Câu hỏi:
15/08/2024 178Các ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh ở Nam Bộ LÀ
A. khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
B. cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô và hóa chất.
C. dệt may, thực phẩm, sản xuất ô tô và hóa chất.
D. hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, sản xuất ô tô.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Các ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh ở Nam Bộ là khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
Nguyên nhân cơ bản là do vùng có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên,với nguồn tài nguyên dầu mỏ dầu có nhất cả nước,tập trung ở thềm lục địa phía Nam,hai bể lớn nhất là Cửu Long,và Nam Côn Sơn.
→ A đúng.B,C,D sai
* Công nghiệp năng lượng
Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
b) Công nghiệp điện lực
- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,...
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).
- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.
* Thủy điện
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).
+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...
+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta?
Câu 3:
Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh nào của nước ta có vai trò lớn hơn?
Câu 4:
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung
Câu 5:
Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 5 bao gồm
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào sau đây?
Câu 7:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU ĐÀN TRÂU PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA
NĂM 2000 VÀ NĂM 2015 (%)
(Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê , Hà Nội 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng đàn trâu phân theo vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2000?
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết thứ tự tỉ lệ diện tích lưu vực giảm dần của các hệ thống sông lớn ở nước ta?
Câu 9:
Các tuyến đường Bắc - Nam chạy qua tất cả các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 10:
Đồng bằng sông Cừu Long có các vùng trũng lớn chưa được bồi đắp xong như
Câu 11:
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô lần lượt là
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có số lượng gia cầm từ 3 đến 6 triệu con ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2007) là