Số hiệu: | 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Quý Vương, Nguyễn Hải Phong, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 01/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 18/03/2018 |
Ngày công báo: | 12/03/2018 | Số công báo: | Từ số 433 đến số 434 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
03 trường hợp kết quả ghi âm hỏi cung bị can được mở tại tòa
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP được ban hành ngày 01/02/2018.
Theo đó, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa trong các trường hợp sau :
- Kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải kiểm tra công khai tại phiên tòa.
- Bị cáo tố cáo bị bức cung nhục hình hoặc bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thay đổi lời khai.
- Khi có đề nghị của Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người tiến hành tố tụng khác.
Đối với các trường hợp nêu trên thì Tòa án cần phải có kế hoạch chuẩn bị cho việc nghe hoặc xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa.
Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có hiệu lực kể từ ngày 18/3/2018.
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội.
3. Những quy định của Thông tư liên tịch này được áp dụng trong các trường hợp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
1. Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là phương tiện, thiết bị ghi âm thanh hoặc ghi hình có âm thanh gồm: Thiết bị thu hình ảnh, âm thanh, đầu ghi hình, máy chủ, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của Thông tư liên tịch này.
3. Sự cố kỹ thuật là việc phương tiện, thiết bị kỹ thuật bị lỗi, hỏng dẫn đến gây gián đoạn hoặc không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; hoặc nếu có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh nhưng không bảo đảm chất lượng; các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được như: mất điện, cháy nổ...
4. Phòng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là phòng chuyên dụng bảo đảm đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng, an toàn và được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đạt chất lượng về âm thanh và hình ảnh.
5. Cán bộ chuyên môn là cán bộ thuộc biên chế của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, có trách nhiệm quản lý hệ thống phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và bảo quản, lưu trữ kết quả dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
1. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.
2. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
1. Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch này; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
3. Người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực