Câu hỏi:

25/11/2024 112

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền theo vĩ tuyến 38 từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do

A. Quyết định của hội nghị Ianta (2/1945)

B. Tác động của Chiến tranh lạnh

Đáp án chính xác

C. Hai miền Triều Tiên thỏa thuận, kí kết hiệp định tại Bản Môn Điếm (1953)

D. Thỏa thuận của Mĩ và Liên Xô.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là : B

- Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền theo vĩ tuyến 38 từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do Tác động của Chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh kết thúc trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt với vĩ tuyến 38. Phía Bắc là nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, phía Nam là nước Đại Hàn Dân quốc. Năm 1950, xảy ra chiến tranh 2 miền Nam Bắc mặc dù đã kí Hiệp định đình chiến, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới trên bán đảo này.

- Quyết định quan trọng được Hội nghị Ianta (2/1945) đưa ra và còn có giá trị cho đến ngày nay là việc quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.  

→ A sai

- Hiệp định đình chiến được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và có mục đích "đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các hoạt động thù địch và mọi động thái vũ trang ở Triều Tiên cho đến khi đạt được thỏa thuận hòa bình cuối cùng".

→ B sai

- Toàn bộ các quyết định được các cường quốc Mỹ-Anh-Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Ianta 2/1945 đã dẫn đến khuôn khổ trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực Ianta

→ D sai.

* SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ

- Trong thời kì chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực: Đông Nam Á, Trung Đông,...

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945 - 1954.

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương => nhân dân các nước Đông Dương kiên cường chống Pháp.

- Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động lớn của cục diện chiến tranh lạnh:

+ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Đông Dương giành độc lập dân tộc.

+ Mĩ can thiệp sâu và ngày càng dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, theo quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền Nam – Bắc, theo vĩ tuyến 38:

+ Miền Bắc bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.

+ Miền Nam bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

 

- Năm 1948, 2 nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên:

+ Tháng 8/1948, Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên).

+ Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).

- 1950 – 1953, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên:

+ Trung Quốc nỗ lực chi viện cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

+ Mĩ hậu thuẫn cho Đại hàn dân quốc.

- Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975).

- Sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào GPDT và làm suy yếu phe XHCN.

- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.

- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản, Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam.

- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của nghị quyết nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 204

Câu 2:

Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm

Xem đáp án » 21/07/2024 190

Câu 3:

Điểm khác nhau cơ bản về tính chất của Cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 181

Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương?

Xem đáp án » 11/07/2024 170

Câu 5:

Các nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư là của:

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Câu 6:

Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án » 12/07/2024 164

Câu 7:

Điểm chung cũng là ưu điểm lớn nhất trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là:

Xem đáp án » 23/07/2024 158

Câu 8:

Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Xem đáp án » 18/07/2024 151

Câu 9:

Đánh giá về tình hình cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?

Xem đáp án » 23/07/2024 150

Câu 10:

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?

Xem đáp án » 11/07/2024 145

Câu 11:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc là

Xem đáp án » 21/11/2024 142

Câu 12:

Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì

Xem đáp án » 19/07/2024 138

Câu 13:

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 05/10/2024 137

Câu 14:

Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đich gì

Xem đáp án » 11/07/2024 136

Câu 15:

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơnevơ?

Xem đáp án » 11/07/2024 135

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »