sau đây?
Câu 12:
Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt nam (1954-1975) cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân
Câu 13:
Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển sang tự giác hoàn toàn?
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 15:
Trong những năm 1965-1968, đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây miền Nam Việt Nam?