Số hiệu: | 60/2015/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 15/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2016 |
Ngày công báo: | 26/01/2016 | Số công báo: | Từ số 113 đến số 114 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai quy định về chuẩn bị điều tra, đánh gia đất đai; đánh giá, điều tra đất đai cấp vùng, cấp tỉnh lần đầu và các lần tiếp theo; quan trắc giám sát tài nguyên đất;… được ban hành ngày 15/12/2015.
Thông tư số 60 gồm 7 Chương, 56 Điều theo thứ tự các Chương như sau:
- Quy định chung
- Công tác chuẩn bị điều tra, đánh giá đất đai
- Điều tra, đánh giá đất đai cấp vùng, cấp tỉnh lần đầu
- Điều tra, đánh giá đất đai cấp vùng, cấp tỉnh lần tiếp theo
- Đánh giá đất đai cả nước lần đầu và lần tiếp theo
- Quan trắc giám sát tài nguyên đất
- Điều khoản thi hành
Thông tư 60/2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai
+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.
+ Xác định địa bàn điều tra, quy mô diện tích điều tra, đối tượng điều tra và bản đồ cần sử dụng trong điều tra, đánh giá đất đai.
+ Xác định nội dung điều tra, đánh giá đất đai, theo Thông tư số 60/2015/BTNMT gồm:
Xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai;
Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.
- Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập trong điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng, cấp tỉnh lần đầu
Theo Thông tư 60 năm 2015 của Bộ Tài nguyên môi trường, việc tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, gồm:
+ Sắp xếp, phân loại theo chuyên mục, nguồn gốc hay thời gian tổng hợp xây dựng;
+ Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định sự phù hợp với thực tế của từng nguồn số liệu (tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá);
+ Phân tích, đánh giá tính chính xác, khách quan và thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được, lựa chọn những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể kế thừa, sử dụng cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước theo Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT:
+ Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
+ Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.
+ Xây dựng báo cáo tóm tắt.
+ Nghiệm thu và bàn giao kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước.
Thông tư 60 có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
1. Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc, gồm:
a) Xác định những nội dung cần quan trắc giám sát, gồm: độ phì đất; mặn hóa, phèn hóa; xói mòn, rửa trôi; ô nhiễm đất; sạt lở, bồi tụ; khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa;
b) Lựa chọn các điểm lấy mẫu quan trắc;
c) Lập sơ đồ mạng lưới các điểm lấy mẫu quan trắc lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;
d) Xác định sơ bộ các tuyến quan trắc tại thực địa;
đ) Xác định thời điểm quan trắc;
e) Xác định phương pháp quan trắc;
g) Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc quan trắc: trang thiết bị, máy móc; dụng cụ; vật liệu; mẫu phiếu; phương tiện; nhân lực; tài chính;
h) Xây dựng báo cáo kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc.
2. Lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất:
a) Xác định vị trí điểm lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa. Riêng đối với mẫu quan trắc xói mòn, rửa trôi đất, lấy tại các máng hứng xói mòn cố định;
b) Lấy mẫu quan trắc; đóng gói và bảo quản mẫu (riêng đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, gói kín đưa về phòng thí nghiệm phân tích ngay; đối với xói mòn lấy 01 lần/tháng mùa mưa và 01 lần/mùa khô);
c) Viết phiếu lấy mẫu và mô tả;
d) Xây dựng báo cáo lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất.
3. Thực hiện điều tra:
a) Đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa cần điều tra các thông số chỉ số khô hạn, chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa;
b) Đối với mẫu quan trắc kết von, đá ong hóa cần đo số lượng (% thể tích bề mặt lát cắt hoặc % khối lượng đất), hình dạng, kích thước hạt kết von;
c) Đối với mẫu quan trắc các sự cố trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; sự xói lở bờ của sông, suối, bờ biển và bồi tụ cửa sông, ven biển: đo đạc xác định diện tích và kích thước các khu vực sạt lở, bồi tụ.
1. Phân tích mẫu quan trắc:
a) Rà soát, phân loại mẫu đất đã lấy;
b) Xác định các chỉ tiêu và phương pháp phân tích theo Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thực hiện phân tích mẫu đất.
2. Tổng hợp kết quả quan trắc:
a) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về độ phì đất;
b) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về ô nhiễm đất (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật);
c) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về thoái hóa đất (mặn, phèn hóa; xói mòn, khô hạn, hoang mạc hóa; kết von, đá ong hóa);
d) Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về các sự cố do thiên tai: trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; xói lở bờ của sông, suối, bờ biển.
3. So sánh với kết quả quan trắc của những lần trước (nếu có) để phân tích, đánh giá sự biến động (xu hướng biến đổi) về các chỉ tiêu: chất lượng đất (độ phì); thoái hóa đất; ô nhiễm đất; sự cố thiên tai.
4. Xác định và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm cần giám sát (tăng mức độ ô nhiễm, thoái hóa hoặc nguy cơ gặp sự cố thiên tai và giảm chất lượng đất).
5. Đề xuất giải pháp, biện pháp cần thực hiện tại những vùng, khu vực đất bị suy thoái.
1. Tập hợp các phụ lục số liệu quan trắc đính kèm báo cáo.
2. Biên soạn báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.
3. Nghiệm thu và bàn giao kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực