Câu hỏi:

08/07/2024 271

Luận điểm chính của đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.

A. Lòng thương người

B. Đạo lí về lòng biết ơn

Đáp án chính xác

C. Lòng yêu nước

D. Lòng chung thủy

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,097

Câu 2:

Trong bài văn lập luận chứng minh, lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào? 

Xem đáp án » 17/07/2024 343

Câu 3:

Nội dung của đoạn văn sau là gì?

Trước hết, để hiểu rõ đạo lí về lòng biết ơn, chúng ta cần tìm hiểu nội dung câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Về nghĩa đen, chúng có nghĩa là: mỗi khi ăn một trái cây, uống một ngụm nước trong lành, mát mẻ chúng ta phải ghi nhớ tới nguồn tạo ra, nơi xuất phát dòng nước, công lao của những người đã vun trồng, chăm sóc và khơi nguồn. Còn về nghĩa bóng, hình ảnh “quả”, “nước” chỉ những thành quả mà chúng ta vẫn hưởng thụ hàng ngày cả về vật chất (cơm ăn, áo mặc, của cải, đồ dùng,…) đến tinh thần (tri thức khoa học, truyền thốn lịch sử văn hóa, di sản nghệ thuật, cuộc sống hào bình hôm nay,…). Cụm từ “ăn quả”, “uống nước” chỉ sự hưởng thụ thành quả. Còn hình ảnh “kẻ trồng cây” và “nguồn” chỉ nguồn cội tổ tiên, những người đi trước tạo ra thành quả và bảo vệ thành quả cho chúng ta hưởng. Đó là gia đình, tổ tiên, dân tộc, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước… Như vậy, bằng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, cả hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đã gửi gắm đạo lí về lòng biết ơn của những người được hưởng thành quả đối với những người đã tạo ra và bảo vệ thành quả.

Xem đáp án » 12/07/2024 320

Câu 4:

Đoạn văn sau kết bài theo cách nào?

Có thể khẳng định rằng, lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không tự nhiên mà có bởi nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của mỗi chúng ta.

Xem đáp án » 11/07/2024 215

Câu 5:

Đoạn văn sau mở bài theo cách nào?

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” là những câu như thế. Hai câu tục ngữ này đã nói lên lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình đối với những người đi trước nhất là những người đã tạo ra và bảo vệ thành thành quả cho chúng ta hưởng thụ.

Xem đáp án » 20/07/2024 210

Câu 6:

Bố cục của bài văn lập luận chứng minh gồm mấy phần?

Xem đáp án » 04/07/2024 191

Câu 7:

Đoạn văn sau mở bài theo cách nào?

Lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình đối với những người đi trước nhất là những người đã tạo ra và bảo vệ thành thành quả cho chúng ta hưởng thụ đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Đạo lí đó đã được nhân dân đúc kết qua hai câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Xem đáp án » 19/07/2024 183

Câu 8:

Đoạn văn sau kết bài theo cách nào?

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Khi được hưởng thành quả, hãy biết ghi nhớ và đền đáp công ơn của người đã tạo ra thành quả. Chúng ta hãy sống và làm việc theo truyền thống đạo lí đó.

Xem đáp án » 20/07/2024 165