Câu hỏi:

08/08/2024 488

Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945) có đóng góp nào sau đây đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Giành chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng và các tổ chức quần chúng.

Đáp án chính xác

B. Giành chính quyền ở tất cả các vùng nông thôn rộng lớn, tạo đà giải phóng các đô thị.

C. Tấn công trực tiếp phát xít Nhật, làm cho thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền chín muồi.

D. Bổ sung đội ngũ cán bộ, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945) có đóng góp giành chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng và các tổ chức quần chúng.

* Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

* Thế giới

- Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giải phóng các nước Trung và Đông Âu.

- Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thất bại nặng nề.

* Đông Dương: lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt => Tối 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.

⇒ Chủ trương của Đảng: Ngày 12/03/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”, nhận định:

+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

+ Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.

b. Diễn biến khởi nghĩa từng phần

- Ở căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

- Tại Bắc bộ và Trung Bộ, khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của Trung ương Đảng đã kịp thời đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân => tạo nên một phong trào đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ.

- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, giành chính quyền cách mạng (11/3/1945), tổ chức đội du kích Ba Tơ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Đội du kích Ba Tơ

- Ở Nam Kì, phong đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh, đặc biệt là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.

c. Ý nghĩa:

- Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Qua cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”:

+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được thử thách, rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

+ Lực lượng cách mạng quần chúng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng.

+ Lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng.

- Để lại nhiều bàu học khởi nghĩa quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

⇒ Cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề trực tiếp cho sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Giải Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 11/09/2024 2,638

Câu 2:

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án » 01/10/2024 1,871

Câu 3:

Năm 1975, các quốc gia ở khu vực nào sau đây tham gia Định ước Henxinki?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,515

Câu 4:

Quốc gia nào sau đây phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án » 17/09/2024 1,434

Câu 5:

Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

Xem đáp án » 23/07/2024 1,077

Câu 6:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam thời kì 1945-1954?

Xem đáp án » 30/08/2024 844

Câu 7:

Nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa trong những năm 1919-1929 do chính sách

Xem đáp án » 10/09/2024 795

Câu 8:

Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án » 18/09/2024 759

Câu 9:

Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động nào sau đây để lôi kéo đồng minh?

Xem đáp án » 23/07/2024 667

Câu 10:

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 666

Câu 11:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 517

Câu 12:

Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 510

Câu 13:

Nội dung chương trình khai thác thuộc địa do tư bản Pháp thực hiện từ năm 1919 đến năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương?

Xem đáp án » 31/08/2024 487

Câu 14:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 443

Câu 15:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những tác động của sự chuyển biến kinh tế, xã hội đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

Xem đáp án » 23/07/2024 439

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »