Câu hỏi:
01/11/2024 135Ảnh của một vật thật được tạo bởi thấu kính phân kì không thể
A. cùng chiều
B. là ảnh ảo
C. là ảnh thật
D. nhỏ hơn vật
Trả lời:
Đáp án C
*Lời giải
Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo.
*Phương pháp giải
Ảnh của một vật qua thấu kính phân kì là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
*Lý thuyết Ảnh của Thấu kính phân kì
1. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
2. Cách dựng ảnh
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính) ta làm như sau:
+ Dựng ảnh B’ của B bằng hai tia sáng đặc biệt.
+ Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
3. Độ lớn của ảnh tạo bởi các thấu kính
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
+ Vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
+ Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì:
+ Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.
4. Công thức thấu kính phân kì
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:
- Quan hệ giữa d, d’ và f:
Trong đó:
+ h: chiều cao của vật
+ h’: chiều cao của ảnh
+ d: khoảng cách từ vật đến thấu kính
+ d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
+ f: tiêu cự của thấu kính
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Với α là góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang học, α0 là góc trông vật trực tiếp vật đặt ở điểm cực cận của mắt, độ bội giác khi quan sát vật qua dụng cụ quang học là
Câu 3:
Trong các phát biểu sau đây về sự tạo ảnh của vật qua một thấu kính, có bao nhiêu phát biểu không đúng:
1. qua thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.
2. vật thật qua thấu kính cho ảnh thật, đó là thấu kính hội tụ.
3. qua thấu kính, vật cho ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.
4. thấu kính hội tụ luôn cho ảnh lớn hơn vật.
5. thấu kính phân kì luôn cho ảnh nhỏ hơn vật.
6. nếu ảnh ngược chiều vật thì thấu kính là phân kì
Câu 4:
Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục các tật của mắt là không đúng?
Câu 6:
Vật thật qua thấu kính mỏng cho ảnh ảo lớn hơn vật. Gọi O là quang tâm của thấu kính và F là tiêu điểm vật chính của thấu kính. Nhận định nào sau đây là đúng
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tật khúc xạ của mắt?
Câu 10:
Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì
Câu 12:
Chọn câu đúng: Để mắt có thể nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì:
Câu 14:
Gọi f1, f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi, Đ là khoảng cực cận của người quan sát, δ là độ dài quang học của kính hiển vi. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức