Câu hỏi:

07/08/2024 122

Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. giúp đỡ nhau đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

B. thành lập ASEAN, trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.

C. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc.

Đáp án chính xác

D. thành lập ASEAN, trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc.

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các đế quôc sÂu – Mĩ (trừ Thái Lan), trong Chiến tranh thế giới thứ hai , các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của phát xít Nhật => Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc.

Độc lập là  điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo.

→ C đúng.A,B,D sai

* Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ 17/8/1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập.

+ 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á → nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược → đầu những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.

- 1984, Bru-nây giành độc lập.

- 2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.

b. Lào (1945 – 1975)

- 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào.

- 1946 – 1954, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- 1954 – 1975, nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.

c. Campuchia (1945 – 1975)

- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia).

- Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.

- 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.

. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN.

Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thông qua việc thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

 

Chiến lược hướng nội

Chiến lược hướng ngoại

Thời gian

Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX

Những năm 60 – 70 của thế kỉ XX

Mục tiêu

Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ

Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.

Nội dung

Đẩy mạnh phong trào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Thành tựu

Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; phát triển một số ngành công nghiệp chế biến; bước đầu giải quyết được nạn thất nghiệp,…

Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp; mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,…

Hạn chế

Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ; tệ tham nhũng, quan liêu,…

Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài; đầu tư bất hợp lý,…

b. Nhóm các nước Đông Dương.

- Sau khi giành độc lập:phát triển kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

- Cuối những năm 1980 – 1990, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

c. Các nước khác ở Đông Nam Á.

* Bru-nây: Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

* Mianma: Sau 30 năm thực hiện hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm. Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2%(2000).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2/1945) mở đầu cho những mâu thuẫn, chia cắt còn ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay?

Xem đáp án » 18/09/2024 379

Câu 2:

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

Xem đáp án » 23/07/2024 203

Câu 3:

Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của

Xem đáp án » 21/07/2024 192

Câu 4:

Ý nào không phải là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) chấp thuận để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á?

Xem đáp án » 23/07/2024 186

Câu 5:

Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 184

Câu 6:

Nội dung nào khiến cho Hội nghị Ianta (2 – 1945) diễn ra căng thẳng nhất?

Xem đáp án » 23/07/2024 182

Câu 7:

Yếu tố nào không phải là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 22/07/2024 180

Câu 8:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Xem đáp án » 26/11/2024 180

Câu 9:

Mục đích cơ bản nhất của việc Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1959) sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 177

Câu 10:

Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 176

Câu 11:

Tại sao nói thế kỉ XX là “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân”?

Xem đáp án » 22/07/2024 176

Câu 12:

Năm 1947, Ấn Độ bị chia thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan, đây là hậu quả của chính sách nào?

Xem đáp án » 27/08/2024 175

Câu 13:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào điều kiện nào, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới?

Xem đáp án » 20/07/2024 173

Câu 14:

Sắp xếp theo thứ tự thời gian và phong trào giải phóng dân tộc của thần dân Cam-pu-chia từ 1954 đến 1979.

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập.

2. Chính phủ Xihanuc xây dựng đất nước theo con đường hòa bình, trung lập.

3. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanúc.

4. Kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi.

Xem đáp án » 22/07/2024 170

Câu 15:

Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 167

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »