Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 02/2003/TTLT-BKH-BTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng, Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: | 17/03/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2003 |
Ngày công báo: | 18/04/2003 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
07/12/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2003/TTLT-BKH-BTC |
Hà Nội , ngày 17 tháng 3 năm 2003 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦUTƯ - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 02/2003/TTLT-BKH-BTC NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là chương trình, dự án ODA) như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này bao gồm các quy định hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trong các giai đoạn vận động ODA; lập, thẩm định phê duyệt chương trình, dự án ODA và chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA
2. Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án ODA:
Việc lập kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA phải bảo đảm:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam, các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA.
- Huy động vốn ODA và bố trí vốn đối ứng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với tiến độ và khả năng thực tế triển khai của chương trình, dự án ODA.
3. Nội dung kế hoạch tài chính của chương trình, dự án ODA:
Bao gồm kế hoạch vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại, phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ); vốn trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn đóng góp của người thụ hưởng dự án và các nguồn vốn khác theo quy định của luật pháp Việt Nam).
4. Phương thức lập kế hoạch tài chính các chương trình, dự án ODA:
4.1. Phù hợp với cơ chế tài chính trong nước, các chương trình, dự án ODA được phân thành các dạng sau:
- Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách Nhà nước.
- Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cho vay lại.
- Chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát một phần và cho vay lại một phần.
4.2. Việc lập kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoặc cho một phần chương trình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách nhà nước được thực hiện theo các hình thức như sau:
a. Các dự án chi đầu tư xây dựng cơ bản phải lập kế hoạch tài chính theo nguồn vốn xây dựng cơ bản.
b. Các dự án có tính chất chi hành chính sự nghiệp phải lập kế hoạch tài chính theo nguồn vốn chi hành chính sự nghiệp, cụ thể theo từng lĩnh vực chi.
c. Trường hợp chương trình, dự án ODA có nội dung chi hỗn hợp cả cấu phần chi xây dựng cơ bản và cấu phần chi hành chính sự nghiệp (sau đây gọi tắt là dự án hỗn hợp) thì việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo nguyên tắc cấu phần dự án có hình thức chi đầu tư xây dựng cơ bản thì lập kế hoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), cấu phần dự án có hình thức chi hành chính sự nghiệp (HCSN) thì lập kế hoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án có tính chất hành chính sự nghiệp.
Trong một số trường hợp đặc biệt nếu một trong hai cấu phần của dự án hỗn hợp là quá nhỏ và chủ dự án hoặc cơ quan chủ quản dự án có yêu cầu lập kế hoạch tài chính thống nhất theo một trong hai loại dự án (XDCB hoặc HCSN), thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì phối hợp cùng Bộ Tài chính xem xét và quyết định.
4.3. Trong quyết định đầu tư chương trình, dự án ODA phải quy định rõ chương trình, dự án ODA thuộc hình thức chi XDCB, chi HCSN hay hỗn hợp theo quy định tại mục 4.2 trên.
5. Vốn đối ứng:
Vốn đối ứng được bố trí theo các nội dung qui định tại khoản 12, điều 5 Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
5.1. Tất cả các chương trình, dự án ODA có yêu cầu về vốn đối ứng hàng năm đều phải lập kế hoạch vốn đối ứng. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổng hợp yêu cầu và lập kế hoạch về vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA do mình trực tiếp quản lý.
5.2. Vốn đối ứng không áp dụng đối với các chương trình, dự án ODA mà trong Điều ước quốc tế ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam phải đóng góp , kể cả vốn góp bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng các trách nhiệm khác.
5.3. Các chương trình, dự án ODA thuộc diện Ngân sách nhà nước cho vay lại hoặc chương trình, dự án ODA một phần cấp phát, một phần cho vay lại thì Chủ dự án phải tự bố trí toàn bộ vốn đối ứng và phải giải trình đầy đủ trong quá trình lập và phê duyệt dự án về khả năng đảm bảo vốn đối ứng.
Đối với các dự án thuộc loại trên, chủ dự án được ưu tiên vay vốn đối ứng từ các nguồn tín dụng của Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng tín dụng.
5.4. Đối với các dự án thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát thì vốn đối ứng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm theo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc hành chính sự nghiệp tương ứng và phân cấp cụ thể như sau:
- Ngân sách Trung ương đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện.
- Ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án do địa phương là chủ dự án và trực tiếp quản lý (bao gồm cả các dự án thành phần hoặc tiểu dự án do các địa phương thực hiện thuộc các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ương là chủ dự án).
5.5. Vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch hàng năm cho các dự án có đủ các điều kiện sau:
- Điều ước quốc tế về dự án đã có hiệu lực.
- Đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước.
5.6. Đối với những chương trình, dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng chi XDCB hoặc từng lĩnh vực chi HCSN (theo tính chất vốn đối ứng), trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách Trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng) hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủ quản dự án (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòng Ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng)
5.7. Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các Điều ước quốc tế ODA đã ký và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án ODA.
Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Dự kiến về nguồn vốn và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn vận động ODA:
1.1. Khi xây dựng đề cương chương trình, dự án ODA, các cơ quan chủ quản phải nêu rõ các đề xuất về tài chính bao gồm dự kiến mức vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại), vốn đối ứng và dự kiến cơ chế tài chính trong nước (mẫu đề cương chi tiết chương trình, dự án tại Phụ lục 3, Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức).
1.2. Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ nước ngoài là cơ sở để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi đối với chương trình, dự án ODA và cơ chế tài chính trong nước.
1.3. Vốn chuẩn bị chương trình, dự án:
Căn cứ vào danh mục chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA theo cùng quy trình lập, phê duyệt kế hoạch tài chính quy định tại mục 3 và 4 dưới đây, trong đó phân chia cụ thể phần vốn được các nhà tài trợ cung cấp, vốn tự bố trí và vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Đối với các chương trình, dự án ODA do nhà tài trợ cung cấp riêng lẻ không nằm trong kế hoạch (hay danh mục ưu tiên vận động ODA) và không ký Điều ước quốc tế khung về ODA, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
2. Dự kiến vốn đầu tư và cơ chế tài chính đối với các chương trình, dự án trong giai đoạn xây dựng, thẩm định, phê duyệt các văn kiện dự án:
Căn cứ vào thông báo bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chương trình, dự án ODA đã được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi hoặc văn kiện chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các chương trình, dự án ODA được lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Dự kiến cơ cấu và hình thức tài trợ hay đồng tài trợ của các nhà tài trợ cụ thể cho các cấu phần của chương trình, dự án ODA.
- Khả năng đảm bảo vốn đối ứng từ các nguồn: tự cân đối của chủ dự án, nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn khác.
Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, các chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để lập phương án hoàn vốn sơ bộ của dự án.
2.2. Báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án ODA:
Trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của các chương trình, dự án ODA lập theo các quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Điều kiện cụ thể đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước tài trợ cho chương trình, dự án (như thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, các loại phí vay và các điều kiện khác...).
- Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án (cấp phát hay cho vay lại).
Trường hợp áp dụng cơ chế cho vay lại, chủ dự án phải có phương án hoàn vốn chi tiết (theo thời kỳ trả nợ, nguồn thu...) căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khung qui định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp dự án không thể áp dụng được theo các điều kiện khung này phải có giải trình lý do cụ thể, đề xuất các điều kiện cho vay lại phù hợp với từng loại dự án và nguồn tài trợ, để Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan có liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2.3. Trong quyết định phê duyệt báo cáo khả thi phải ghi rõ toàn bộ các nội dung cụ thể nêu tại mục 2.2 trên đây, quy định rõ cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án kể cả về hình thức và phương thức giao vốn giữa các bên liên quan đối với chương trình, dự án; chi tiết từng cấu phần chi xây dựng cơ bản, chi hành chính sự nghiệp và phân cấp rõ nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí vốn đối ứng.
2.4. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án lập và gửi cho cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính kế hoạch sử dụng vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án có phân chia theo năm từ năm đầu đến năm hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử dụng, chia ra cụ thể vốn ODA (theo từng nhà tài trợ), vốn đối ứng; theo các hình thức Ngân sách nhà nước cấp phát (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp), cho vay lại và các hình thức khác (theo mẫu biểu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này).
3. Quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính hàng năm đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA:
3.1. Quy trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA được tiến hành theo đúng trình tự lập và phê duyệt Ngân sách nhà nước quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật qui định về quản lý đầu tư và xây dựng.
3.2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính đối với chương trình, dự án ODA:
- Điều ước quốc tế đã ký với nhà tài trợ nước ngoài;
- Các quy định về xây dựng kế hoạch và dự toán Ngân sách nhà nước, các chế độ và định mức chi tiêu tài chính hiện hành;
- Tiến độ và khả năng thực tế triển khai dự án;
Hàng năm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, căn cứ vào các quy định, tình hình nói trên, Chủ dự án lập kế hoạch tài chính chương trình, dự án ODA gửi cơ quản chủ quản cấp trên để tổng hợp. Nếu là dự án có sử dụng vốn cho vay lại thì các kế hoạch này phải gửi cho cả Cơ quan cho vay lại.
Các kế hoạch tài chính phải được lập theo đúng quy định về mẫu biểu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này, kèm theo các báo cáo thuyết minh nêu rõ cơ sở, căn cứ tính toán, phân tích đánh giá tình hình thực hiện, các vấn đề vướng mắc, tồn tại cụ thể và kiến nghị biện pháp giải quyết; và phải được gửi theo đúng quy định về thời gian mà cơ quan chủ quản quy định để bảo đảm thời gian tổng hợp dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm.
3.3. Các cơ quan chủ quản tổng hợp tình hình thực hiện cả năm, và dự kiến kế hoạch tài chính năm sau đối với vốn ODA và vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (theo mẫu biểu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này).
3.4. Căn cứ vào các kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA do các cơ quan chủ quản gửi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì xem xét và tổng hợp kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án ODA hàng năm, trên cơ sở đó tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm, theo phân công như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấu phần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp.
- Bộ Tài chính chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấu phần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp.
Sau khi dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao dự toán Ngân sách nhà nước cho các cơ quan chủ quản theo đúng quy định hiện hành, trong đó ghi rõ vốn ngoài nước của các chương trình, dự án ODA.
Căn cứ dự toán Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc quyết định, cơ quan chủ quản giao kế hoạch phân bổ vốn (gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng) chi tiết cho các chương trình, dự án ODA, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp.
3.5. Căn cứ thông báo vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát và thanh toán vốn đối ứng theo chế độ cấp phát Ngân sách nhà nước hiện hành (vốn đầu tư XDCB kiểm soát và thanh toán theo chế độ đầu tư XDCB, vốn HCSN kiểm soát và thanh toán theo chế độ kinh phí HCSN).
4. Điều chỉnh kế hoạch tài chính, điều chuyển vốn đối ứng và xử lý các trường hợp đột xuất ngoài kế hoạch:
4.1. Cơ quan chủ quản, căn cứ vào tình hình thực hiện của các chương trình, dự án ODA để điều chỉnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch tài chính hàng năm đối với chương trình, dự án theo qui định hiện hành, trên cơ sở đó bố trí điều chuyển phần vốn đối ứng thuộc ngân sách cấp phát từ các chương trình, dự án không có khả năng thực hiện hết sang các chương trình, dự án ODA khác có đầy đủ thủ tục và khả năng thực hiện vượt kế hoạch trong năm, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. Căn cứ thông báo điều chỉnh vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện thủ tục thanh toán. Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về vốn đối ứng Chủ dự án phải báo cáo Cơ quan chủ quản để có biện pháp giải quyết.
Việc điều chuyển vốn đối ứng từ dự án thừa sang dự án thiếu chỉ được thực hiện trong cùng một lĩnh vực chi. Không điều chuyển vốn đối ứng của các dự án thuộc lĩnh vực chi đầu tư XDCB sang các dự án thuộc lĩnh vực chi thường xuyên và ngược lại; không được điều chuyển vốn từ lĩnh vực y tế sang lĩnh vực giáo dục-đào tạo và ngược lại...
4.2. Đối với các chương trình, dự án ODA không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng (các dự án do Ngân sách Nhà nước đảm bảo vốn đối ứng), các Cơ quan chủ quản phải tự sắp xếp trong phạm vi ngân sách được giao. Trường hợp không thể tự sắp xếp được thì được phép sử dụng nguồn vốn dự phòng nói ở điểm 5.6. Phần I của Thông tư này.
5. Sử dụng và hoàn trả vốn ứng trước (theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ):
5.1. Vốn ứng trước là vốn Ngân sách nhà nước ứng trước theo kế hoạch hàng năm cho các chương trình, dự án ODA thuộc diện được cấp phát từ Ngân sách nhà nước để thực hiện một số hạng mục của chương trình, dự án đã được cam kết tài trợ từ nguồn vốn ODA và đã được ghi kế hoạch nhưng chưa rút được vốn ODA, nên chủ dự án không có nguồn vốn để triển khai các công việc. Cấp ngân sách nào chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng (nói ở điểm 5.4 phần I) cũng đồng thời chịu trách nhiệm bố trí nguồn vốn ứng trước này.
5.2. Vốn ứng trước chỉ được áp dụng đối với các dự án hoặc cấu phần dự án được áp dụng phương thức rút vốn "hoàn vốn" được quy định cụ thể trong các Điều ước quốc tế về ODA.
Bắt đầu từ năm kế hoạch có phát sinh phương thức rút vốn này, căn cứ vào mức độ chi tiêu và thời gian cần thiết để rút vốn từ nhà tài trợ, dự án phải xác định và ghi vào kế hoạch vốn đối ứng của năm đó để được bố trí một khoản vốn ứng trước từ Ngân sách nhà nước.
5.3. Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư đồng cấp xem xét, quyết định bố trí vốn cho chương trình, dự án có nhu cầu vốn ứng trước.
Việc hoàn vốn ứng trước phải được quyết toán hàng năm và Kho bạc nhà nước các cấp chịu trách nhiệm thu hồi cho Ngân sách Nhà nước (tuỳ thuộc cấp Ngân sách nào đã bố trí vốn đối ứng cho dự án) vào cuối năm kế hoạch. Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm bố trí tiếp nguồn vốn ứng trước theo kế hoạch năm sau (nếu có nhu cầu) để bảo đảm tính liên tục thực hiện dự án.
6. Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính:
Chủ dự án và cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định tại Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 9 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của các chương trình dự án ODA là cơ sở để vận động vốn ODA và lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Thông tư liên tịch số 6/1998/TTLT-BKH-BTC ngày 14 tháng 8 năm 1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. Những quy định trước đây trái với Thông tư này không còn hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, có những vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi và bổ sung
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) |
Võ Hồng Phúc (Đã ký) |
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT AND |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 02/2003/TTLT-BKH-BTC |
Hanoi, March 17, 2003 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE ELABORATION OF FINANCIAL PLANS FOR PROGRAMS AND PROJECTS USING OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE (ODA) CAPITAL SOURCES.
Pursuant to the Governments Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001, promulgating the Regulation on management and use of official development assistance (ODA) capital sources;
The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance hereby jointly guide the process of elaborating financial plans for programs and projects using official development assistance (ODA) capital sources (hereinafter called ODA programs and projects for short) as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Regulation scope:
This Circular contains provisions guiding the elaboration of financial plans for ODA programs and projects during the stages of ODA mobilization: elaboration, appraisal and approval of ODA programs and projects as well as implementation preparation and implementation of ODA programs and projects.
2. Principles for elaboration of financial plans for ODA programs and projects:
The elaboration of financial plans for ODA programs and projects must ensure:
- The observance of current provisions of Vietnamese laws, the commitments between the Vietnamese Government and foreign donors in the implementation of ODA programs and projects.
- The ODA capital mobilization and efficient arrangement of reciprocal capital, avoiding wastefulness and conforming to the actual tempo and capability of deploying ODA programs and projects.
3. Contents of the financial plans of ODA programs, projects:
They include plans on ODA capital (loan capital, non-refundable aid capital, which are split up according to donor countries or organizations); domestic capital (central budget capital, local budget capital, domestic credit capital, investors' own capital, contributed capital of project beneficiaries and other capital sources as prescribed by Vietnamese law).
4. Modes of elaborating financial plans for ODA programs, projects:
4.1. According to domestic financial mechanisms, the ODA programs and projects are classified into the following types:
- ODA programs and projects provided with State budget allocations by the State.
- ODA programs and projects re-loaned by the State.
- ODA programs and projects partly provided with State budget allocations and partly re-loaned by the State.
4.2. The elaboration of the financial plans for the whole or a part of an ODA program or project provided with State budget allocations by the State shall be made in the following forms:
a) The projects on capital construction investment expenditure must have their financial plans elaborated according to capital construction funding sources.
b) The projects on administrative and non-business expenditures must have their financial plans elaborated according to capital sources for administrative and non-business expenditures, concretely according to each domain of expenditure.
c) Where an ODA program or project contains mixed spending contents with components of capital construction expenditures and components of administrative and non-business expenditures (hereinafter called mixed project), the elaboration and implementation of the financial plans shall follow the principle that for the project component containing form of capital construction expenditure, the planning and management of expenditures and the settlement of capital sources shall be the same as those for capital construction investment projects, and for the project component containing form of administrative and nonbusiness expenditures, the planning and managing of expenditures and the settlement of capital sources shall be the same as those for administrative and nonbusiness expenditure projects.
In a number of special cases where either of the two components of a mixed project is too small and the project owner or the project-managing agency requests the elaboration of an unified financial plan according to either of the two project types (capital construction expenditure project or administrative and non-business expenditure project), the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in considering and deciding it.
4.3. The decisions on ODA program, project investment must clearly state the ODA program or project forms being capital construction expenditure, administrative and non-business expenditure or mixed expenditure under the provisions at Item 4.2 above.
5. Reciprocal capital:
Reciprocal capital shall be arranged according to contents prescribed in Clause 12, Article 5 of the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance Sources, promulgated together with the Government's Decree No.17/2001/ ND-CP of May 4, 2001. Concretely as follows:
5.1. All ODA programs and projects which require annual reciprocal capital must be subject to the elaboration of reciprocal capital plans. The managing agencies shall have to sum up requirements and elaborate plans on reciprocal capital of the ODA programs and projects under their direct management.
5.2. Reciprocal capital shall not apply to ODA programs and projects where the signed international agreements do not specify that the Vietnamese side must make contributions, including capital contribution in cash, in kind or other liabilities.
5.3. For ODA programs and projects which are reloaned by the State budget or ODA programs and projects which are partly provided with State budget allocations and partly re-loaned, the project owners must arrange the entire reciprocal capital and give full explanation in the process of project elaboration and approval in term of capability to ensure reciprocal capital.
For projects of the above-mentioned types, the project owners shall be given priority to borrow reciprocal capital from State credit sources and have to repay loan capital (principals and interests) strictly according to credit contracts.
5.4. For projects provided with State budget allocations, the reciprocal capital shall be ensured by the State budget and arranged in the annual State budget estimates according to corresponding capital sources for capital construction or for administrative and non-business expenditures, and specifically decentralized as follows:
- The central budget shall ensure reciprocal capital for ODA programs and projects directly managed and implemented by ministries or central agencies being the project owners.
- The local budgets shall ensure reciprocal capital for projects directly managed by localities being the project owners (including component projects or miniprojects, which are implemented by localities and belong to ODA programs or projects with ministries or central agencies being the project owners).
5.5. Reciprocal capital shall be arranged in annual plans for projects, which satisfy the following conditions: -The international agreements on the projects have come into force.
- The procedures for domestic investment have been completed.
5.6. For ODA programs or projects on which the international agreements have been already signed but not yet come into force, or have already come into force, but the domestic investment procedures have not yet been completed, the project-managing agencies shall have to report such to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (during the budget estimation) for inclusion in the reserves for capital construction expenditures or each domain of administrative and non-business expenditure (according to the nature of the reciprocal capital) and submission to competent authorities for decision (for cases where the central budget is responsible for arrangement of reciprocal capital), or the project owners shall have to report to the project-managing agencies (during the budget estimation) for inclusion in local budget reserves, submission to the competent authorities for decision (for cases where the local budgets are responsible for arrangement of reciprocal capital).
5.7. The managing agencies must prioritize the arrangement of adequate reciprocal capital in the annual budget estimates in order to fulfill the commitments in the signed international agreements and conform to the actual capability of ODA programs and projects for annual capital disbursement.
The project owners shall have to use the reciprocal capital sources for the right purposes and with efficiency.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. Projection of capital sources and financial mechanisms for programs and projects in the period of ODA mobilization:
1.1. When outlining ODA programs or projects, the managing agencies must clearly point out the financial proposals, including the estimated amounts of ODA capital (loan capital, non-refundable aid capital), reciprocal capital and domestic financial mechanism (the form of detailed outline of programs, projects in Appendix 3, Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance Source).
1.2. The lists of ODA programs, projects, already approved by the Prime Minister and agreed upon by foreign donors shall serve as basis for making feasibility study reports for ODA programs, projects and the domestic financial mechanism.
1.3. Program, project preparation capital:
Basing themselves on the lists of ODA programs and projects, notified by the Ministry of Planning and Investment, the managing agencies shall elaborate ODA program, project preparation capital plans according to the same process of elaboration and approval of financial plans prescribed in Sections 3 and 4 below, splitting up concretely the capital amounts supplied by donors, self-supplied capital amounts and capital amounts proposed to be supported by the State budget, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
For ODA programs, projects financed separately by donors beyond the plans (or priority ODA mobilization lists) and for which no frame international agreements on ODA are signed, after the Prime Minister approves the undertaking on reception thereof, the managing agencies shall elaborate the program or project preparation capital plans and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
2. Projection of investment capital and financial mechanisms for programs and projects during the stage of elaborating, appraising and approving project documents:
Basing themselves on the written notices of the Ministry of Planning and Investment on ODA programs and projects already agreed to consider the financial assistance by donors in each period, the managing agencies shall direct the project owners to make prefeasibility and feasibility study reports or program or project dossiers and submit them to the competent authorities for approval.
2.1. The contents of pre-feasibility study reports of ODA programs, projects:
In the pre-feasibility study reports of ODA programs and projects, which are made under the provisions of the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 on Investment and Construction Management and Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on ODA Management and Use, the following contents should be clearly expressed:
- The projected structures and forms of specific donation or co-donation of donors for components of ODA programs, projects.
- The capability to ensure reciprocal capital from the sources of: self-balance by project owners, credit capital, contributed capital of beneficiaries and other capital sources.
Where the mechanism of re-lending is applied, the project owners must base on frame re-lending conditions prescribed in the Government's Regulation on re-lending of foreign loan capital, issued together with the Finance Minister's Decision No.02/2000/QD-BTC of January 6, 2000 to elaborate preliminary plans on capital payback of the projects.
2.2. Feasibility study reports of ODA programs or projects:
In the feasibility study reports of ODA programs or projects, made according to the provisions in the Government's Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 on Investment and Construction Management and Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 promulgating the Regulation on ODA Management and Use, the following contents must be clearly expressed:
- The specific conditions on domestic and foreign capital sources supplied for programs, projects (such as the lending term, the grace period, the interest rates, the borrowing fees and other conditions...).
- The domestic financial mechanism applicable to programs, projects (allocated or re-loaned).
Where the re-lending mechanism is applied, the project owners must work out detailed plans on capital payback (according to debt repayment periods, revenue sources...), based on the frame re-lending conditions prescribed in the Government's Regulation on re-lending of foreign loan capital, issued together with the Finance Minister's Decision No.02/2000/QD-BTC of January 6, 2000. Where these frame conditions cannot be applied to projects, the specific reasons therefor must be justified and re-lending conditions suitable to each type of project and financial assistance sources must be proposed so that the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for considering together with the concerned agencies and submitting them to the Prime Minister for decision.
2.3. The decisions approving the feasibility study reports must be inscribed fully with the specific contents mentioned in Section 2.2 above, clearly prescribing the domestic financial mechanism for programs, projects, including forms and modes of capital transfer between the parties involved in the programs, projects, detailing each component of capital construction expenditures, administrative and non-business expenditures and clearly decentralizing spending tasks between the budget levels in the arrangement of reciprocal capital.
2.4. Basing themselves on feasibility study reports, project documents, which are already approved by competent authorities, the project owners shall elaborate and send to the managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance the plans on capital use according to the tempo of project implementation, divided according years from the first year to the year of completing and putting the projects to use, splitting up concretely ODA capital (according to each donor), reciprocal capital: according to form of State budget allocation (capital construction, administrative and non-business expenditures), re-lending and other forms (according to forms in Appendix 1 to this Circular).
3. The process of elaborating, approving and assigning annual financial plans for ODA programs and projects:
3.1. The process of elaborating, approving and assigning plans on capital for program or project preparation, capital for implementation preparation and implementation of ODA programs, projects shall comply with the process of State budget elaboration and approval, as prescribed in the State Budget Law and legal documents on management of investment and construction.
3.2. Bases for elaboration of financial plans for ODA programs, projects:
-The international agreements already signed with foreign donors;
- The regulations on elaboration of State budget plans and estimates; the current financial spending regimes and norms;
- The actual tempo and capability of project implementation.
Annually, by the time of State budget estimation, basing themselves on the above-mentioned regulations and situation, the project owners shall elaborate the financial plans for ODA programs, projects and send them to the superior managing agencies for synthesis. If they are projects using re-loaned capital, these plans must also be sent to the re-lending agencies.
The financial plans must be elaborated strictly according to forms in Appendix 2 to this Circular, enclosed with reports clearly explaining the bases and grounds for calculation, analysis and assessment of the implementation situation, specific obstacles and problems and proposing remedial measures; and must be sent strictly according to regulations on time prescribed by the managing agencies in order to ensure time for synthesis of annual State budget estimates.
3.3. The managing agencies shall sum up the annual implementation situation and project next year's financial plans for ODA capital and reciprocal capital of ODA programs, projects within their management domains and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (according to forms prescribed in Appendix 3 to this Circular).
3.4. Basing themselves on the financial plans for ODA programs, projects, forwarded by the managing agencies, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility in considering and synthesizing the annual financial plans of ODA programs, projects, and on that basis incorporate them into the annual State budget estimates according to the following assignment:
- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for capital construction investment projects or capital construction components of mixed projects.
- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for administrative and non-business projects or administrative and non-business components of mixed projects.
After the State budget estimates are decided by competent authorities, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall assign the State budget estimates to the managing agencies strictly according to current regulations, clearly inscribing the foreign capital of ODA programs, projects.
Basing themselves on State budget estimates assigned or decided by competent bodies, the managing agencies shall assign detailed plans on allocation of capital (including ODA capital and reciprocal capital) to ODA programs, projects, and at the same time notify the finance agencies and State treasury offices of the same level thereof.
3.5. Basing themselves on the notices of competent agencies, the State Treasuries shall control and pay reciprocal capital according to the current regime on State budget allocation (the capital construction capital shall be controlled and paid according to the capital construction investment regime, the administrative and non-business capital shall be controlled and paid according to the administrative and non-business funding regime).
4. Adjusting financial plans, transferring reciprocal capital and handling unexpected cases outside the plans:
4.1. The managing agencies shall base on the situation of implementation of ODA programs, projects to adjust or propose the competent bodies to adjust the annual financial plans for programs, projects according to current regulations, and on that basis to transfer the portions of State budget-allocated reciprocal capital from programs, projects, where they cannot be used up to other ODA programs, projects with complete procedures and full capacity to surpass the annual plans, and at the same time notify the finance bodies and the State treasuries of the same level thereof. The State Treasuries shall carry out procedures for payment. In case of meeting unexpected difficulties in reciprocal capital, the project owners must report such to the managing agencies for remedies.
The transfer of reciprocal capital from projects with capital surplus to projects with capital shortage shall be effected only within the same expenditure domain. The reciprocal capital of projects in the domain of capital construction investment expenditures must not be transferred to projects in the domain of regular expenditures and vice versa; the capital must not be transferred from the health domain to the education and training domain and vice versa.
4.2. For ODA programs, projects with reciprocal capital being unable to be arranged in time in the annual budget plans or with unexpected demands for reciprocal capital (projects with reciprocal capital ensured by the State budget), the managing agencies must themselves arrange them within the assigned budget scope. Where they cannot arrange them by themselves, they are allowed to use the capital reserve sources mentioned at Point 5.6, Part I of this Circular.
5. Using and repaying advance capital (according to the provisions in Article 27 of the Government's Decree No.17/20011ND-CP of May 4, 2001):
5.1. Advance capital means State budget capital advanced according to annual plans to ODA programs and projects, which are entitled to State budget allocations, for the execution of a number of items of the programs, projects committed to be provided with financial assistance from ODA capital sources and already included in the plans, but the ODA capital therefor have not yet been withdrawn, hence the project owners have no capital sources for deployment of work. The budget levels which are responsible for reciprocal capital allocation (stated at Point 5.4, Part 1) shall also be responsible for arrangement of this advance capital.
5.2. The advance capital shall be applied only to projects or project components, which are entitled to "capital payback" mode of capital withdrawal specified in international agreements on ODA.
Starting from the plan year when arises this mode of capital withdrawal and based on the spending levels and necessary duration for withdrawal of capital from donors, the projects must determine and inscribe in the plan the reciprocal capital of that year so as to be provided with a capital amount advanced from the State budget.
5.3. The finance agencies of all levels shall coordinate with the offices of planning and investment of the same levels in considering and deciding on the arrangement of capital for programs, projects with demands for advance capital.
The repayment of advance capital must be settled annually and the State Treasuries at all levels shall have to retrieve such capital for the State budget (depending on which budget level that has arranged advance capital for projects) at the end of the plan year. The finance agencies of all levels shall have to continue to arrange the advance capital according to next year's plan (if so demanded) in order to ensure the continuity in the project implementation.
6. Report on implementation of financial plans:
The project owners and the managing agencies shall have to periodically report on the situation of implementation of financial plans according to the provisions in Circular No.06/2001/TT-BKH of September 30, 2001 of the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of the Regulation on ODA Management and Use, issued together with the Government's Decree No.17/2001/ ND-CP of May 4, 2001. The periodical reports on situation of implementation of financial plans of ODA programs, projects shall serve as basis for ODA mobilization and financial plan elaboration for programs, projects.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes implementation effect 15 days after its promulgation and replaces Joint Circular No.6/1998/TTLT-BKH-BTC of August 14,1998 of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance guiding the mechanism for management of reciprocal capital for ODA programs, projects. The previous provisions contrary to this Circular hereby cease to be effective. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for study of amendments and supplements.
MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT |
MINISTER OF FINANCE |