Chương II Thông tư liên tịch số 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV : Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Số hiệu: | 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Doãn Mậu Diệp, Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 31/10/2015 |
Ngày công báo: | 18/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1127 đến số 1128 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/02/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc phần việc được giao. Đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm hoàn thiện các quy định của Nhà nước;
b) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành, quy trình vận hành và quy định xử lý sự cố kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa sự cố cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành; tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công;
c) Chủ trì hoặc tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công;
d) Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu;
đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao;
e) Tổ chức và trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định. Đánh giá quá trình thực hiện kiểm định, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra;
g) Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền, xây dựng các phương án, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có năng lực chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm định;
b) Có năng lực tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
d) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định.
4. Việc thăng hạng chức danh Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II).
Viên chức thăng hạng từ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III) lên chức danh Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động (hạng II) phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công;
b) Trực tiếp thực hiện việc kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ sở sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được phân công;
c) Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công;
d) Tham gia biên soạn giáo trình và tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, huấn luyện cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phù hợp với phạm vi kiểm định được phân công;
đ) Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có khả năng làm việc độc lập và thực hiện các nghiệp vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
b) Có khả năng nắm bắt và áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
c) Có khả năng chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Nhận biết được các nguy cơ sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa sự cố trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định.
4. Việc thăng hạng chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III).
Viên chức thăng hạng từ chức danh Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV) lên chức danh Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III) phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại các khoản 2, 3 Điều này và có thời gian giữ chức danh Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV), như sau:
a) Tối thiểu là 02 (hai) năm đối với trường hợp tuyển dụng lần đầu vào chức danh Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV) có trình độ tốt nghiệp cao đẳng;
b) Tối thiểu là 03 (ba) năm đối với trường hợp tuyển dụng lần đầu vào chức danh Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV) có trình độ tốt nghiệp trung cấp.
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện một số công việc cụ thể trong quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động dưới sự chỉ đạo, giám sát của kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (hạng III);
b) Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng kiểm định;
d) Chịu trách nhiệm trực tiếp về kết luận của mình tại các bước kiểm định cụ thể theo sự phân công.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp Trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (hạng IV).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có khả năng độc lập, chủ động và khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; nắm vững nguyên lý, cấu tạo của các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định; nắm vững quy trình kiểm định và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến đối tượng kiểm định được phân công; nắm vững các quy định về an toàn trong sử dụng điện, cơ khí, thiết bị chịu áp lực và các quy định về phòng chống cháy nổ.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực