Câu hỏi:
06/01/2025 123Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Lizoxom.
B. Riboxom.
C. Ti thể.
D. Bộ máy Gôngi.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Bào quan Riboxom xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Riboxom là một bào quan không có màng bao bọc có chức năng tổng hợp protein cho tế bào.
- Lizoxom là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.
→ A sai
- Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, màng nhân..
→ C,D sai
* Mở rộng:
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Kích thước của một số loại tế bào
- Tế bào nhân sơ có những đặc điểm chung sau:
+ Có kích thước nhỏ khoảng 1 – 5 µm.
+ Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân), không có các bào quan có màng bao bọc.
+ Do có tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/thể tích) lớn và cấu tạo đơn giản, tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh, các phản ứng sinh hóa đơn giản, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- Sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân sơ được gọi là sinh vật nhân sơ:
+ Đại diện sinh vật nhân sơ: vi khuẩn, vi khuẩn cổ.
+ Hình dạng sinh vật nhân sơ: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn),...
+ Một số loài sinh vật nhân sơ có thể liên kết với nhua tạo thành chuỗi, từng đôi hoặc nhóm nhỏ.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản, gồm 3 thành phần chính:
+ Màng tế bào
+ Tế bào chất
+ Vùng nhân
- Ngoài ra, một số tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như roi, lông, thành tế bào, vỏ nhầy,..
Cấu tạo điển hình của một trực khuẩn
1. Thành tế bào và màng sinh chất
a. Thành tế bào
- Cấu tạo: Được cấu tạo bởi peptidoglycan.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của peptidoglycan, vi khuẩn được chia làm 2 loại gồm vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr-). Việc phân loại Gram dương và Gram âm giúp có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
* So sánh cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm:
Gram dương |
Gram âm |
- Không có lớp màng ngoài. |
- Có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide. |
- Lớp peptidoglycan dày. |
- Lớp peptidoglycan mỏng. |
Thành tế bào của vi khuẩn
- Chức năng: Thành tế bào có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
b. Màng sinh chất
- Vị trí: Nằm ngay bên dưới thành tế bào.
- Cấu tạo: Được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.
- Chức năng:
+ Kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra và vào tế bào.
+ Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
c. Một số thành phần khác
- Vỏ nhầy: Cấu tạo từ polysaccharide có chức năng bảo vệ tế bào.
- Lông (nhung mao): Giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.
- Roi (tiên mao): Được cấu tạo từ protein giúp vi khuẩn di chuyển.
2. Tế bào chất
- Cấu tạo:
+ Chứa 65 – 90% nước cùng các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
+ Không có chứa bào quan có màng bao bọc, chỉ chứa ribosome 70 S – đây là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ.
+ Trong tế bào chất của vi khuẩn, còn có các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ các chất; ngoài ra, một số vi khuẩn còn có thêm plasmid (các DNA dạng vòng nhỏ) – đây là các phân tử DNA dạng vòng nhỏ quy định một số đặc tính của vi khuẩn như tính kháng thuốc.
- Chức năng:
+ Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
+ Các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ các chất.
+ Các DNA dạng vòng nhỏ quy định một số đặc tính của vi khuẩn.
3. Vùng nhân
- Vị trí: Nằm khu trú ở một vùng tế bào chất.
- Cấu tạo:
+ Gồm một phân tử DNA xoắn kép, dãng vòng liên kết với nhiều loại protein khác nhau.
+ Không có màng nhân bao bọc.
- Chức năng: Chứa DNA mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của tế bào.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ
Giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực - Chân trời sáng tạo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
:
Phép lai 1: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và hoa trắng (2) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 2 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) và hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 3 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và (3) thu được F1 100% hoa xanh.
Biết quá trình phát sinh giao tử không có đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đều thu được 25% hoa xanh.
(2) Nếu cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì đời sau số cây hoa trắng chiếm 43,75%.
(3) Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.
Câu 2:
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về hai cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng , quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở đời con là 0,05.
(4)Tần số hoán vị gen là 30%.
Câu 4:
Cho các nhận định sau về đột biến gen, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Đột biến xoma được nhân lên ở một mô và luôn được biểu hiện ở một phần cơ thể.
(2) Đột biến giao tử luôn được truyền lại cho đời sau.
(3) Đột biến gen chỉ xảy ra trong giảm phân.
(4)Tiền đột biến là đột biến xảy ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 5:
Alen B có 900 nucleotit loại A và có tỉ lệ Alen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T và trở thành alen b. Alen b sau đó bị đột biến mất một cặp nucleotitt G-X và trở thành alen b1. Tổng số liên kết hiđro của alen b1 là:
Câu 6:
Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi không tuần tự của quần xã qua giai đoạn biến đổi của môi trường.
(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(3) Từ một rừng lim ban đầu, về sau biến đổi thành trảng cỏ là ví dụ điển hình về quá trình diễn thế nguyên sinh.
(4) Nguyên nhân diễn thế có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài quần xã.
Câu 8:
Phả hệ dưới đây mô tả bệnh N và T của 2 gia đình, biết bệnh T do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết quần thể của người đàn ông số (8) đang cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Người đàn ông số (9) có mang alen gây bệnh và bệnh đều do 1 gen quy định.
Xác suất cặp vợ chồng (13) – (14) sinh 1 con trai bị cả 2 bệnh gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 9:
Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN, rARN.. Dựa vào các kiến thức đã học, hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển axit amin metionin hoặc foocmin metionin.
(2) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương xứng với các nội dung: liên kết hidro, côđon và anticôđon.
(3) tARN trên có 3 thùy nên sẽ có 3 bộ ba đối mã.
(4) rARN trên riboxom chi có một mạch nên sẽ không có liên kết hiđro.
Câu 10:
“Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào?
Câu 11:
Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào
Câu 12:
Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hóa?
Câu 14:
Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBBbb x AAaaBBBb
(2) AAaaBbbb x AaaaBBBb
(3) AaaBBb x AAaBBb
(4) AAaBbb x AaaBbb
Biết các alen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng. Có bao nhiêu phép lai cho tổng số loại kiểu gen cộng số loại kiểu hình lớn hơn 90?
Câu 15:
Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ?