Chương II Thông tư 86/2016/TT-BTC: Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường
Số hiệu: | 86/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 20/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2016 |
Ngày công báo: | 26/09/2016 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
24/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 86/2016/TT-BTC quy định việc trích lập, sử dụng, hạch toán Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, gồm: nguyên tắc, mục đích, mức trích lập, hạch toán, quyết toán Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường.
1. Nguyên tắc trích lập, nguồn hình thành, thời điểm trích lập và quản lý Quỹ thiệt hại về môi trường như sau theo Thông tư số 86/2016:
2. Mức trích lập Quỹ bồi thường thiệt hại về môi trường
3. Mục đích sử dụng Quỹ bồi thường về môi trường
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nguyên tắc trích lập:
a) Đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp;
b) Đảm bảo bù đắp một phần hoặc toàn bộ thiệt hại về môi trường do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây nên.
2. Nguồn hình thành Quỹ: Được trích từ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm của doanh nghiệp.
3. Thời điểm trích lập Quỹ: Là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập báo cáo tài chính khác niên độ theo quy định của pháp luật thì được trích lập dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính khác niên độ.
4. Quản lý Quỹ:
a) Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng Quỹ gắn với các quy định về bảo vệ môi trường và các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Khi xảy ra thiệt hại về môi trường phải xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, nếu do nguyên nhân chủ quan phải xác định rõ trách nhiệm bồi thường vật chất của từng bộ phận, cá nhân gây nên;
b) Doanh nghiệp không được tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ trích lập dự phòng nhằm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách.
1. Mức trích lập: Doanh nghiệp thực hiện trích lập 0,5% trên doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và số tiền trích không vượt quá 5% lợi nhuận trước thuế năm. Trong đó doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm doanh thu xuất bán nội bộ giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
2. Khi số dư của Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích Quỹ. Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp được điều chỉnh tăng thì doanh nghiệp tiếp tục trích Quỹ tới khi số dư Quỹ bằng 10% vốn điều lệ mới (sau khi được điều chỉnh tăng).
Trường hợp số dư Quỹ chưa đạt 10% vốn điều lệ tại thời điểm trước khi điều chỉnh giảm thì doanh nghiệp căn cứ vào mức vốn điều lệ mới được điều chỉnh để xác định số dư Quỹ và thực hiện trích Quỹ đảm bảo số dư bằng 10% vốn điều lệ mới (sau khi đã điều chỉnh giảm).
1. Quỹ được sử dụng để phòng ngừa, khắc phục, bù đắp các sự cố về môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các trường hợp sau:
a) Môi trường nước (bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước biển) phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
d) Bồi hoàn đa dạng sinh học tại khu vực diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc do tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến đa dạng sinh học của khu vực;
đ) Môi trường không khí phục vụ sức khỏe và đời sống con người và các đối tượng khác.
2. Trường hợp các sự cố về môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây ra bởi lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ không được sử dụng Quỹ để chi trả và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí xử lý.
Việc xác định nguyên nhân xảy ra sự cố về môi trường là lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật căn cứ theo quy định tại Chương X và Chương XI Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và các quy định khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Khoản dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường được tính vào giá thành, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Khi trích lập dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường về môi trường, ghi:
Nợ TK 627 (154) - Chi phí sản xuất chung (Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc khắc phục thiệt hại về môi trường, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,... - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Phải trả cho người bán,...
2. Trường hợp xảy ra rủi ro về môi trường lớn, sau khi sử dụng hết số dư của Quỹ mà không đủ bù đắp được thì được phép hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp rủi ro gây ra hậu quả môi trường lớn, doanh nghiệp đã sử dụng hết Quỹ và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì doanh nghiệp được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 5 năm tiếp theo kể từ năm xảy ra rủi ro về môi trường. Mức trích và tỷ lệ trích căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm, đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm không bị lỗ.
3. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt sản xuất kinh doanh các ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì số dư Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác. Kế toán doanh nghiệp thực hiện như sau:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711- Thu nhập khác
1. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ được tiến hành cùng thời điểm lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm (Theo mẫu biểu đính kèm tại Phụ lục Thông tư này). Việc quyết toán tài chính thực hiện theo các quy định hiện hành. Các doanh nghiệp phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ quyết toán các khoản chi sử dụng Quỹ.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm thuyết minh chi tiết về tình hình trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ trong Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong nội dung báo cáo sử dụng Quỹ cần nêu chi tiết tình hình sử dụng Quỹ đã chi ra để khắc phục hậu quả môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây nên.
Trường hợp trong năm có nhiều nội dung chi từ Quỹ, doanh nghiệp lập báo cáo riêng kèm theo thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm ban hành và công khai quy chế trích lập, quản lý sử dụng Quỹ của doanh nghiệp; đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư này đến Sở Tài chính, Cục Thuế và Sở Tài nguyên Môi trường địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính.
3. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành phải gửi đồng thời (ngoài đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này) báo cáo tình hình thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư này đến chủ sở hữu, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp) và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chapter II
SETTING ASIDE AND USE OF PROVISION FUND FOR ENVIRONMENTAL RISKS AND DAMAGE COMPENSATION
Article 4. Principle for setting aside, sources of funding, setting time and management of the Fund
1. Principle for setting aside of the Fund:
a) Ensure stability of business, production and service provision of the enterprise;
b) Ensure the compensation for partial or entire environmental damages caused by the enterprise’s business and production activities.
2. Source of funding for setting aside the Fund: Appropriation taken from annual expenditures on business and production activities and service provision of the enterprise.
3. Time for setting aside the Fund: At the end of annual accounting period. The enterprise that must prepare irregular financial statements as regulated by the law may set aside provisions for environmental risks and damage compensation at the time when such irregular financial statements are prepared.
4. Fund management:
a) The enterprise must formulate and promulgate internal regulations for management and use of fund in association with regulations on environmental protection and risk preventive measures. Both objective and subjective causes must be defined upon the occurrence of environmental damages. Accordingly, the liability for material compensation of each department/individual must be determined if such environmental damages are caused by subjective factors.
b) Enterprise is not allowed to account provisions of which the grounds for setting aside are not satisfactory in its expenses for the purpose of reducing payment made to state budget.
Article 5. Amount of funding
1. Amount of funding: The enterprise shall appropriate 0.5% of its net revenue from good sale and service provision with respect to activities defined in Clause 1 Article 2 of this Circular provided that the appropriation shall not exceed 5% of annual pre-tax profit. In which, annual net revenue from good sale and service provision shall not include revenues from the sale of goods made between a parent company and its subsidiaries.
2. When the fund's balance equals to 10% of the enterprise’s charter capital, the appropriation for setting aside the Fund shall be ceased. In case the enterprise’s charter capital is increased as adjusted, the enterprise shall continue the appropriation for setting aside the Fund until the fund’s balance equals to 10% of the new rate of charter capital (after it is increased).
If the fund’s balance is lower than 10% of the enterprise’s charter capital before the reduction of charter capital, the enterprise shall base on the new rate of its charter capital to determine the fund’s balance and make appropriation to ensure that the fund’s balance equals to 10% of the new rate of charter capital (after it is reduced).
Article 6. Purposes of the Fund
1. The Fund is set aside to prevent, respond and compensate for environmental emergencies that occur during the enterprise’s business and production, including:
a) The pollution, serious or especially serious pollution of water environment (including the surface water, groundwater and seawater) serving the preservation, living, entertainment, production and other purposes;
a) The pollution, serious or especially serious pollution of soil environment serving the preservation, production and other purposes;
c) The degradation of a natural ecosystem belonging or not belonging to the wildlife sanctuary;
d) Biodiversity offsets at the region where the enterprise’s production and business activities are performed or used to compensate for biodiversity impacts arising from the enterprise's production and business activities;
dd) The pollution of air environment serving human's health and life, and other subjects.
2. If environmental emergencies occurring in the course of the enterprise’s production and business are caused by subjective factors or violation deliberately committed by the enterprise against the law on environmental protection, expenses for handling such environmental emergencies shall not be covered by the Fund and not be accounted in deductible expenses upon the calculation of enterprise income tax.
Determination of the causes of environmental emergencies, which are subjective factors or willful violation against the law, shall comply with regulations in Chapter X and Chapter XI of the Law on environmental protection No. 55/2014/QH13 and other regulations instructed by Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 7. Accounting
1. Provisions for environmental risks and damage compensation shall be included in the cost price and accounted in the enterprise’s expenses for production and business activities. To be specific:
- Provisions set aside for environmental risks and damage compensation shall be recorded as follows:
Dr 627 (154) – Manufacturing overhead costs (Unfinished production, business costs)
Cr 352 – Provision for payables
- Expenses relating to the compensation for environmental damages shall be recorded as follows:
Dr 352 – Provision for payables
Dr 133 – Deductible VAT (if any)
Cr 111, 112, 331,... – Cash, Bank deposits, Payables to sellers,…..
2. In case the fund’s balance is not enough to compensate for significant environmental risks, expenses for compensation for such significant environmental risks may be accounted in the enterprise’s expenses for business and production activities.
In case of significant environmental risks, if the enterprise has used up the fund’s balance and accounted expenses for damage compensation in its expenses for business and production activities resulting in losses, the enterprise may account expenses for damage compensation in its expenses for business and production activities in the next 5 years from the year in which such significant environmental risks occur. The amount and appropriation percentage shall be subject to the enterprise’s business and production results during the year provided that the enterprise shall not incur loss during the year.
3. In case the enterprise stops engaging in business sectors defined in Clause 1 Article 2 of this Circular, the unused balance of the fund for environmental risks and damage compensation shall be accounted in other incomes of the enterprise. Accounting entries of the enterprise shall be recorded as follows:
Dr 352 – Provision for payables
Cr 711 – Other incomes
Article 8. Reporting
1. When ending a financial year, the enterprise shall make reports on the setting aside and use of the fund’s balance at the same time when annual financial statements are prepared (Using form stated in the Annex enclosed to this Circular). Financial statements are prepared in accordance with prevailing laws. Enterprises must have sufficient documents to use as the basis for making statement of expenses covered by the Fund’s balance.
2. Explanation about the setting aside, management and use of the Fund must be included in the Notes to financial statements of the enterprise. The report on use of the Fund must include detailed explanation about the appropriation from the fund’s balance to compensate for environmental damage caused by the enterprise’s business and production activities.
If there are many items of expenses covered by the fund's balance during the year, the enterprise must make a separate report enclosed to the Notes to financial statements of the enterprise.
Article 9. Inspection of setting aside and use of the Fund
1. The enterprise’s director shall be responsible for formulating and announcing regulations for setting aside, management and use of the fund, and monitoring and expediting the inspection of setting aside, management and use of the Fund in compliance with regulations in this Circular.
2. Annually, the enterprise (including state-owned enterprises, state-invested enterprises, foreign-invested enterprises and enterprises of economic sectors) shall prepare and send report on setting aside and use of the enterprise’s Fund as regulated in this Circular to Department of Finance, Department of Taxation and Department of Natural Resources and Environment of province where the enterprise’s head office is located.
3. A state-owned enterprise affiliated to a ministry/regulatory body (other than enterprises prescribed in Clause 2 of this Article) shall make and send reports on setting aside and use of the Fund as regulated in this Circular to its owner, Ministry of Finance (General Department of Taxation, Corporate Finance Department) and Ministry of Natural Resources and Environment.