Câu hỏi:
24/10/2024 112Căn cứ vào những yếu tố nào mà Mĩ đã tự cho mình đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới những năm sau chiến tranh?
A. Là lực lượng chủ lực trong việc đánh bại phát xít Đức, Nhật, là nước khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai.
B. Là một cường quốc tư bản giàu mạnh nhất.
C. Cường quốc tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
D. Có hệ thống quân sự hùng hậu nhất, vũ khí được trang bị tối tân nhất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các nước khác đang khắc phục hậu quả chiến tranh thì Mĩ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật, Mĩ sở hữu những vũ khí tối tân nhất đặc biệt đến năm 1945, Mĩ vẫn giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử. Với những ưu thế tuyệt đối về kinh tế và quân sự như vậy, Mĩ tự cho mình quyền đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới sau Chiến tranh thế giới II.
=> A, B, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Chính trị - xã hội."
a. Chính sách đối nội:
- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...
- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...
b. Chính sách đối ngoại:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...
- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:
+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới ( ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bình định miền Nam trong vòng 2 năm là nội dung của kế hoạch quân sự nào dưới đây?
Câu 2:
Vào năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam do Pháp xây dựng được hoàn thành có tổng chiều dài bao nhiêu?
Câu 3:
Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu lại gặp thất bại?
Câu 4:
Biến đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm là gì?
Câu 5:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương ?
Câu 6:
Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám kéo dài trong bao nhiêu năm? Bắt đầu từ thời gian nào?
Câu 7:
Tinh thần "Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng" và khí thế "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:
Câu 8:
Cao trào bãi công của công nhân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1947 mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
Câu 9:
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
Câu 10:
Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936-1939 là gì?
Câu 11:
Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên tất cả các mặt trận nhưng quyết định chủ yếu là trên mặt trận nào?
Câu 13:
Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là
Câu 14:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
Câu 15:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là về