Câu hỏi:
20/07/2024 236
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu nói “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu nói “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Trả lời:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Giải thích
- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.
- Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.
=> Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.
2. Phân tích – chứng minh
- Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
- Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi". Đắc – uyn: "Bác học không có nghĩa là ngừng học"
- Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.
3. Đánh giá – mở rộng
- Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
- Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...
- Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta.
4. Bài học
*Nhận thức
- Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.
- Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học (chìa khóa để học tập suốt đời)
- Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần thiết ở người lao động mới)
*Hành động
- Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao.
- Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành
- Có kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống.
- Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất (học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet...)
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Giải thích
- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.
- Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.
=> Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.
2. Phân tích – chứng minh
- Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
- Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi". Đắc – uyn: "Bác học không có nghĩa là ngừng học"
- Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.
3. Đánh giá – mở rộng
- Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
- Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...
- Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta.
4. Bài học
*Nhận thức
- Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.
- Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học (chìa khóa để học tập suốt đời)
- Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần thiết ở người lao động mới)
*Hành động
- Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao.
- Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành
- Có kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống.
- Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất (học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet...)CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân quì. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cốt tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi hay không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai. Từ trên bề cao gỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng cách thức trà đạo như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai cái ấm đồng đun nước. Ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực. Bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi, người ta luôn tay có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.
Nhưng có mấy khi cụ Ấm uống trà tàu nhiều đến thế. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí.
(Trích Chén trà trong sương sớm, Nguyễn Tuân)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có chân quì. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cốt tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hoàn toàn sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá.
Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi hay không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai. Từ trên bề cao gỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp.
Trên chiếc hỏa lò để không, cụ đã đặt thêm một ấm đồng cò bay khác. Những người uống trà dùng cách thức trà đạo như cụ Ấm bao giờ cũng có ít ra là hai cái ấm đồng đun nước. Ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đó cứ được mãi mãi thay phiên nhau đặt lên lò than đỏ rực. Bữa nước trà cứ kéo dài không hết hồi, người ta luôn tay có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha một ấm trà ngon.
Nhưng có mấy khi cụ Ấm uống trà tàu nhiều đến thế. Riêng về phần cụ, chỉ hai chén con là đủ rồi. Nhưng hai chén đó đã được cụ săn sóc đến nhiều quá.
Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí.
(Trích Chén trà trong sương sớm, Nguyễn Tuân)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2:
Nhận xét về sự tài hoa của nhân vật cụ Ấm trong đoạn trích trên; sự tài hoa đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
Nhận xét về sự tài hoa của nhân vật cụ Ấm trong đoạn trích trên; sự tài hoa đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lí.
Câu 4:
Để chỉ cùng một đối tượng là cái ấm pha trà, nhà văn đã dùng nhiều cách gọi: cái ấm con chuyên trà, chiếc ấm màu đỏ da chu, ấm, cái ấm độc ẩm, cái ấm trà tầu . Em có nhận xét gì về ngôn ngữ Nguyễn Tuân qua những cách gọi đó?
Để chỉ cùng một đối tượng là cái ấm pha trà, nhà văn đã dùng nhiều cách gọi: cái ấm con chuyên trà, chiếc ấm màu đỏ da chu, ấm, cái ấm độc ẩm, cái ấm trà tầu . Em có nhận xét gì về ngôn ngữ Nguyễn Tuân qua những cách gọi đó?
Câu 5:
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gìn giữ những nét đẹp bình dị trong cuộc sống con người.
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gìn giữ những nét đẹp bình dị trong cuộc sống con người.