Câu hỏi:
20/07/2024 123Cả Việt Nam và Pháp đều chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, vì Điện Biên Phủ
A. có địa hình rừng nói, thuận lợi cho công tác hậu cần
B. là nơi tập trung binh lực của cả Việt Nam và Pháp
C. có vị trí chiến lược quan trọng
D. là nơi có cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp
Trả lời:
Đáp án C
* Cả Pháp và Việt Nam đều lựa chọn điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến lược vì nơi đây có vị trí địa lí quan trọng, địa hình địa vật phù hợp với mục đích triển khai chiến đấu.
- Về phía Pháp:
+ Theo đánh giá của Pháp và Mĩ: thì Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc”. Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Myanma, Trung Quốc”. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp “có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 – 1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam tại đây. Mặt khác đây còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á.
+ Pháp cho rằng, khi mở cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ, phía Việt Nam sẽ không thể khắc phục được hạn chế trong công tác hậu cần (vận chuyển thủ công lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men,… qua địa hình đèo cao, vực sâu hiểm trở của vùng Tây Bắc).
- Về phía Việt Nam:
+ Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng => làm chủ được Điện Biên Phủ sẽ tạo điều kiện để giải phóng khu vực Tây Bắc và Bắc Lào.
+ Vị trí địa lí và địa hình địa vật ở Điện Biên Phủ gây ra những bất lợi cho quân Pháp: nằm cô lập giữa núi rừng trùng điệp mênh mông của Tây Bắc và Thượng Lào, rất xa những căn cứ hậu phương => mọi việc tăng viện hoặc tiếp tế đều do đường hàng không đảm nhiệm. Nếu đường hàng không bị cắt đứt thì quân Pháp ở đây sẽ lâm vào thế bị động, phòng ngự trong những điều kiện khó khăn và nếu lâm nguy cũng khó rút quân được toàn vẹn.
=> Vị trí địa lí chiến lược quan trọng là một trong những nguyên nhân khiến cả phía Pháp và Việt Nam đều lựa chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.
* Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
- Địa hình rừng núi của Điện Biên Phủ là điểm hạn chế, gây khó khăn cho công tác hậu cần, tác chiến của cả Việt Nam và Pháp:
+ Con đường tiếp tế hậu cần duy nhất của Pháp tới Điện Biên Phủ là thông qua đường hàng không (nối liền từ Hà Nội tới sân bay Mường Thanh và sân bay ở phân khu Nam của Điện Biên Phủ).
+ Việt Nam chỉ có thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công; vận chuyển cơ giới, lương thực thực phẩm, vũ khí, thuốc men,… qua vùng Tây Bắc hiểm trở.
=> Đây không phải là lí do để của Pháp và Việt Nam chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến.
- Tới thời điểm năm 1954, Điện Biên Phủ là nơi tập trung binh lực cao nhất của Pháp ở Việt Nam với khoảng 16200 quân, trong khi đó, bội đội chủ lực của Việt Nam tập trung chủ yếu tại căn cứ địa Việt Bắc hoặc được phân bố tại nhiều địa bàn chiến lược, ví dụ: Đại đoàn 312, 351, 304 trước khi hành quân lên Điện Biên Phủ đã đóng quân tại: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,… => đáp án B sai.
- Đáp án D sai vì: nơi tập trung các cơ quan đầu não của thực dân Pháp là ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Sài Gòn,…; nơi tập trung các cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam là ở căn cứ địa Việt Bắc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vì
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của nhân dân Việt Nam?
Câu 3:
Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy: hậu phương của chiến tranh nhân dân
Câu 4:
Điểm khác biệt căn bản về phương hướng tác chiến của Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là những thách thức mà nhân dân châu Phi phải đối mặt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 6:
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có nhiều tác động tích cực dẫn đến sự phát triển của nhân loại, ngoại trừ việc
Câu 7:
Nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì thu được nhiều lợi nhuận từ
Câu 8:
Trong giai đoạn 1919 – 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
Câu 10:
Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản
Câu 11:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Cách mạng tháng Tám năm 1945 đều
Câu 12:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) chủ trương thành lập
Câu 13:
Nội dung nào phản ảnh không đúng tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX?
Câu 14:
Tổ chức nào dưới đây được coi là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?
Câu 15:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?