Trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ có đáp án
Trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ có đáp án
Trắc nghiệm Đức tính giản dị của Bác Hồ có đáp án
Câu 1: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ?
A. Bữa ăn, công việc
B. Đồ dùng, căn nhà
C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết
D. Cả ba phương diện trên.
Đáp án: D
Câu 2: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn ?
A. Chứng minh B. Bình giảng
C. Bình luận D. Phân tích
Đáp án: A
Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào ?
A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết
B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực
C. Những dẫn chứng đối lập với nhau
D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án: B
Câu 4: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Đáp án:A
Câu 5: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào ?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Đáp án: C
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
B. Bằng lí lẽ hợp lí.
C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Câu 7: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không?
A. không B. Có
Đáp án: B
Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món giản đơn..
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
Đáp án: B
Câu 9: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ.
B. Sau các dẫn chứng.
C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ.
D. Đầu mỗi đoạn văn.
Đáp án: C
Câu 10: Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tình giản dị của Bác Hồ ?
A. Tranh luận. B. So sánh.
C. Ngợi ca. D. Phê phán.
Đáp án: C
Câu 11: người đọc , người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Đáp án: A
Câu 12: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?
A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
Đáp án: C
Câu 13: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
Đáp án: D
Câu 14: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn ?
A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng
B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
C. Thấm đượm tình cảm chân thành
D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
Đáp án: D