Chương 2 Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 265/2013/TTLT-BQP-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng | Người ký: | Lê Quý Vương, Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2014 |
Ngày công báo: | 20/01/2014 | Số công báo: | Từ số 117 đến số 118 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với những vụ cưỡng chế cần có lực lượng Công an tham gia bảo vệ, trước khi xây dựng kế hoạch cưỡng chế ít nhất 10 ngày, Chấp hành viên báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu để trao đổi, cung cấp thông tin và đề nghị bằng văn bản với cơ quan Công an cấp huyện nơi tiến hành cưỡng chế phối hợp xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị nghiệp vụ tham gia bảo vệ cưỡng chế. Đối với những vụ án lớn, khó khăn, phức tạp thì đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh phối hợp bảo vệ.
2. Nội dung trao đổi gồm:
a) Họ tên, địa chỉ người bị cưỡng chế;
b) Điều kiện, kết quả thi hành án của người bị cưỡng chế;
c) Thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế;
d) Thành phần tham gia cưỡng chế;
đ) Tình hình an ninh, trật tự nơi tổ chức cưỡng chế, thái độ của người bị cưỡng chế và gia đình người bị cưỡng chế;
e) Dự kiến các tình huống và phương án giải quyết các tình huống;
g) Yêu cầu cụ thể các nội dung cần phối hợp, dự kiến lực lượng bảo vệ cưỡng chế, phương tiện, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ cưỡng chế.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin trao đổi và đề nghị phối hợp bảo vệ cưỡng chế, cơ quan Công an có trách nhiệm trả lời về nội dung đề nghị phối hợp bảo vệ cưỡng chế với cơ quan thi hành án cấp quân khu.
4. Sau khi thống nhất ý kiến với cơ quan Công an, Chấp hành viên hoàn chỉnh Kế hoạch cưỡng chế (nội dung Kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự) báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu phê duyệt. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho cơ quan Công an và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự.
5. Trước khi phê duyệt Kế hoạch cưỡng chế, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ cưỡng chế và trao đổi thống nhất với cơ quan thi hành án cấp quân khu.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ cưỡng chế bao gồm:
a) Mục đích, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ cưỡng chế, công tác bảo đảm an toàn cho việc cưỡng chế;
b) Tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ cưỡng chế;
c) Nhiệm vụ cụ thể của người chỉ huy chung, người chỉ huy từng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo vệ cưỡng chế;
d) Trách nhiệm của từng đơn vị trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị nghiệp vụ khác;
đ) Lực lượng, phương tiện dự phòng khi có tình huống phát sinh đối với những vụ việc cưỡng chế lớn được đánh giá có khả năng xảy ra nhiều diễn biến phức tạp.
3. Nội dung phương án bảo vệ cưỡng chế bao gồm:
a) Khái quát nhiệm vụ và đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác bảo vệ cưỡng chế;
b) Dự kiến tình huống có thể xảy ra, đặc biệt lưu ý các tình huống chống đối, gây hậu quả cháy, nổ, thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, tổ chức, lực lượng tham gia cưỡng chế, cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo vệ cưỡng chế và phương án xử lý các tình huống đó (nêu rõ trách nhiệm của người chỉ huy, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong từng tình huống cụ thể);
c) Nhiệm vụ của người chỉ huy, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cưỡng chế;
d) Lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác phục vụ cho bảo vệ cưỡng chế; lực lượng, phương tiện dự phòng;
đ) Quy ước phối hợp và quy ước thông tin liên lạc.
Phương án bảo vệ cưỡng chế được thể hiện bằng văn bản, có sơ đồ kèm theo.
4. Kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế được gửi cho cơ quan thi hành án cấp quân khu trước khi tiến hành cưỡng chế 05 ngày làm việc.
1. Trước thời điểm cưỡng chế ít nhất 01 ngày làm việc, cơ quan thi hành án cấp quân khu phải tổ chức cuộc họp với cơ quan Công an, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bàn biện pháp triển khai kế hoạch cưỡng chế, kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời dự hợp có trách nhiệm cử cán bộ đến dự đúng thành phần. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung vụ việc phải tổ chức cưỡng chế; các tình huống có thể xảy ra, trách nhiệm của các lực lượng khi tham gia tổ chức cưỡng chế và bảo đảm kinh phí cho quá trình tổ chức cưỡng chế. Chỉ huy lực lượng bảo vệ cưỡng chế báo cáo kế hoạch, phương án bảo vệ cưỡng chế và phương án xử lý tình huống phát sinh.
1. Lực lượng bảo vệ cưỡng chế phải có mặt từ trước khi tiến hành cưỡng chế đến khi kết thúc cưỡng chế; duy trì an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn trong suốt quá trình tiến hành cưỡng chế và chịu sự điều hành của người chỉ huy lực lượng Công an tham gia bảo vệ cưỡng chế.
2. Thành phần tham gia cưỡng chế có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần trong suốt quá trình tiến hành cưỡng chế, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu sự điều hành của người chủ trì tiến hành cưỡng chế.
1. Trong quá trình tiến hành cưỡng chế, chỉ huy lực lượng Công an bảo vệ cưỡng chế và các lực lượng tham gia cưỡng chế phải thông báo kịp thời cho người chủ trì, điều hành cưỡng chế biết những tình huống phát sinh gây phức tạp về an ninh, trật tự và các tình huống phát sinh khác có liên quan đến công tác cưỡng chế để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Khi tình huống phát sinh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó tiến hành giải quyết, các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp. Trường hợp tình huống phát sinh thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị nào phát hiện đầu tiên có trách nhiệm giải quyết, sau đó chuyển giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
Nếu tình huống phát sinh không thuộc thẩm quyền giải quyết của các lực lượng tham gia cưỡng chế và lực lượng bảo vệ cưỡng chế thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trường hợp có căn cứ cho rằng vụ việc cưỡng chế thi hành án có khả năng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà lực lượng bảo vệ cưỡng chế chưa có biện pháp khắc phục, giải quyết thì chỉ huy lực lượng bảo vệ cưỡng chế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp xin ý kiến chỉ đạo và báo cáo người chủ trì, điều hành buổi cưỡng chế để có thể xem xét.
Cơ quan thi hành án cấp quân khu đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế cử đại diện tham gia cưỡng chế, đồng thời chỉ đạo lực lượng Công an xã, Ban chỉ huy Quân sự xã và huy động lực lượng tại chỗ để tham gia phối hợp bảo vệ cưỡng chế.