Chương II Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT: Quy định thống nhất trong xây dựng cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
Số hiệu: | 22/2019/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2020 |
Ngày công báo: | 18/01/2020 | Số công báo: | Từ số 51 đến số 52 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/04/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
10 chức năng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 22/2019/TT-BTTTT quy định về tiêu chí chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Theo đó, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm 10 nhóm chức năng cơ bản như sau:
- Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
- Báo cáo thống kê;
- Quản lý hồ sơ, tài liệu;
- Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
- Quản trị người sử dụng;
- Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
- Điều hành, tác nghiệp;
- Các tiện ích;
- Liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Xem các tiêu chí cụ thể của 10 nhóm chức năng nêu trên tại Phụ lục II Thông tư 22/2019/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 20/02/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tuân thủ quy định về xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo Điều 25, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018.
2. Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ/Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh hiện hành. Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin thực hiện thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
3. Tuân thủ các quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
4. Tuân thủ các quy định đối với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước (gồm các hệ thống thông tin nội bộ của các bộ, tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương) phục vụ công tác phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng và khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã có.
6. Bảo đảm khả năng kết nối với hệ thống thông tin của các doanh nghiệp bưu chính phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính, hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam và Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội.
8. Bảo đảm khả năng cung cấp công cụ, phương thức tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
9. Bảo đảm khả năng cung cấp công cụ hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong công tác tổ chức, quản lý, khai thác, lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
10. Bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động vận hành, kết nối; khả năng quản lý tài khoản và xác thực tập trung.
1. Trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018.
2. Tại mỗi bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ tương ứng.
3. Yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh gồm các nhóm chức năng cơ bản như sau:
a) Quản lý danh mục thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
c) Báo cáo thống kê;
d) Quản lý hồ sơ, tài liệu;
đ) Quản lý danh mục điện tử dùng chung;
e) Quản trị người sử dụng;
g) Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
h) Điều hành, tác nghiệp;
i) Các tiện ích;
k) Liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản như sau:
a) Hỗ trợ điền thông tin đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu vào biểu mẫu điện tử;
b) Cung cấp dịch vụ công;
c) Công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến;
d) Tạo lập hồ sơ hành chính điện tử;
đ) Trao đổi thông tin với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
e) Xác thực người sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
g) Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến;
h) Thống kê kết quả giải quyết hồ sơ;
i) Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng;
k) Tra cứu dịch vụ công theo tiêu chí;
l) Tạo câu hỏi tham vấn, khảo sát;
m) Quản lý hồ sơ;
n) Đăng ký thông tin người sử dụng;
o) Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập;
p) Chức năng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích;
q) Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
r) Tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
s) Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp;
t) Liên thông, tích hợp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hiệu năng của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, hiệu suất làm việc của máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng, khả năng truy cập và sử dụng đồng thời, thời gian hoạt động liên tục.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Tiêu chuẩn quốc gia - Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (TCVN 11930:2017).
Đối với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh có cấp độ 3 trở lên, yêu cầu phải triển khai phương án giám sát theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào khai thác, sử dụng; Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trước khi đưa hệ thống vào vận hành, khai thác sử dụng và định kỳ kiểm tra, đánh giá hoặc đột xuất khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí chức năng, hiệu năng và an toàn thông tin được quy định từ Điều 3 đến Điều 8 của Thông tư này, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng các tiêu chí được quy định cụ thể tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.