Bố cục Mưa xuân (Kết nối tri thức) chính xác nhất

Với Bố cục Mưa xuân Ngữ văn lớp 9 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Mưa xuân từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

1 17 03/12/2024


Bố cục Mưa xuân

- Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

- Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

Mưa Xuân - Báo Thái Nguyên điện tử

Đọc tác phẩm Mưa xuân

MƯA XUÂN

(Nguyễn Bính)

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa

Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa

Cây cam cây quít cành giao nối

Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân?

Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần

Bươm bướm cứ bay không ướt cánh

Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình

Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh

Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng

Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu

Xe lửa về Nam chạy chạy mua

Một toán cò bay là mặt ruộng

Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ

Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ

Chiều xuân lưu luyến không đành hết

Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.

Mưa xuân - cơn mưa thanh xuân rung động lòng người

Nội dung chính Mưa xuân

Bài thơ là một câu chuyện tình cảm, hay đúng hơn là một mối cảm tình mới nhóm, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào cữ mưa xuân. Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh. Và như thế cảnh và tình trong "Mưa xuân" đã quyện vào nhau như xác với hồn, để cùng tạo nên bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính.

Giá trị nội dung Mưa xuân

- Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ.

Giá trị nghệ thuật Mưa xuân

1 17 03/12/2024