Câu hỏi:
20/07/2024 147“Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long (cuối năm 1974 đầu 1975) được coi là trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam vì đã
A. Cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn
B. Buộc Mỹ phải can thiệp trở lại ở chiến trường miền Nam
C. Buộc Mỹ phải rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh
D. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Chiến dịch đường 14 -Phước Long là trận đụng độ quân sự lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long trong chiến tranh Việt Nam, kết quả là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng và chiếm được Phước Long. Tuy không nằm trong chiến dịch Tây Nguyên nhưng trận Phước Long (từ đêm 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975) có ý nghĩa như một trận đánh trinh sát chiến lược, thử sức đối với hai bên cũng như thăm dò phản ứng của quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ để mở đầu cho những diễn biến tiếp theo của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đưa đến sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
A đúng.
- B sai vì sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự,vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Chiến thắng Đường số 14 - Phước Long không làm Mỹ thay đổi quyết định này mà còn thể hiện sự suy yếu, bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
- C sai vì như đã đề cập, sau Hiệp định Paris, Mỹ đã rút hết quân viễn chinh khỏi Việt Nam vào năm 1973. Chiến thắng Đường số 14 - Phước Long không phải là nguyên nhân của việc rút quân này.
- D sai vì theo chủ trương của Đảng, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Phương pháp cách mạng là: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao chứ không phải bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công.
* Miền Nam đấu tranh chống “bình định lấn chiếm” tạo ra thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
a. Bối cảnh:
- 29/3/1973, Mỹ rút quân về nước, nhưng vẫn lập Bộ chỉ huy quân sự,vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
Quân đội Mĩ rút khỏi Miền Nam Việt Nam
- Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, chống âm mưu,hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định.
b. Chủ trương của Đảng:
- Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ:
+ Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
c. Kết quả thực hiện:
Thực hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
Chiến sĩ Quân đoàn 4 cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long (6/1/1975)
- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,văn hóa, xã hội, giáo dục y tế....được đẩy mạnh.
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
Câu 2:
Sau khi Liên Xô tan rã (12 - 1991), Liên bang Nga có vai trò gì ở Liên hợp quốc?
Câu 3:
Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 – 1954) được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
Câu 4:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
Câu 5:
Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
Câu 6:
Lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1965 -1969) là quân đội
Câu 7:
Bản hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc tình lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Câu 8:
Điểm khác nhau căn bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
Câu 9:
Điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
Câu 10:
Các hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng có ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?
Câu 11:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Câu 12:
Trong những năm 1961 - 1965, Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì?
Câu 13:
Nội dung nào không phải hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
Câu 14:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Câu 15:
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công là