Số hiệu: | 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp, Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 31/10/2015 |
Ngày công báo: | 18/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1127 đến số 1128 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/02/2023 |
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2015.
2. Bãi bỏ Thông tư số 05/2009/TT-BNV ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nội vụ ban hành chức danh và mã số ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BNV ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nội vụ ban hành chức danh và mã số ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được vận dụng các quy định này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự.
3. Người đứng đầu các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng trong đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động công lập;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng theo quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng trong đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động công lập theo thẩm quyền.
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực