Trắc nghiệm Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận có đáp án
Trắc nghiệm Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận có đáp án
Trắc nghiệm Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận có đáp án
Câu 1: Đề văn nghị luận nêu ra nội dung gì?
A. Vấn đề bàn bạc
B. Đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến về vấn đề
C. Cốt truyện
D. Cả 2 ý A và B
Đáp án: D
Câu 2: Đề văn nghị luận có tính chất gì?
A. Ca ngợi
B. Phân tích
C. Khuyên nhủ
D. Đồng ý hoặc phản bác
E. Cả 4 ý trên
Đáp án: E
Câu 3: Ý nào không thuộc công việc lập ý cho bài văn nghị luận ?
A. Xác lập luận điểm
B. Xây dựng cốt truyện
C. Tìm luận cứ
D. Xây dựng lập luận
Đáp án: B
Câu 4: Trong hai cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận ?
A. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
B. Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm, tính chất của đề lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Đáp án: B
Câu 5:Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Đọc sách rất có lợi” ?
A. Ca ngợi B. Phân tích
C. khuyên nhủ D. Suy luận, tranh luận
Đáp án: C
Câu 6: Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ?
A. Ca ngợi B. Khuyên nhủ
C. Phân tích D. Suy luận, tranh luận.
Đáp án: B
Câu 7: Dòng nào không là luận điểm của đề bài: “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người” ?
A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khoẻ mạnh.
B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết.
C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao.
D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi.
Đáp án: D
Câu 8: Để không bị lạc đề, xa đề, cần xác định đúng các yếu tố nào ?
A. Luận điểm. B. Tính chất của đề
C. Luận cứ D. Cả ba yếu tố trên
Đáp án: D
Câu 9: Chọn một từ thích hợp nhất trong số các từ nêu ra để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:
Văn học …. (1) đã mang lại những hiểu biết cực kì phong phú và đa dạng về cuộc sống của nhân dân các thời đại. Văn học dân gian cho ta thấy rõ …. (2) về vụ trụ, về nhân sinh, những … (3) sản xuất, những … (4) lao động, những … (5) họ hàng, làng nước, những tín ngưỡng, những … (6) đạo đức và những … (7) nhiều mặt trong đời sống con người. Điều đáng quý ở đây là tính chất… (8) và …. (9) của nó. Người đời nay và mai sau có thể qua văn học dân gian mà ….(10) đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ.
1 | A. dân gian | B. viết | C. Việt Nam | D. nước ngoài | |
2 | A. cách cảm | B. cách nghĩ | C. quan niệm | D. cách nói | |
3 | A. bài học | B. kinh nghiệm | C. tấm gương | D. cách thức | |
4 | A. phong tục | B. hành vi | C. lối sống | D. tập quán | |
5 | A. liên hệ | B. quan hệ | C. cư xử | D. thái độ | |
6 | A. tư cách | B. ưu điểm | C. phương diện | D. phẩm chất | |
7 | A. tình cảm | B. suy luận | C. thái độ | D. tình người | |
8 | A. cổ kính | B. cổ hủ | C. cổ xưa | D. quá khứ | |
9 | A. mới mẻ | B. trinh nguyên | C. đổi thay | D. bền vững | |
10 | A. thể hiện | B. tái tạo | C. sáng tạo | D. tái hiện. |
Đáp án: 1-A, 2-C, 3-B, 4-D, 5-B, 6- D, 7-A, 8-C, 9-B,10-D.