Câu hỏi:

23/07/2024 124

Ca dao cổ của người Việt có bài (trích):

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Cô có chồng anh tiếc lắm thay.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 270)

Bài ca dao được trích ở trên có thể gợi cho bạn liên hệ tới đoạn nào trong văn bản Lời tiễn dặn? Vì sao bạn có liên hệ đó?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trả lời:

- Trong bài ca dao, người đọc thấy được hoàn cảnh cô gái mà chàng trai yêu phải đi lấy chồng, chàng trai ở lại ngậm ngùi, hẫng hụt, tiếc nuối. Tâm trạng đó có nhiều điểm chung với tâm trạng chàng trai trong Lời tiễn dặn.

- Trong văn bản Lời tiễn dặn, đoạn có thể liên hệ với bài ca dao được trích ở trên là:

Quẩy gánh qua đồng rộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi,

- Lí do có sự liên hệ:

+ Cả hai đoạn đều ẩn chứa tâm trạng tiếc nuối, lời nhắn gửi cuối cùng của chàng trai dành cho người con gái anh yêu trước khi đi lấy chồng.

+ Cả hai đoạn đều sử dụng cách xưng hô thân mật của chàng trai với cô gái “cô”, “người đẹp anh yêu”.

+ Cả hai đoạn đều có những động thái của nhân vật: “trèo lên”, “bước xuống”, “hái”, “quẩy gánh”, “đi”, “ngoảnh lại”, “ngoái trông”, “bước”, “quay lại”,...

+ Cả hai đoạn đều có những hình ảnh về cây có biểu thị không gian sống gần gũi như “cây bưởi”, “vườn cà”, “nụ tầm xuân”, “đồng ruộng”, “rừng ớt”, “rừng cà”, “rừng lá ngón”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ và so sánh trong văn bản.

Xem đáp án » 19/07/2024 627

Câu 2:

Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng” cho thấy được điều gì về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái và khả năng phản ánh đời sống tinh thần đó của truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Xem đáp án » 21/07/2024 520

Câu 3:

Theo bạn, trong đoạn thơ, yếu tố tự sự hay yếu tố trữ tình đậm nét hơn? Bạn giải thích về điều đó như thế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 389

Câu 4:

Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).

Xem đáp án » 23/07/2024 282

Câu 5:

Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm

Cây gãy cành bay lá

Ta nắm tay em

Cùng qua đường cho khỏi ngã

 

Cơn bão tạnh lâu rồi

Hàng cây xanh thắm lại

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

1956

(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)

Bài thơ đã được cấu t như thế nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 245

Câu 6:

Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.

Xem đáp án » 13/07/2024 237

Câu 7:

Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Lần nào cụm từ này được dùng với nghĩa ẩn dụ? Vì sao bạn xác định như vậy?

Xem đáp án » 15/07/2024 229

Câu 8:

Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?

Xem đáp án » 14/07/2024 212

Câu 9:

Việc chàng trai nói nhiều đến từ “chết”, đến tình huống “chết” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 13/07/2024 211

Câu 10:

Trong văn bản, cô gái – đối tượng của lời tiễn dặn – đã được gọi (hay nói đến bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai.

Xem đáp án » 22/07/2024 202

Câu 11:

Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thể thất ngôn xen lục ngôn

C. Thể hành

D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật

Xem đáp án » 21/07/2024 201

Câu 12:

Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản.

Xem đáp án » 22/07/2024 195

Câu 13:

Phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi” trong ngữ cảnh của bài thơ.

Xem đáp án » 18/07/2024 155

Câu 14:

Bài thơ đưa đến cho bạn cảm nhận gì về tình yêu, về khả năng của thơ trong việc thể hiện tình cảm đặc biệt này?

Xem đáp án » 16/07/2024 154

Câu 15:

Hiện tượng nhiều địa danh xuất hiện trong văn bản cho biết điều gì về mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hoá mà từ đó các truyện thơ dân gian này nảy sinh và phát triển?

Xem đáp án » 13/07/2024 148