Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 59/2003/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 23/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 24/07/2003 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 105 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
13/02/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2003/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2003 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2003/NĐ-CP NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước như sau:
1. Ngân sách nhà nước là một hệ thống thống nhất, bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (dưới đây gọi là ngân sách địa phương) theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
2. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được quy định theo Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
3. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
4. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định trong thời gian từ 3 đến 5 năm (gọi chung là thời kỳ ổn định ngân sách). Chính phủ trình Quốc hội quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
5. Việc điều chỉnh dự toán ngân sách đã được giao thực hiện theo thẩm quyền và quy trình quy định tại các Điều 43 và Điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
6. Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các khoản vốn, kinh phí do nhà nước cấp theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
7. Cơ quan thu (bao gồm Thuế nhà nước, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính uỷ quyền) phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu ngân sách nhà nước, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm mọi khoản thu ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
8. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Mọi khoản thu, chi ngân sách nhà nước đều được hạch toán bằng đồng Việt Nam. Các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán hoặc giá hiện vật, giá ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.
10. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán thu, chi ngân sách theo đúng niên độ ngân sách, cấp ngân sách, Mục lục ngân sách nhà nước, chế độ kế toán nhà nước và những quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, cũng như các quy định tại Thông tư này.
11. Đối với một số hoạt động đặc biệt thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh; cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cơ chế quản lý vốn vay nợ, viện trợ; các khoản thu, chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý ngân sách cấp xã, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan có văn bản hướng dẫn riêng.
II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
1. Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
1.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương gồm:
1.1.1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành. Thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của các đơn vị sau đây:
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, công ty điện lực Hải Phòng, Công ty điện lực Đồng Nai;
- Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội; Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng đồng bằng Sông Cửu long;
- Các hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam;
- Các dịch vụ bưu chính viễn thông của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam;
- Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đường sắt Việt Nam;
đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí, kể cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương; thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
g) Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
h) Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
i) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
k) Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;
l) Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
m) Thu kết dư ngân sách trung ương;
n) Thu chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau;
o) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
p) Các khoản thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương:
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại mục a Điểm 1.1.1 phần II của Thông tư này và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại Mục d Điểm 1.1.1 phần II của Thông tư này và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
đ) Phí xăng, dầu.
1.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:
1.2.1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do Trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật;
d) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
đ) Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý;
e) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
g) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
1.2.2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý:
- Các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;
- Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia; các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Các sự nghiệp khác;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Điều tra cơ bản;
- Đo đạc địa giới hành chính;
- Đo vẽ bản đồ;
- Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
- Định canh, định cư và kinh tế mới;
- Các hoạt động sự nghiệp môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
đ) Hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
i) Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
k) Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
1.2.3. Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
1.2.4. Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài;
1.2.5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
1.2.6. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
1.2.7. Bổ sung cho ngân sách địa phương;
1.2.8. Chi chuyển nguồn từ ngân sách Trung ương năm trước sang ngân sách Trung ương năm sau.
1.3. Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
1.3.1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
f) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu, khí;
g) Tiền đền bù thiệt hại đất;
h) Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
m) Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
n) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
o) Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do địa phương quản lý;
p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
r) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
s) Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
t) Thu kết dư ngân sách địa phương;
u) Các khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
v) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
x) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
y) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
1.3.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Điểm 1.1.2 phần II của Thông tư này.
1.3.3. Việc phân cấp các nguồn thu quy định tại Điểm 1.3.1 và Điểm 1.3.2 phần II của Thông tư này cho ngân sách các cấp chính quyền ở địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trong phạm vi được phân cấp và bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
b) Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất;
c) Ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
1.3.4. Việc huy động vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
a) Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; nội dung phương án phải nêu rõ:
- Kế hoạch đầu tư 5 năm thuộc nguồn ngân sách cấp tỉnh bảo đảm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Dự án đầu tư đề nghị huy động vốn thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền về dự án đầu tư đề nghị huy động vốn.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh;
- Hình thức huy động vốn; khối lượng huy động; lãi suất huy động và phương án trả nợ khi đến hạn;
- Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ sau khi phương án huy động được duyệt bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh;
- Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm hiện hành và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo;
- Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động vốn.
b) Sau khi phương án huy động vốn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
c) Việc huy động vốn của địa phương được thực hiện theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
d) Nguồn vốn huy động được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi đến hạn.
1.4. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
1.4.1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
1.4.2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý:
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
1.4.3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
1.4.4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
1.4.5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
1.4.6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau;
1.4.7. Các nhiệm vụ chi quy định tại mục b Điểm 1.4.1 và các Điểm 1.4.3 và Điểm 1.4.4 phần II của Thông tư này, chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã;
2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp trong năm đầu của thời kỳ ổn định:
2.1. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điểm 1.1.2 phần II của Thông tư này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
- Tỷ lệ này được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh.
- Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia phần ngân sách địa phương được hưởng thực hiện theo công thức sau:
Gọi:
+ Tổng số chi ngân sách địa phương (sau khi trừ đi các khoản sau: chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, chi đầu tư từ nguồn huy động theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước, chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, chi từ nguồn viện trợ, chi từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước, chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau) là A.
+ Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (sau khi trừ đi các khoản thu sau: thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu huy động theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước) là B.
+ Tổng số các khoản thu được phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương là C.
Nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được tính theo công thức:
Tỷ lệ phần trăm (%) |
= |
A - B |
x 100% |
C |
Nếu A - B = C thì tỷ lệ phần trăm (%) xác định bằng 100% và phần chênh lệch sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương.
2.2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2.2.1. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
- Các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách địa phương hưởng 100% theo quy định tại Điểm 1.3.1 phần II của Thông tư này;
- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại Điểm 1.1.2 phần II của Thông tư này;
2.2.2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách từng xã, phường, thị trấn.
3. Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm:
3.1. Về phân cấp nguồn thu:
- Việc phân cấp các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thực hiện theo qui định tại Điều 6 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và Điểm 1.3.3 phần II của Thông tư này.
- Chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó.
- Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi được giao; hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ.
- Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia.
3.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi:
3.2.1. Phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản:
- Việc phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho cấp huyện, xã, thị trấn theo qui định tại Điều 6 và Điều 25 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, căn cứ trình độ, năng lực quản lý và khối lượng vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản cho cấp dưới. Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở phân cấp, xác định nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản cụ thể cho cấp dưới.
3.2.2. Phân cấp chi thường xuyên:
Việc phân cấp chi thường xuyên giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, đồng thời phải:
a) Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả;
b) Đối với ngân sách xã, thị trấn, nếu nguồn thu 100% và nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên thì cấp tỉnh phân cấp thêm nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý.
4. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bao gồm:
4.1. Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.
Số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối với năm đầu thời kỳ ổn định được xác định như sau:
Mức bổ sung |
= |
Tổng số chi của ngân sách địa phương (theo nội dung A nêu tại Điểm 2.1 Phần II, Thông tư này) |
- |
Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (theo nội dung B nêu tại Điểm 2.1 Phần II, Thông tư này) |
+ |
Tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (phần ngân sách địa phương được hưởng đã mở rộng đến 100%) |
Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương được xác định theo nguyên tắc xác định số chênh lệch giữa số chi và nguồn thu ngân sách các cấp dưới (thu 100% và phần được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương).
4.2. Bổ sung có mục tiêu:
4.2.1. Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
b) Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
c) Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
d) Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
đ) Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4.2.2. Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định hàng năm. Mức bổ sung cụ thể được căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dưới. Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định.
5. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm nên đối với các năm trong kỳ ổn định, Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi được phân cấp, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách và các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội cụ thể của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách và chủ động quản lý, điều hành dự toán thu chi ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
III. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HÀNG NĂM
1. Công tác hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước:
1.1. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ, cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
1.3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
1.4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới bảo đảm số thu không thấp hơn số kiểm tra về thu, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu.
1.5. Trước ngày 10 tháng 6 năm trước, Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nội dung số kiểm tra gồm:
- Tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.
- Tổng số thu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách:
2.1. Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ.
2.2. Dự toán ngân sách của các cấp chính quyền, của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu và thời hạn quy định tại Thông tư này và Thông tư hướng dẫn về yêu cầu nội dung và thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính.
2.3. Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
2.4. Dự toán ngân sách các cấp phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc sau:
2.4.1. Đối với dự toán ngân sách nhà nước: tổng số thu thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ; bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển.
2.4.2. Đối với dự toán ngân sách cấp tỉnh: phải cân bằng giữa thu và chi trên cơ sở số thu của ngân sách cấp tỉnh gồm: các khoản thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100%, các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%) đã được quy định và số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (nếu có); số dự kiến huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 26 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
2.4.3. Đối với dự toán ngân sách cấp huyện, và cấp xã phải cân bằng thu, chi.
3. Căn cứ lập dự toán ngân sách:
3.1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của từng vùng như: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị;
3.2. Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong đó:
3.2.1. Đối với thu ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;
3.2.2. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;
3.2.3. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trong đó:
- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương: căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.
- Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới.
- Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
3.2.4. Đối với chi trả nợ, bảo đảm bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ;
3.2.5. Đối với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3.3. Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách.
3.4. Đối với dự toán ngân sách chính quyền địa phương các cấp, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đã được giao; đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương.
3.5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương.
3.6. Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.
3.7. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trước và một số năm gần kề.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn về lập dự toán ngân sách.
4.1. Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh của đơn vị, các luật, pháp lệnh về thuế và các chế độ thu ngân sách, dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; gửi cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách;
4.2. Cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
4.3. Tổng cục Thuế xem xét dự toán thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ do cơ quan thuế trực thuộc lập, tổng hợp dự toán thu ngân sách nhà nước và cơ sở tính toán từng nguồn thu, tổng hợp dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn cho các doanh nghiệp trong cả nước báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
4.4. Cục Hải quan các tỉnh lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và đầu tư.
4.5. Tổng cục Hải quan xem xét dự toán thu do các cơ quan hải quan trực thuộc lập, tổng hợp dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoản thu được phân công quản lý báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
4.6. Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập, gửi đơn vị dự toán cấp I.
4.7. Các tổ chức được ngân sách hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
4.8. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia cùng cấp (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia); phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách theo lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 07 năm trước. Thời gian gửi báo cáo của các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào đặc điểm của đơn vị và quy định về thời gian gửi dự toán ngân sách nêu trên, đơn vị dự toán cấp I quy định thời gian lập và gửi báo cáo đối với các đơn vị dự toán trực thuộc cho phù hợp.
Dự toán thu, chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Các đơn vị dự toán cấp trên khi xem xét báo cáo dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc để tổng hợp, lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc sửa đổi lại dự toán trong các trường hợp: lập dự toán không đúng căn cứ về định mức, chế độ, quy mô và khối lượng nhiệm vụ được giao, vượt quá khả năng cân đối ngân sách, lập dự toán ngân sách không đúng biểu mẫu quy định, không đúng Mục lục ngân sách nhà nước,...
4.9. Lập dự toán ngân sách ngành, lĩnh vực.
Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực phụ trách của ngân sách cấp mình. Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, về khoa học công nghệ ở trung uơng và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo lĩnh vực phụ trách trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Các cơ quan nhà nước ở trung ương gửi báo cáo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 07 năm trước.
4.10. Tổ chức làm việc về dự toán ngân sách nhà nước:
Sau khi thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách, cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp dưới (đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc.
4.11. Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan (nếu có) ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số phải hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn;
b) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
4.12. Cơ quan tài chính các cấp:
a) Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, chủ trì phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, chỉ làm việc khi Uỷ ban nhân dân cấp dưới có đề nghị;
Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách và xây dựng phương án phân bổ ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan tài chính ở địa phương phải báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ trì phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, tổng hợp, lập dự toán theo lĩnh vực ở địa phương và trong phạm vi cả nước;
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;
d) Phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển và phương án phân bổ ngân sách đối với một số lĩnh vực chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình theo quy định tại Mục b Điểm 4.13 phần III của Thông tư này;
đ) Tổng hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi thường xuyên) do cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập;
e) Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách.
4.13. Cơ quan kế hoạch và đầu tư các cấp:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách;
b) Cơ quan kế hoạch và đầu tư phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp mình; chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi bổ sung dự trữ nhà nước, chi hỗ trợ tín dụng nhà nước và chi góp vốn cổ phần, liên doanh theo chế độ quy định; ở trung ương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước để tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán và phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi đầu tư xây dựng cơ bản) do cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập và tổng hợp chung dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 9 năm trước.
4.14. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương:
a) Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
b) Các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư lập dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị, địa phương gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định; ở trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư trước ngày 30 tháng 7 năm trước để tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ. Trường hợp ý kiến của cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia chưa thống nhất với ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước.
5.1. Lập dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương, lập dự toán ngân sách trung ương và lập dự toán ngân sách nhà nước:
5.1.1. Lập dự toán ngân sách địa phương:
Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ), các cơ quan Trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5.1.2. Lập dự toán ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan, xem xét dự toán thu, chi ngân sách do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo, dự toán chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực (đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ), chi chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo, nhu cầu trả nợ và khả năng vay; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ.
Theo phân công của Chính phủ và thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, báo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế lập thẩm tra trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành.
5.2. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, giao dự toán ngân sách nhà nước.
5.2.1. Sau khi dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, mức bổ sung cân đối (nếu có), mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước;
c) Hướng dẫn nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 25 tháng 11 năm trước.
5.2.2. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước; Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (phần ngân sách địa phương hưởng) và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách trung ương, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp tỉnh (nếu có) cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
5.2.3. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
5.2.4. Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc, kể cả dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
5.3. Chậm nhất 5 ngày sau khi Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên (Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh);
5.4. Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới, trong trường hợp cần thiết báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách.
6. Tài liệu trình dự toán và phân bổ ngân sách.
6.1. Dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi trình Quốc hội phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Điều 42 của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành.
6.2. Dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách các cấp chính quyền địa phương khi trình Hội đồng nhân dân phải kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 và Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do Chính phủ ban hành.
7. Lập lại dự toán, phương án phân bổ ngân sách.
7.1. Trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
7.2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn ngày 10 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh, ngày 20 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp huyện, ngày 30 tháng 01 năm sau đối với ngân sách cấp xã.
8. Điều chỉnh dự toán ngân sách năm.
8.1. Điều chỉnh dự toán ngân sách của chính quyền địa phương cấp dưới trong trường hợp dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương chưa phù hợp với dự toán ngân sách nhà nước, hoặc chưa phù hợp với dự toán ngân sách cấp trên, thực hiện như sau:
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách sau khi nhận được báo cáo quyết định dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách điều chỉnh đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Uỷ ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên dự toán ngân sách điều chỉnh đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
8.2. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách nhà nước cần phải điều chỉnh tổng thể, Chính phủ lập dự toán điều chỉnh ngân sách ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
8.3. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, song không làm biến động đến tổng thể và cơ cấu ngân sách, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
8.4. Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương cần phải điều chỉnh tổng thể, Uỷ ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
8.5. Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc do lý do khách quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một vài cơ quan trực thuộc hoặc của ngân sách cấp dưới, nhưng không làm biến động đến tổng thể ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Việc điều chỉnh tổng thể dự toán ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách địa phương theo quy định tại Điểm 8.2 và Điểm 8.4 phần III của Thông tư này, thực hiện theo quy trình lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.
8.6. Các cơ quan nhà nước điều chỉnh dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc trong các trường hợp sau:
8.6.1. Khi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách của cơ quan đó;
8.6.2. Cần phân bổ lại ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.
9. Biểu mẫu lập dự toán ngân sách nhà nước năm.
9.1. Các doanh nghiệp đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước lập kế hoạch thu, chi tài chính của đơn vị theo biểu mẫu quy định của cơ quan thu, cơ quan tài chính.
9.2. Các cơ quan thu lập dự toán thu theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
9.3. Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
9.4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội lập dự toán thu, chi bảo biểm xã hội theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này.
9.5. Cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội lập dự toán chi trợ cấp xã hội theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này.
9.6. Cơ quan Kế hoạch và đầu tư lập dự toán chi xây dựng cơ bản theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.
9.7. Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tài chính địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này.
9.8. Bộ Tài chính lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống biểu mẫu quy định tại phụ lục số 7 kèm theo Thông tư này.
IV. CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách:.
1.1. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Đối với các Bộ, Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc, chưa có điều kiện phân bổ và giao dự toán trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách, thì có thể phân bổ đến đơn vị dự toán cấp II và uỷ quyền cho đơn vị này phân bổ, giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, song Bộ, Tổng cục phải tổng hợp và chịu trách nhiệm về toàn bộ dự toán ngân sách đã phân bổ và giao cho đơn vị sử dụng ngân sách.
1.2. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lục ngân sách nhà nước, theo các nhóm mục:
- Chi thanh toán cá nhân.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Chi mua sắm, sửa chữa.
- Các khoản chi khác.
Đối với các nhiệm vụ chi về chương trình mục tiêu quốc gia; chi mua sắm, sửa chữa lớn; chi sự nghiệp kinh tế, dự toán năm giao cho đơn vị sử dụng còn được phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
1.3. Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ chi tiết theo từng loại và các mục của Mục lục ngân sách nhà nước và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
1.4. Khi phân bổ dự toán ngân sách được giao, cơ quan, đơn vị phân bổ dự toán phải bảo đảm bố trí vốn, kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ đã được chi ứng trước dự toán; đồng thời, phải phân bổ hết dự toán ngân sách được giao, trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau nhưng khi phân bổ phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy trình quy định tại Điểm 1.5 và Điểm 1.6 phần IV của Thông tư này.
1.5. Phương án phân bổ dự toán ngân sách của cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra. Nội dung thẩm tra gồm:
- Thẩm tra tính chính xác giữa phân bổ của cơ quan, đơn vị đến đơn vị sử dụng ngân sách với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao.
- Bảo đảm đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách.
Qua thẩm tra, nếu phát hiện phương án phân bổ không đảm bảo các yêu cầu trên thì cơ quan tài chính yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại. Trường hợp cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách không thống nhất với yêu cầu điều chỉnh của cơ quan tài chính thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ (đối với các cơ quan, đơn vị trung ương), Uỷ ban nhân dân (đối với các cơ quan, đơn vị địa phương) để xem xét, quyết định.
1.6. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ dự toán ngân sách, cơ quan tài chính phải thẩm tra và có thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm tra đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách. Trường hợp các Bộ, Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc, chỉ phân bổ và giao dự toán đến đơn vị dự toán cấp II thì vẫn phải tổng hợp toàn bộ phương án phân bổ đến đơn vị sử dụng ngân sách gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài chính thực hiện thẩm tra và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách.
1.7. Sau khi phương án phân bổ ngân sách được cơ quan tài chính thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
1.8. Trường hợp chậm phân bổ hoặc kết quả phân bổ chưa được cơ quan tài chính thống nhất thì cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 45 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
1.9. Khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách lập giấy đề nghị điều chỉnh phân bổ dự toán, gửi cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cùng cấp.
Cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra đề nghị điều chỉnh dự toán theo quy định tại Điểm 1.5 phần IV của Thông tư này. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh của đơn vị dự toán, cơ quan tài chính phải trả lời bằng văn bản gửi cơ quan, đơn vị phân bổ và Kho bạc Nhà nước cùng cấp.
Trên cơ sở thống nhất ý kiến với cơ quan tài chính cùng cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách đã giao cho các đơn vị trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
1.10. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I cần phải điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị trực thuộc song không làm thay đổi tổng mức dự toán Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân đã giao cho đơn vị thì phải có sự thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp.
1.11. Trường hợp cơ quan tài chính phát hiện việc chấp hành dự toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách chậm, có khả năng không hoàn thành được mục tiêu hoặc chi không hết dự toán được giao thì có quyền yêu cầu cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán để bảo đảm sử dụng ngân sách đúng theo mục tiêu, chế độ quy định, tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách nhà nước.
1.12. Trường hợp được bổ sung dự toán từ nguồn dự phòng ngân sách hoặc tăng thu ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị dự toán cấp I phải phân bổ cho đơn vị sử dụng theo đúng mục tiêu được giao gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
2. Tổ chức điều hành ngân sách quý.
2.1. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng cuối quý trước:
- Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại của ngân sách nhà nước.
2.2. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), chi tiết theo các nhóm mục chi quy định tại Điểm 1.2 phần IV của Thông tư này, gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối của quý trước. Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo tiến độ thực hiện từng quý đã ghi trong dự toán được giao.
Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 25 tháng cuối của quý trước.
2.3. Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của ngân sách cấp mình, bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trường hợp khả năng nguồn thu, kể cả các khoản vay (đối với ngân sách trung ương) không đáp ứng được nhu cầu chi, cơ quan tài chính chủ động thực hiện các giải pháp tạm ứng nguồn theo quy định tại Điểm 16 phần IV của Thông tư này. Trường hợp đặc biệt, nếu đã thực hiện các giải pháp trên mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính phải bảo đảm đủ nguồn chi trả, thanh toán cho các khoản về tiền lương và có tính chất lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quan trọng, chi chương trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi mang tính thường xuyên phải chi kịp thời để bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị; đối với các khoản chi khác, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đồng thời, có thể yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán đối với một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm cân đối quỹ ngân sách nhưng không được ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị.
2.4. Phương án điều hành ngân sách quý của cơ quan tài chính phải gửi đến Kho bạc Nhà nước cùng cấp chậm nhất vào ngày 30 tháng cuối của quý trước để phối hợp thực hiện. Trường hợp đặc biệt phải thực hiện sắp xếp lại nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên hoặc tạm dừng thanh toán đối với một số khoản chi thì cơ quan tài chính còn phải thông báo cho các đơn vị dự toán có liên quan để chủ động thực hiện. Nếu đến ngày 01 tháng đầu của quý mà đơn vị chưa nhận được thông báo của cơ quan tài chính thì coi như nhu cầu chi của đơn vị theo đăng ký sẽ được bảo đảm về nguồn.
2.5. Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp bách, không thể trì hoãn, trong phạm vi dự toán ngân sách năm được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chi quý mà đơn vị sử dụng đã gửi Kho bạc Nhà nước thì Kho bạc Nhà nước vẫn chi song phải tổng hợp báo cáo kịp thời qua hệ thống kho bạc cho cơ quan tài chính để chủ động cân đối nguồn.
3. Tổ chức thu ngân sách nhà nước.
3.1. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm nộp mà không được phép sẽ bị cưỡng chế nộp theo quy định của các luật, pháp lệnh thuế và quy định tại Điều 46 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
3.2. Phương thức thu ngân sách nhà nước:
Toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
4.1. Các khoản thu ngân sách và vay bằng ngoại tệ được tập trung quản lý tại Kho bạc Nhà nước trung ương. Khi nhập quỹ, Kho bạc Nhà nước đồng thời quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để ghi thu ngân sách nhà nước và phân chia số thu cho các cấp ngân sách theo chế độ quy định.
4.2. Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) không được thành lập quỹ ngoại tệ riêng. Toàn bộ số thu ngân sách bằng ngoại tệ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương được gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng thương mại nhà nước, định kỳ tập trung về Kho bạc Nhà nước trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định riêng về việc sử dụng ngoại tệ của ngân sách.
5. Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người nhận thầu.
Trong thời gian trước mắt, khi chưa đủ điều kiện thực hiện đầy đủ nguyên tắc chi trả, thanh toán trực tiếp nêu trên, việc chi trả, thanh toán đối với một số khoản chi ngân sách nhà nước áp dụng theo các hình thức quy định tại các Điểm 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 phần IV của Thông tư này.
6. Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước.
6.1. Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị sau:
- Các cơ quan hành chính nhà nước;
- Các đơn vị sự nghiệp;
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.
- Các Tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật.
6.2. Quy trình chi trả, thanh toán như sau:
6.2.1. Căn cứ vào phương án điều hành ngân sách quý do cơ quan tài chính thông báo, nhu cầu thanh toán, chi trả hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách, Kho bạc Nhà nước chủ động lập kế hoạch nguồn vốn; kế hoạch chi trả, thanh toán; kế hoạch tiền mặt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách.
6.2.2. Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã gửi Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền thông báo điều chỉnh nhu cầu chi quý thì đơn vị chỉ được chi trong giới hạn điều chỉnh.
6.2.3. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi quy định tại Điều 51 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc của người được uỷ quyền, thực hiện việc chi trả, thanh toán.
6.2.4. Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi.
Khi rút dự toán để chi tiêu, đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc Nhà nước hạch toán đúng mục chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, trong phạm vi tổng mức của nhóm mục ghi trong dự toán đã giao, riêng nhóm mục chi khác được rút từ dự toán để chi cho tất cả các mục song phải hạch toán đúng mục chi. Trường hợp cần phải điều chỉnh dự toán giữa các nhóm mục, đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp.
7. Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền.
7.1. Các nhiệm vụ chi được chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền gồm:
a) Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách;
b) Chi trả nợ, viện trợ;
c) Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.
7.2. Quy trình chi trả, thanh toán như sau:
7.2.1. Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan tài chính xem xét, kiểm tra từng yêu cầu chi và nếu bảo đảm đủ các điều kiện thanh toán quy định tại Điều 51 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ thì ra lệnh chi trả cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách.
7.2.2. Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách.
8. Quy định cụ thể về thanh toán, chi trả một số khoản chi có tính chất đặc thù.
8.1. Chi cho vay của ngân sách nhà nước:
- Đối với các khoản chi cho vay theo chế độ quy định của ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính chuyển nguồn vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển tiền bằng lệnh chi tiền theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính trong trường hợp cho vay trực tiếp có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào ngân sách nhà nước và quyết toán theo chế độ quy định.
8.2. Chi trả nợ của ngân sách nhà nước:
8.2.1. Trả nợ nước ngoài: căn cứ vào dự toán năm về chi trả nợ nước ngoài và yêu cầu thanh toán, cơ quan tài chính lập lệnh chi thanh toán cho tổ chức cho vay.
8.2.2. Trả nợ trong nước:
- Đối với thanh toán tín phiếu, trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước bán lẻ: căn cứ yêu cầu thanh toán, Kho bạc Nhà nước thanh toán cho người mua tín phiếu, trái phiếu. Trên cơ sở thực chi theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính lập lệnh chi thanh toán cho Kho bạc Nhà nước.
- Đối với thanh toán tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước phát hành qua đấu thầu, bảo lãnh: đến kỳ hạn thanh toán, trên cơ sở đề nghị của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính lập lệnh chi thanh toán trực tiếp cho ngân hàng và các tổ chức làm đại lý hoặc bảo lãnh.
- Đối với các khoản chi trả nợ trong nước khác: Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo lệnh chi của Bộ Tài chính.
8.3. Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
Thực hiện chi trả, thanh toán theo quy trình quy định tại Điểm 6 phần IV của Thông tư này, phần chi thường xuyên và quy trình quy định tại Điểm 9 phần IV của Thông tư này, phần chi đầu tư xây dựng cơ bản.
9. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước để chi đầu tư xây dựng cơ bản và việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định riêng.
10. Thanh toán, chi trả bằng ngoại tệ.
Đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách phải chi trả bằng ngoại tệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định riêng.
11. Chi bằng hiện vật và ngày công lao động.
11.1. Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật, căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật theo thị trường được duyệt, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước.
11.2. Đối với các khoản chi bằng ngày công lao động, căn cứ giá ngày công lao động được duyệt, cơ quan tài chính làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước.
12. Chi bằng kinh phí uỷ quyền.
12.1. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Khi được cấp trên giao kinh phí uỷ quyền, Uỷ ban nhân dân cấp dưới phân bổ và giao dự toán kinh phí uỷ quyền cho từng đơn vị theo đúng mục tiêu chi uỷ quyền, đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách.
12.2. Căn cứ dự toán năm về kinh phí uỷ quyền và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan tài chính cấp trên lập lệnh chi chuyển nguồn kinh phí uỷ quyền cho cơ quan tài chính cấp nhận uỷ quyền,
12.3. Cơ quan tài chính cấp dưới mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để nhận kinh phí uỷ quyền của cơ quan tài chính cấp trên.
12.4. Trên cơ sở dự toán năm được giao về kinh phí uỷ quyền, số kinh phí đã chuyển của cơ quan tài chính cấp trên và tiến độ thực hiện nhiệm vụ chi, Kho bạc Nhà nước mới thực hiện thanh toán cho các đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền theo đúng quy định tại Điểm 6 phần IV của Thông tư này, nếu là uỷ quyền về kinh phí thường xuyên và theo quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nếu là uỷ quyền về vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trường hợp các khoản uỷ quyền có lượng vốn nhỏ, nội dung chi rõ thì cơ quan tài chính nhận uỷ quyền có thể dùng uỷ nhiệm chi để chi trực tiếp cho đơn vị sử dụng kinh phí uỷ quyền.
12.5. Trong quá trình chi trả, thanh toán kinh phí uỷ quyền, cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm đáp ứng kinh phí kịp thời và đầy đủ; thực hiện kiểm soát chi theo đúng các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước.
12.6. Cơ quan tài chính nhận uỷ quyền phải báo cáo tình hình nhận và sử dụng kinh phí uỷ quyền hàng quý và quyết toán năm với cơ quan tài chính uỷ quyền theo mẫu biểu quy định. Cuối năm kinh phí uỷ quyền không sử dụng hết phải chuyển trả cơ quan uỷ quyền.
13.1. Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm:
a) Các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ;
b) Một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được.
13.2. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi ứng trước cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy trình quy định tại Điểm 6 phần IV của Thông tư này, nếu là chi ứng trước về kinh phí thường xuyên và theo quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản nếu là chi ứng trước về đầu tư xây dựng cơ bản.
13.3. Việc chi ứng trước dự toán được quyết định cho các lĩnh vực cụ thể của các cơ quan, đơn vị được ứng trước như: xây dựng cơ bản, giáo dục-đào tạo, quản lý hành chính,... nhưng tổng mức ứng cho từng lĩnh vực của từng cơ quan, đơn vị không được vượt quá 20% dự toán đã giao thuộc lĩnh vực đó hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm sau đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó. Trường hợp chi ứng trước sau khi cơ quan có thẩm quyền đã giao số kiểm tra dự toán năm sau thì tổng mức ứng trước không quá 20% số kiểm tra theo từng lĩnh vực.
13.4. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thu hồi vốn ứng trước của ngân sách trung ương; Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm thu hồi ứng trước của ngân sách địa phương.
14. Mở tài khoản để nhận kinh phí ngân sách nhà nước cấp.
14.1. Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi, trừ các trường hợp được pháp luật cho phép. Trường hợp được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại nhà nước để tập trung một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
14.2. Kho bạc Nhà nước trung ương quy định cụ thể việc mở tài khoản cho các đơn vị.
15. Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nguồn thu và nhiệm vụ chi thực hiện như sau:
15.1. Số tăng thu (sau khi trừ số trích thưởng cho các địa phương và số tăng thu so với dự toán từ các khoản thu được đầu tư trở lại cho đơn vị, địa phương theo số thu theo chế độ quy định) và số tiết kiệm chi so dự toán được giao, được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
15.2. Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng.
15.3. Khi phát sinh các công việc đột xuất như: chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chi cấp bách khác chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi sắp xếp lại các khoản chi, đơn vị hoặc ngân sách cấp dưới vẫn chưa đáp ứng được cần báo cáo cơ quan tài chính và cơ quan hành chính cấp trên để xử lý. Cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét và nếu cần thiết phải chi thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định (hoặc quyết định theo phân cấp) sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình để xử lý theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
Khi xảy ra thiếu hụt ngân sách tạm thời do nguồn thu và các khoản vay (đối với ngân sách trung ương) tập trung chậm hoặc có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ ngân sách, các cấp ngân sách được phép xử lý như sau:
16.1. Ngân sách trung ương được tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính của trung ương, tồn ngân Kho bạc Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; nếu còn thiếu thì tạm ứng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và các quỹ tài chính nhà nước khác theo sự thoả thuận của Bộ Tài chính với Hội đồng quản lý các quỹ này.
Trường hợp đã tạm ứng các quỹ trên mà vẫn còn thiếu, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng vốn của Ngân hàng nhà nước.
16.2. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp đã sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh nhưng vẫn không đủ để chi trả các nhu cầu cấp thiết không thể trì hoãn thì đề nghị Bộ Tài chính xem xét tăng tiến độ cấp số bổ sung cân đối ngân sách hoặc tạm ứng từ ngân sách trung ương (nếu ngân sách trung ương có khả năng) hoặc tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của trung ương.
16.3. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Việc xét cho tạm ứng đối với ngân sách cấp xã, ngoài đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã còn phải căn cứ vào ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Trường hợp Quỹ Dự trữ tài chính của tỉnh không đáp ứng được thì có thể đề nghị cơ quan tài chính cấp trên tăng tiến độ bổ sung hoặc tạm ứng nguồn từ ngân sách cấp trên (nếu ngân sách cấp trên có khả năng).
16.4. Các khoản tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt được Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép đối với tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước.
17.1. Thưởng thu vượt dự toán về các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a) Việc xét thưởng thu vượt dự toán về các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc:
- Chỉ xét thưởng đối với số thu vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, phần ngân sách trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương quy định tại Điều 56 Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, sau khi loại trừ:
+ Số thu thực hiện ở các địa bàn khác nhưng hạch toán thu tại địa phương xét thưởng.
+ Các khoản thu đã được cấp có thẩm quyền quyết định dùng để chi cho các mục tiêu xác định.
- Tính trên tổng thể các khoản thu phân chia, không xét riêng từng khoản thu.
- Mức thưởng được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số thu vượt, song không quá 30% số tăng thu so với dự toán và không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước.
- Tỷ lệ thưởng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi giao dự toán ngân sách.
* Ví dụ 1:
Tại tỉnh A, số thu (ngân sách trung ương) từ các khoản thu phân chia thực hiện năm trước là 500 tỷ đồng. Năm nay, dự toán thu ngân sách trung ương được giao là 550 tỷ đồng, tỷ lệ thưởng trên số thu vượt dự toán giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 30%, kết quả thực hiện đạt 600 tỷ đồng. Mức thưởng cho tỉnh A xác định như sau:
- Số thưởng theo tỷ lệ : (600 tỷ - 550 tỷ) x 30% = 15 tỷ đồng.
- Số tăng thu so với năm trước : 600 tỷ – 500 tỷ = 100 tỷ đồng.
Do số tăng thu so năm trước lớn hơn số tăng thu theo dự toán, nên mức thưởng thu vượt dự toán cho tỉnh A là 15 tỷ đồng.
* Ví dụ 2:
Vẫn tại tỉnh A nêu trên, nếu kết quả thực hiện năm trước là 590 tỷ đồng; dự toán thu được giao là 550 tỷ đồng, kết quả thực hiện 600 tỷ đồng.
- Số thưởng theo tỷ lệ: (600 tỷ - 550 tỷ) x 30% = 15 tỷ đồng.
- Số thưởng vượt thu so với năm trước: 600 tỷ - 590 tỷ = 10 tỷ đồng.
Số được thưởng chỉ bằng mức tăng thu so năm trước là 10 tỷ đồng.
* Ví dụ 3:
Vẫn tại tỉnh A nêu trên, nếu kết quả thực hiện năm trước là 610 tỷ đồng, dự toán thu được giao là 550 tỷ đồng, kết quả thực hiện là 600 tỷ đồng.
- Số thưởng theo tỷ lệ: (600 tỷ - 550 tỷ) x 30% = 15 tỷ đồng.
- Số tăng thu so năm trước: 600 tỷ - 610 tỷ = - 10 tỷ đồng.
Địa phương không được thưởng vì số thu không tăng so thực hiện năm trước.
b) Căn cứ kết quả thu nộp ngân sách đến thời điểm 31 tháng 12, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổng hợp số thực nộp ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại mục a Điểm 17.1 phần IV của Thông tư này gửi Bộ Tài chính làm cơ sở xét thưởng. Báo cáo trên được gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 1 năm sau và phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh. Quá thời hạn trên, Bộ Tài chính sẽ không xem xét, chi thưởng cho các tỉnh.
17.2. Sau khi nhận được quyết định thưởng thu vượt dự toán của Bộ Tài chính, căn cứ nguyên tắc xét thưởng, mục đích sử dụng số thưởng thu vượt dự toán về các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương quy định tại Điểm 17.1 phần IV của Thông tư này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án sử dụng nguồn tiền thưởng báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác và thưởng cho ngân sách cấp dưới.
Khi nhận được tiền thưởng từ ngân sách tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới lập phương án sử dụng trình Hội đồng nhân dân quyết định để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quan trọng khác.
17.3. Bộ Tài chính chi từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương để thưởng thu vượt dự toán cho các địa phương; thưởng thu vượt dự toán từ ngân sách năm nào thì hạch toán vào chi ngân sách tương ứng năm đó. Các địa phương nhận tiền thưởng, hạch toán vào thu ngân sách năm được thưởng, nếu sử dụng vào năm được thưởng thì hạch toán chi ngân sách năm đó, nếu sử dụng vào năm sau thì chi chuyển nguồn ngân sách để sử dụng và hạch toán chi ngân sách năm sau. Nghiêm cấm việc tự trích thưởng dưới mọi hình thức.
18. Lập, quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách.
18.1. Dự toán ngân sách trung ương và dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng bằng 2 - 5% tổng số chi của ngân sách mỗi cấp.
18.2. Dự phòng ngân sách được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng;
- Khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn đối với thiệt hại tài sản nhà nước; hỗ trợ khắc phục hậu quả đối với thiệt hại của các tổ chức và dân cư;
- Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán đã giao đầu năm cho các đơn vị trực thuộc;
- Hỗ trợ ngân sách cấp dưới để xử lý các nhiệm vụ nói trên sau khi cấp dưới đã sử dụng dự phòng, một phần dự trữ tài chính của cấp mình mà vẫn chưa đáp ứng được.
18.3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng:
- Đối với dự phòng ngân sách trung ương: Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho các nhiệm vụ chi với mức từ 1 tỷ đồng trở xuống. Đối với nhiệm vụ chi với mức trên 1 tỷ đồng, Bộ Tài chính chủ trì thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; nếu là nhiệm vụ chi về đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để thực hiện những chính sách, chế độ mới quan trọng, cấp bách đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức thực hiện, sau đó tổng hợp kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương: cơ quan tài chính trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng.
18.4. Quy trình chi các khoản từ dự phòng ngân sách thực hiện theo các quy định tại các Điểm 6 và Điểm 9 phần IV của Thông tư này.
Bộ Tài chính tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách trung ương báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội hàng quý và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
18.5. Cơ quan tài chính địa phương tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình thường trực Hội đồng nhân dân hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch hàng quý và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
19. Lập, quản lý và sử dụng dự trữ tài chính.
19.1. Việc trích lập và sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính theo đúng quy định tại Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
19.2. Trường hợp sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính cho cân đối ngân sách theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ thì ghi thu ngân sách và chi cho các nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tương ứng.
19.3. Hết năm ngân sách, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài chính về tình hình thu, chi quỹ dự trữ tài chính của tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
20. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
- Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là trách nhiệm của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp.
- Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm được giao và dự toán ngân sách quý, cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước xây dựng định mức tồn quỹ ngân sách nhà nước hàng quý để bảo đảm thanh toán, chi trả, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho cơ quan tài chính mức tồn quỹ của ngân sách. Trường hợp cần thiết để bảo đảm nguồn chi trả, cơ quan tài chính thực hiện các giải pháp xử lý thiếu hụt tạm thời quy định tại Điểm 16 Phần IV của Thông tư này.
21.1. Việc báo cáo định kỳ tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Ngân sách nhà nước và các chế độ báo cáo do Bộ Tài chính quy định.
21.2. Việc tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân, đơn vị không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo thực hiện như sau:
- Cơ quan tài chính ra thông báo yêu cầu thời hạn cuối cùng phải nộp báo cáo.
- Trường hợp đơn vị vẫn không thực hiện đúng thông báo trên, cơ quan tài chính ra quyết định đình chỉ chi ngân sách đối với đơn vị đó, thông báo cho Kho bạc Nhà nước cùng cấp để thực hiện, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức, đơn vị bị đình chỉ chi biết để đôn đốc, nhắc nhở.
22. Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 52 và Điều 83 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
V. KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
1.1. Đơn vị dự toán các cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định.
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định.
1.2. Cơ quan tài chính các cấp:
- Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước, lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách trung ương và tổng hợp, lập quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước.
- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp mình, tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương, quyết toán chi kinh phí ủy quyền của cấp trên.
1.3. Kho bạc Nhà nước:
Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách theo dự toán đã giao và theo Mục lục ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính đồng cấp. Kho bạc Nhà nước cấp huyện, ngoài việc hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, còn thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trên địa bàn huyện và gửi báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã theo quy định.
2. Tổ chức bộ máy kế toán, quyết toán ngân sách.
Đơn vị dự toán, cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước.
3.1. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước phải thực hiện thống nhất về:
a) Chứng từ thu và chi ngân sách nhà nước;
b) Mục lục ngân sách nhà nước;
c) Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo; phương pháp hạch toán, lập sổ; phương pháp lập, thời gian gửi báo cáo;
d) Mã số đối tượng nộp thuế, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, mã số nguồn vốn thu, chi ngân sách.
3.2. Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
3.3. Kỳ kế toán quy định là tháng, quý và năm.
- Tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng;
- Quý tính từ ngày 01tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của quý;
- Năm tính từ ngày ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
4. Khóa sổ kế toán ngân sách nhà nước.
Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán. Việc khóa sổ cuối năm thực hiện như sau:
4.1. Đối với đơn vị dự toán các cấp:
4.1.1. Thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản phải nộp ngân sách, làm thủ tục nộp ngay các khoản phải nộp nhưng chưa nộp vào ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm các đơn vị giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước; trường hợp số thu phát sinh nhưng chưa kịp làm thủ tục nộp vào năm ngân sách hiện hành mà chuyển nộp vào ngân sách năm sau thì hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau.
4.1.2. Theo dõi chặt chẽ dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để chủ động chi tiêu trong những ngày cuối năm.
4.1.3. Các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó. Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp; trường hợp đặc biệt được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các khoản chi của ngân sách trung ương) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan tài chính (đối với các khoản chi của các cấp chính quyền địa phương) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán, quyết toán như sau:
a) Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quỹ năm trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước (trong thời gian chỉnh lý quyết toán).
b) Nếu được quyết định chi vào ngân sách năm sau thì cơ quan tài chính làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán chi chuyển nguồn vào ngân sách năm trước; khi thực hiện chi, các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau.
4.1.4. Các khoản đã tạm ứng kinh phí trong dự toán để chi đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ năm trước. Đối với tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì đơn vị sử dụng ngân sách phải báo cáo cơ quan chủ quản (kèm tài liệu liên quan) để cơ quan chủ quản tổng hợp đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng năm trước sang tạm ứng năm sau; nếu được chấp thuận thì hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau, nếu không được chấp thuận thì Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị; nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, Kho bạc Nhà nước thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp xử lý.
4.1.5. Các khoản tạm thu, tạm giữ phải được xem xét và xử lý như sau:
a) Nếu đã có quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý hoàn trả cho các đối tượng bị tạm thu, tạm giữ hoặc phải nộp vào ngân sách nhà nước mà đơn vị chưa trả cho các đối tượng hoặc chưa nộp ngân sách nhà nước, phải làm thủ tục trả cho các đối tượng hoặc nộp vào ngân sách nhà nước trong năm ngân sách hiện hành.
b) Nếu chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền thì phải chuyển vào tài khoản tạm thu, tạm giữ theo chế độ quy định. Nghiêm cấm các đơn vị tự ý giữ lại các khoản tạm thu, tạm giữ ở đơn vị. Số dư của các tài khoản tạm thu, tạm giữ đến 31 tháng 12 được chuyển sang năm sau để xử lý theo quy định.
4.1.6. Cuối năm các đơn vị dự toán phải tổ chức công tác kiểm kê theo chế độ kế toán nhà nước; căn cứ vào các biên bản kiểm kê, kế toán đơn vị xử lý như sau:
a) Đối với các loại hàng hóa, vật tư tồn kho quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu còn sử dụng tiếp cho năm sau thì đơn vị phải tổ chức theo dõi sử dụng chặt chẽ và có báo cáo riêng; trường hợp không còn sử dụng tiếp cho năm sau thì đơn vị phải thành lập hội đồng thanh lý để bán và nộp tiền thu được vào ngân sách nhà nước. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, tiền thanh lý tài sản được để lại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị theo quy định của Chính phủ và có báo cáo riêng.
b) Tồn quỹ tiền mặt của đơn vị dự toán đến ngày 31 tháng 12 thuộc ngân sách nhà nước phải nộp trả ngân sách và hạch toán giảm chi ngân sách năm hiện hành, trừ các khoản phải chi theo chế độ nhưng chưa chi (tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trợ cấp cho các đối tượng theo chế độ và học bổng học sinh, sinh viên). Để bảo đảm đơn vị dự toán có tiền mặt chi trong những ngày đầu năm, đơn vị dự toán phải làm thủ tục với Kho bạc Nhà nước xin tạm ứng tiền mặt thuộc nguồn kinh phí năm sau.
4.1.7. Những đơn vị được phép mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, đến cuối ngày 31 tháng 12 nếu có số dư tài khoản tiền gửi nguồn gốc từ ngân sách phải nộp trả ngân sách nhà nước. Trường hợp tiền gửi nêu trên là kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi trong dự toán vì lý do khách quan chưa thanh toán kịp và các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi, thì đơn vị làm văn bản đề nghị chuyển số dư tài khoản tiền gửi, kèm theo tài liệu liên quan để giải trình chi tiết các khoản kinh phí còn dư trên tài khoản (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), gửi cơ quan tài chính đồng cấp xem xét chuyển sang năm sau chi tiếp.
Đơn vị dự toán thuộc cấp nào do cơ quan tài chính cấp đó xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi. Đối với các đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương thực hiện theo quy định sau:
a) Bộ Tài chính xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi cho đơn vị dự toán đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Bộ Tài chính uỷ quyền cho Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán ngân sách trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố (trừ các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) theo nguyên tắc, trình tự và hồ sơ thủ tục quy định tại Thông tư này.
Kho bạc Nhà nước không được cho chuyển số dư tài khoản tiền gửi và số dư tài khoản kinh phí ủy quyền nếu không có ý kiến của cơ quan tài chính có thẩm quyền. Số dư tài khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách trung ương đến 31 tháng 12, Kho bạc Nhà nước nộp ngân sách trung ương và hạch toán giảm chi ngân sách trung ương; Kho bạc Nhà nước trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
4.1.8. Thời hạn xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi cho các đơn vị bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 đến hết giờ làm việc của ngày 10 tháng 01 năm sau. Quá thời hạn trên, Kho bạc Nhà nước chuyển số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị nộp ngân sách nhà nước và hạch toán giảm chi ngân sách nhà nước.
4.1.9. Việc xử lý nguồn dự toán chưa chi hết, kinh phí tạm ứng, chuyển số dư cuối năm đối với các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo quy định riêng.
4.2. Đối với cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp:
4.2.1. Thời hạn cuối cùng chi ngân sách trung ương của năm ngân sách là hết giờ làm việc ngày 28 tháng 12. Thời hạn cuối cùng chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương của năm ngân sách do cơ quan tài chính địa phương quy định nhưng phải bảo đảm đơn vị sử dụng ngân sách chi tiêu được theo chế độ quy định trước này 31 tháng 12.
4.2.2. Cơ quan tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước cùng cấp thực hiện:
a) Rà soát, đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 bảo đảm các khoản thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng Mục lục ngân sách nhà nước.
b) Kiểm tra việc thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia phát sinh trên địa bàn cho ngân sách các cấp theo đúng chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán.
d) Thanh toán dứt điểm các khoản nợ, vay và tạm ứng, tạm thu, tạm giữ, các khoản chưa thanh toán được phải có quyết định của cấp có thẩm quyền và xử lý theo quy định tại Điểm 4.1 phần V của Thông tư này.
đ) Thực hiện việc xác nhận và xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi cuối ngày 31 tháng 12 cho các đơn vị dự toán theo quy định.
5. Chỉnh lý quyết toán ngân sách.
5.1. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách là thời gian quy định cho ngân sách các cấp thực hiện các việc sau đây:
a) Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước nhưng chứng từ đang luân chuyển;
b) Hạch toán chi ngân sách các khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán;
c) Hạch toán tiếp các khoản ghi thu, ghi chi vốn ngoài nước, các khoản chi ngân sách thuộc nhiệm vụ chi của năm trước nếu được cấp có thẩm quyền quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước;
d) Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán;
đ) Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với ngân sách trung ương) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với ngân sách địa phương).
5.2. Thời gian chỉnh lý quyết toán quy định như sau:
- Hết ngày 31 tháng 1 năm sau đối với ngân sách cấp xã.
- Hết ngày 28 tháng 2 năm sau đối với ngân sách cấp huyện.
- Hết ngày 31 tháng 3 năm sau đối với ngân sách cấp tỉnh.
- Hết ngày 31 tháng 5 năm sau đối với ngân sách trung ương.
6. Báo cáo kế toán thu, chi ngân sách nhà nước.
6.1. Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác về kế toán, thống kê.
6.2. Cơ quan Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm 1.3 Phần V của Thông tư này; bảo đảm hạch toán đúng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.
- Hàng ngày báo cáo xuất, nhập quỹ ngân sách nhà nước và quỹ ngân sách các cấp chính quyền địa phương gửi Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính, cơ quan thu đồng cấp và gửi Kho bạc Nhà nước cấp trên. Hàng ngày, Kho bạc Nhà nước trung ương tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính.
- Hàng tháng, báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước gửi Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính, cơ quan thu cùng cấp (phần thu ngân sách) và gửi Kho bạc Nhà nước cấp trên. Kho bạc Nhà nước trung ương tổng hợp thu, chi ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương báo cáo Bộ Tài chính.
- Mẫu biểu và thời hạn báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
7. Quyết toán ngân sách nhà nước.
7.1. Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:
7.1.1. Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mục lục ngân sách nhà nước. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.
7.1.2. Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp phải gửi kèm các báo cáo sau đây:
a) Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31 tháng 12 và bảng cân đối tài khoản sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán.
b) Báo cáo thuyết minh quyết toán năm; thuyết minh quyết toán phải giải trình rõ nguyên nhân đạt, không đạt hoặc vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu và những kiến nghị nếu có.
7.1.3. Báo cáo quyết toán năm, gửi các cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cùng cấp về tổng số và chi tiết.
7.1.4. Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.
7.1.5. Cấp dưới không quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.
7.2. Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước năm đối với đơn vị dự toán quy định như sau:
7.2.1. Sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.
7.2.2. Ngoài mẫu biểu báo cáo quyết toán năm theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đơn vị dự toán còn phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết các loại hàng hóa, vật tư tồn kho, các khoản nợ, vay và tạm ứng, tạm thu, tạm giữ, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán đã được xử lý theo quy định tại Điểm 4.1 phần V của Thông tư này để cơ quan chủ quản cấp trên (hoặc cơ quan tài chính cùng cấp) xem xét trước khi ra thông báo duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán năm cho đơn vị. Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán năm thực hiện theo đúng quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
7.2.3. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán. Trường hợp đơn vị dự toán cấp dưới có ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên thì phải có văn bản gửi đơn vị dự toán cấp trên nữa để xem xét và quyết định. Trường hợp đơn vị dự toán cấp II có ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán của thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I thì phải có văn bản gửi cơ quan tài chính (đồng cấp với đơn vị dự toán cấp I) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của các cấp có thẩm quyền thì đơn vị dự toán cấp dưới phải chấp hành theo thông báo duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp trên.
7.2.4. Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm (gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Đối với đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm trong thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán; đối với đơn vị dự toán thuộc ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian thẩm định quyết toán cụ thể, nhưng phải đảm bảo thời gian quyết toán theo quy định của Điều 67 của Luật Ngân sách nhà nước. Trong phạm vi 10 ngày kể từ khi đơn vị dự toán cấp I nhận được thông báo nhận xét quyết toán năm của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo nhận xét quyết toán của cơ quan tài chính.
Trường hợp đơn vị dự toán cấp I có ý kiến không thống nhất với thông báo nhận xét quyết toán của cơ quan tài chính thì phải trình Uỷ ban nhân dân đồng cấp (nếu là đơn vị dự toán thuộc cấp chính quyền địa phương) hoặc trình Thủ tướng Chính phủ (nếu là đơn vị dự toán thuộc trung ương) để xem xét và quyết định. Trong khi chờ ý kiến quyết định của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và Thủ tướng Chính phủ thì mọi quyết định của cơ quan tài chính phải được thi hành.
7.2.5. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
7.2.6. Đối với các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình dự án quốc gia, kết thúc năm ngân sách chủ đầu tư lập báo quyết toán thực hiện vốn đầu tư trong năm theo từng công trình, dự án gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan tài chính đồng cấp. Việc duyệt, thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
7.3. Trình tự lập, thẩm định, phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của ngân sách các cấp chính quyền quy định như sau:
7.3.1. Mẫu biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách cấp dưới lập gửi cơ quan tài chính cấp trên theo hệ thống mẫu biểu quyết toán qui định.
7.3.2. Ban Tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã (theo hệ thống mẫu biểu quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về quản lý thu, chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn) trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét gửi Phòng tài chính huyện đồng thời trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân xã đã gửi Phòng Tài chính huyện, thì Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, gửi Phòng Tài chính huyện. Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Ban tài chính xã gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân xã;
+ 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã;
+ 01 bản gửi Phòng Tài chính huyện;
+ 01 bản lưu tại Ban Tài chính xã.
Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước huyện nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân xã.
7.3.3. Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét gửi Sở Tài chính - Vật giá, đồng thời trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của huyện do Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân huyện đã gửi Sở Tài chính - Vật giá thì Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo bổ sung, gửi Sở Tài chính - Vật giá. Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng tài chính huyện gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện;
+ 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện;
+ 01 bản gửi Sở Tài chính - Vật giá;
+ 01 bản lưu tại Phòng Tài chính huyện.
Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước huyện nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
7.3.4. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương bao gồm: quyết toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn. Trường hợp báo cáo quyết toán năm của ngân sách tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh đã gửi Bộ Tài chính thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo bổ sung, gửi Bộ Tài chính. Sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, cơ quan tài chính gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân tỉnh;
+ 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh;
+ 01 bản gửi Bộ Tài chính;
+ 01 bản gửi Kiểm toán Nhà nước;
+ 01 bản lưu tại Sở Tài chính - Vật giá tỉnh.
Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
7.3.5. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương và quyết toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương; lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách trung ương; tổng hợp lập báo cáo tổng quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
7.3.6. Cơ quan thu có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước lập các chứng từ thu ngân sách nhà nước theo đúng mẫu quy định và đúng Mục lục ngân sách nhà nước; lập, báo cáo thu ngân sách nhà nước tháng, quý và báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước năm theo chế độ quy định.
7.3.7. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ. Định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan theo quy định của Bộ Tài chính.
7.3.8. Việc thẩm định báo cáo quyết toán năm thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
7.4. Thời gian gửi báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm và thời gian thẩm định quyết toán năm quy định như sau:
7.4.1. Báo cáo kế toán quý:
a) Báo cáo quý của đơn vị dự toán cấp III lập gửi cấp II và cấp II lập gửi cấp I theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Đơn vị dự toán cấp I lập gửi cơ quan tài chính chậm nhất là 25 ngày sau khi kết thúc quý.
b) Báo cáo quý của ngân sách các cấp chính quyền:
- Đối với ngân sách cấp xã, Kho bạc Nhà nước huyện lập gửi Ban Tài chính xã, Phòng Tài chính huyện.
- Đối với ngân sách huyện, Kho bạc Nhà nước huyện lập gửi Phòng Tài chính huyện, Sở Tài chính - Vật giá.
- Đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Kho bạc Nhà nước tỉnh lập gửi Sở Tài chính - Vật giá, Bộ Tài chính.
7.4.2. Báo cáo quyết toán năm:
a) Đối với đơn vị dự toán: Sau khi đã duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương tổng hợp gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 1 tháng 10 năm sau, thời gian gửi báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp II, III giao đơn vị cấp I quy định nhưng phải bảo đảm thời hạn để đơn vị dự toán cấp I gửi báo cáo quyết toán Bộ Tài chính theo quy định trên; đối với các đơn vị dự toán thuộc ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể để bảm đảm thời hạn gửi báo cáo quyết toán của ngân sách địa phương theo Điều 67 của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương: Sau khi đã thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp dưới, Sở Tài chính - Vật giá tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân đồng cấp đồng thời gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 1 tháng 10 năm sau; đối với ngân sách cấp dưới, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể nhưng phải đảm bảo thời hạn phê chuẩn quyết toán quy định tại Điều 67 của Luật Ngân sách nhà nước.
7.4.3. Thẩm định báo cáo quyết toán năm: Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán năm của địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định và có ý kiến nhận xét quyết toán gửi địa phương, đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn thẩm định báo cáo quyết toán năm của cơ quan tài chính cấp trên đối với ngân sách cấp dưới và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương, bảo đảm thời gian để Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách năm theo quy định tại Điều 67 của Luật Ngân sách nhà nước.
8.1. Kết dư ngân sách trung ương là số chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách trung ương và vay bù đắp bội chi lớn hơn tổng số chi ngân sách trung ương, kết dư ngân sách địa phương là chênh lệch giữa tổng số thu ngân sách địa phương lớn hơn tổng số chi ngân sách địa phương; chi ngân sách bao gồm cả những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện những nhiệm vụ chi được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục được thực hiện trong năm sau.
8.2. Kết dư ngân sách được xử lý như sau:
a) Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được chuyển năm mươi phần trăm (50%) vào quỹ dự trữ tài chính, năm mươi phần trăm (50%) vào thu ngân sách năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ thì chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.
b) Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách xã được chuyển vào thu ngân sách năm sau (100%).
9. Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền.
9.1. Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định gửi cơ quan tài chính nhận ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan tài chính nhận uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền của đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí uỷ quyền và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền. Báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản:
- 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
- 01 bản gửi cơ quan tài chính uỷ quyền;
- 01 bản gửi cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên;
- 01 bản lưu cơ quan tài chính nhận uỷ quyền;
- 01 bản gửi cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp.
9.2. Cơ quan tài chính uỷ quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí uỷ quyền của cơ quan tài chính nhận uỷ quyền và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách cấp ủy quyền.
10. Kiểm tra công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước.
10.1. Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp. Trong quá trình kiểm tra kế toán, xét duyệt và thẩm định quyết toán, nếu phát hiện các khoản thu của các tổ chức, cá nhân đã nộp ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải hoàn trả từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức cá nhân và hạch toán giảm thu ngân sách. Những khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật phải thu hồi ngay cho ngân sách nhà nước và hạch toán giảm chi ngân sách nhà nước. Trường hợp quyết toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn, thì hạch toán chi ngân sách (đối với khoản phải hoàn trả) hoặc thu ngân sách (đối với khoản phải thu hồi).
10.2. Tất cả các đơn vị dự toán và các cấp ngân sách phải thực hiện nghiêm túc những quy định về công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước, phải lập quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng mẫu biểu và thời hạn quy định. Nếu đơn vị chậm nộp, ngoài việc phải chịu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thống kê theo quy định; cơ quan tài chính tạm đình chỉ hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước đồng cấp tạm đình chỉ cấp kinh phí cho đến khi đơn vị nộp báo cáo quyết toán năm, trừ một số khoản chi cấp thiết như lương, phụ cấp lương, trợ cấp, học bổng học sinh sinh viên.
10.3. Việc kiểm toán quyết toán năm của các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 78 của Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Khi nhận được kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật trước khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương và thông báo cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành và thực hiện thống nhất trong cả nước từ năm ngân sách 2004 và thay thế Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Các văn bản, chế độ ban hành trước đây trái với quy định tại thông tư này không còn hiệu lực thi hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
MINISTRY OF FINANCE |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 59/2003/TT-BTC |
Hanoi, June 23, 2003 |
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE DECREE NO.60/2003/ND-CP OF JUNE 06, 2003 OF THE GOVERNMENT DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF LAW ON STATE BUDGET
Pursuant to the State Budget Law No.01/2002/QH11 dated December 16, 2002 and the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 of the Government detailing and guiding the implementation of Law on State Budget;
Pursuant to the Decree No.73/2003/ND-CP dated June 23, 2003 of the Government promulgating the Regulations on considering and deciding on the estimates and allocations of local budget, approving the local budget standards;
The Ministry of Finance guides the decentralization, establishment, execution and settlement of the state budget as follows:
1. The state budget is a unified system, including the central budget and budgets of local authorities (hereinafter referred to as local budgets) as prescribed in clause 1 of Article 5 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government.
2. Revenue collection sources and spending tasks of the central budget and local budgets are prescribed by the State Budget Law and the Decree No.60/2003/ND-CP of June 6, 2003 by the Government.
3. Revenue collection sources and spending tasks of the local budgets shall be decided by the provincial People's Councils in accordance with the decentralization of economic - social management, defense, State security, the management of each level in the areas.
4. Percentage (%) dividing the revenue collection sources and number of additional balance from the high level budget to lower-level budgets is stable during a period from 3 to 5 years (collectively, the budget stabilization period) . The Government submits to the National Assembly for decision on the budget stability period between the central budget and local budgets. Provincial-level People's Committees submit to the People's Councils at the same level for decision on the budget stability period between local budgets.
5. The assigned budget estimate adjustment shall comply with the authority and procedures prescribed in Article 43 and Article 44 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 by the Government.
6. The organizations and individuals, including foreign organizations and individuals operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam are obliged to pay in full and on time the taxes, fees, charges and other payables to the budget as prescribed by law; management, use of funds, funding granted by the state in accordance with the right purposes, regulations, economy and effectiveness.
7. Collecting agencies (including State Tax, Customs, Finance and other agencies to be allowed by the Government or authorized by the Ministry of Finance) cooperate with the State Treasury to organize management, focus the state revenue collection source, regularly inspect, urge, and ensure that all budget revenues should be focused fully, timely to the state budget.
8. All state budget expenditures must be checked, controlled before, during and after the process of allocation for payment. Payments must be in the assigned state budget estimates, in accordance with the regulations, standards and norms of expenditure defined by the competent state agencies and decided on expenditure by the head of the unit using budget or person authorized to decide spending. The persons who make spending decisions must take responsibility for their decisions, if they decide on spending improperly; they must be reimbursed and depending on the nature and seriousness of their violations, shall be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal criminal.
9. All revenues and expenditures of state budget are accounted in Vietnam dong. The state budget revenues in foreign currency, in kind or by labor day are converted into Vietnam dong at the exchange rate of cost accounting or in kind, labor day rates defined by competent agencies for accounting state budget revenues at the arising time.
10. The organizations or individuals are responsible for collecting and remitting to the state budget, use of state budget must be organized accounting, reporting and settlement of budget revenues and expenditures according to the budget year, budget levels, contents of State budget, state accounting regime and the regulations in the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 of the Government, as well as the provisions of this Circular.
11. For some special activities in the field of national defense - security; allocation and payment of capital for basic construction investment; management mechanisms of loans and aid; the revenues and expenditures of oversea based Vietnam representative agency overseas; management of the communal budget, the Finance Ministry coordinates with the concerned agencies to issue the separate guidelines.
II. DECENTRALIZATION OF BUDGET MANAGEMENT
1. Decentralization of revenue sources and spending tasks between the central budget and local budgets:
1.1. The revenue sources of central budget include:
1.1.1. The revenues of central budget entitled 100%:
a) The value added tax of imported goods;
b) Export and import duties;
c) Special consumption tax of imported goods;
d) Corporate income tax of the entire branch accounting units. Income tax of the entire branch accounting units is the income remitted to budget from the business, production activities carried out the focused accounting of the following units:
- The business, production activities of power of the Electricity Corporation of Vietnam, the Electricity Companies I, II, III, The Electricity Company of Hanoi city, Electricity company of Ho Chi Minh City, Electricity company of Hai Phong, Electricity company of Dong Nai;
- The business activities of the Industrial and Commercial Bank of Vietnam, Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam, Bank for Foreign Trade of Vietnam, Bank for Investment and Development of Vietnam, Bank for Social Policies; Bank for Housing Development of the Cuu Long Delta;
- The business activities of the Vietnam national airline;
- The Telecommunications and Post services of the Vietnam Corporation of Posts and Telecommunications;
- Insurance trading activities of Insurance Corporation of Vietnam;
- Transportation business activities of the Corporation of Vietnam's railway;
đ) Other taxes and revenues from the exploration and exploitation of oil, gas, including tax of transferring income abroad, rent for ground, water surface;
e) Payback of central budget at the economic facilities, loan recovery of the central budget (both principal and interest), collection from financial reserve funds of the central; income from capital contributed by the central budget;
g) The fees and charges, the parts remitted to the budget as prescribed by law organized the collection by the agencies and units of the central government, excluding costs of gas, oil and registration fees;
h) Non-business revenues, the parts remitted to the budget as prescribed by law of the units directly managed by the central agencies;
i) Revenue difference much more than expenditure of the State Bank of Vietnam;
k) Revenues from capital refund, liquidation of assets, other revenues of state-owned enterprises managed by the central government, the parts remitted to the budget as prescribed by law;
l) Revenues from fines and confiscation under the provisions of law;
m) Revenues from the balance of the central budget;
n) Revenues due to source transfer from the central budget of the previous year to the central budget if next year;
o) Non-refundable aids of governments of the countries, other organizations and individuals in foreign countries to the Government of Vietnam;
p) Other revenues of central budget in accordance with the law provisions.
1.1.2. Revenues divided by percentages (%) between the central budget and local budgets:
a) Value added tax, excluding value added tax of imported goods specified in section a point 1.1.1 Part II of this Circular and value-added tax collected from the lottery;
b) Corporate income tax, excluding corporate income tax of the entire branch accounting units specified at Section d, point 1.1.1 of Part II of this Circular and corporate income tax collected from the lottery;
c) Income tax for high income earners;
d) Special-consumption tax collected from services and goods produced domestically, excluding Special-consumption tax collected from the lottery;
đ) Fee for petrol.
1.2. The spending tasks of the central budget include:
1.2.1. Expenditure for Investment and development on:
a) Investment in the construction of economic - social infrastructures that are unable to withdraw funds managed by the Central Government;
b) Investment and support for the enterprises, economic organizations, contribution to equity, venture into the enterprises in the areas required the participation of the State under the provisions of law;
c) Expenditure for financial support and funding supplement, support and reward of export for the enterprises, economic organizations in accordance with law;
d) The expenditure for investment and development in the national target programs and state projects made by and central agencies;
đ) Expenditure in support for state financial institutions managed by the central government;
e) Expenditure for adding state reserves;
g) Other investment and development expenses as prescribed by law;
1.2.2. Regular expenditure on:
a) The activities of education, training, vocational training, health, society, information culture, literature and art, sports, science and technology, environment, and other activities managed by the central agencies:
- The ethnic minority boarding high schools;
- Training for postgraduate, universities, colleges, vocational schools, vocational training and other forms of training and retraining;
- Medical prevention and treatment and other activities of health profession;
- The facilities of invalids, persons who have contributed to the revolution, the social camp, prevention and fighting of social evils and other social activities;
- Conservation, museums, libraries, restoration of historic relics ranked, the creative activities of literature, art and other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Retraining and training of coaches and athletes of the national teams; the national and international tournaments; sports facilities management and other activities of fitness, sports;
- Scientific research and technological development;
- Other activities;
b) The economic activities managed by the central agencies:
- The transportation profession: restoration, maintenance, repair of bridges, roads, other traffic works, signs fixing and other measures to ensure traffic safety on the roads;
- The agriculture, irrigation, fisheries and forestry: maintenance and repair of dikes, irrigation works, stations of agriculture, fisheries, forestry; encouragement of agriculture, fisheries, forestry; the farm zoning, protection and fighting of forest fire, and protection of fisheries resources;
- Basic Survey;
- Measurement of administrative boundaries;
- Mapping;
- Measurement of the border, border demarcation;
- Measuring, mapping and archiving of cadastral records;
- The sedentarization and new economic zones;
- The environmental protection activities;
- The other economic activities;
c) The duties of defense, security, social order and safety ensured by the central budget in accordance with the Government's own regulations and guidelines for implementation;
d) Activities of the National Assembly, the President, ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, system of people's courts, the People's Procuracy;
đ) Activities of the central agency of the Communist Party of Vietnam;
e) Activities of the central agency of the Central Committee of Vietnam Fatherland Front of Vietnam; Labor Confederation of Vietnam; Veterans Association of Vietnam; Women's Union of Vietnam; Vietnam Farmers Association; Communist Youth Union of Ho Chi Minh City;
g) The subsidy by the State policy;
h) The regular expenditure in the national target programs and state projects implemented by the central agencies;
i) Compliance with the regime of retired people, health loss under the provisions of the Labor Code for the objects covered by the central budget; support of the Social Insurance Fund as prescribed by the Government;
k) Implementation of policies for war invalids, sick soldiers, martyrs, martyrs' relatives, families that contributed to the Revolution, and other objects of social policies;
l) Support for social - professional and political organizations, social organizations, social - professional organizations under the Central Government under the provisions of Article 17 and Article 18 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government;
m) Other regular expenses as prescribed by law;
1.2.3. Repayment of principal and interest for the amounts borrowed by the Government;
1.2.4. Aid expenditure for the foreign governments and organizations;
1.2.5. Expenditure for loans under the provisions of law;
1.2.6. Addition to the Central financial reserve fund;
1.2.7. Addition to local budgets;
1.2.8. Expenditures for source transfer from the central budget of the previous year to the central budget of the following year.
1.3. Revenues of local budgets, including:
1.3.1. Revenues of local budgets entitled 100%:
a) Land and housing tax;
b) Royalty excluding royalty collected from oil and gas activities;
c) Excise tax;
d) Land use right transfer tax;
đ) Agricultural land use tax;
e) Land use levy;
f) Land rent, water surface rent, excluding water surface rent collected from oil and gas activities;
g) Compensation for land damages;
h) Rental and sale of houses under state ownership;
i) Registration fees;
k) Proceeds from lottery operations;
l) Income from capital contributed by the local budgets, payback of local budgets in the economic facilities, liquidation of assets and other revenues of state-owned enterprises managed by localities, the parts remitted to budget as prescribed by law; revenue from the financial reserve fund of the provinces as prescribed in Article 58 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 by the Government;
m) The fees and charges, the parts remitted to budget as prescribed by law organized to collect by the local agencies and units, excluding costs of gas, oil and registration fees;
n) Proceeds from public land fund and other revenue from yields of public products;
o) Non-business revenues, the parts remitted to budget in accordance with the laws of the units managed by the localities;
p) Mobilization from organizations and individuals to invest in construction of infrastructure works in accordance with law provisions;
q) Voluntary contributions from foreign and domestic organizations and individuals;
r) Revenue from mobilization for construction investment of infrastructure works in accordance with provisions in clause 3 of Article 8 of the State Budget Law;
s) Revenues from the fines and confiscation under the provisions of law;
t) Revenues from the balance of local budgets;
u) Other revenues of local budgets in accordance with law provisions;
v) Additional revenues of high level budget;
x) Revenues due to source transfer from the local budget of the previous year to the local budget of next year;
y) Direct non-refundable aids of organizations and individuals in foreign countries to the localities as prescribed by law;
1.3.2. Revenues divided in percentages (%) between the central budget and local budgets as prescribed in clause 1.1.2 of Part II of this Circular.
1.3.3. The decentralization of revenue sources specified in point 1.3.1 and point 1.3.2 of Part II of this Circular to the local budgets decided by the provincial-level People's Councils within the scope decentralized and comply with the principles specified in Article 6 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 6, 2003 of the Government, and must meet the following requirements:
a) Associated with the mission and management capabilities of each level, limiting the addition from the high-level budget to the lower budget; and encouraging all levels to strengthen revenue management, revenue loss prevention; limiting distribution of revenues of small-scale for many levels.
b) Budgets of communes and towns are entitled at least 70% of revenues as follows:
- Land use right transfer tax;
- Housing and land tax;
- Excise tax collected from individuals, small business households;
- Agricultural land use tax collected from households;
- Registration fees for houses and land;
c) Budgets of towns and provincial cities are entitled at least 50% of registration fees, excluding the registration fees for houses, land.
1.3.4. The mobilization of infrastructure construction investment capital in accordance with provisions in clause 3 of Article 8 of the State Budget Law shall be implemented as follows:
a) When there is a need to raise capital for investment, the provincial-level People's Committee makes a plan and submits to the same level people's council for decision; the contents of the plan must be stated clearly:
- 5-year investment plan of the provincial budget is ensured the approval from the provincial-level People's Council;
- Investment projects proposed for mobilization of investment portfolio in five year plan decided by the People's Councils;
- The investment decision of the competent authorities on the investment project proposed for mobilization.
- Economic - social efficiency of project;
- Total investment capital needs to be mobilized and expected source of debt repayment of the provincial budget;
- The form of raising capital; volume for mobilization; interest rates and repayment plans when due;
- Outstanding mobilized capital at the time of submitting the plans and outstanding balance after the mobilization plan is approved must be ensured not more than 30% of capital for annual domestic basic construction investment of provincial-level budget, excluding additional investment capital by non-stable regularly target from the central budget for the provincial-level budget;
- Balancing the current annual provincial budget and the repayment capacity of the budget of the next years;
- Other documents to clearly explain the capital raising plan.
b) After the capital mobilization plan are decided by the provincial-level People's Councils, the People's Committees report to the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance for monitoring and supervising the implementation and synthesis to report to the Prime Minister;
c) The capital of localities shall comply with Government regulations on the issuance of government bonds and from other lawful financial resources as prescribed by law.
d) Mobilization capital is accounted as revenue for provincial-level budget for spending the determined objectives and must be arranged in the balance of the provincial-level budget for active debt payment when due.
1.4. Spending tasks of local budget include:
1.4.1. Investment and development expenditure on:
a) Investment in the construction of economic - social infrastructure works that are unable to withdraw funds managed by locality;
b) Investment and capital support for the enterprises, economic organizations, the financial institutions of the State under the provisions of law;
c) The expenditure for development investment in the national target programs implemented by the local agencies;
d) Other investment and development expenses as prescribed by law;
1.4.2. Regular expenditure on:
a) The activities of education, training, vocational training, health, society, culture and information, literature and art, sports, science and technology, environment, and other activities managed by the local agencies:
- High school education, additional culture school, kindergarten, ethnic minority boarding high school and other educational activities;
- Universities, colleges, vocational schools, occupational training, short-term training and other forms of training and retraining;
- Medical prevention and treatment and other health activities;
- The social camps, social donation, poverty relief, prevention and fighting of social evils and other social activities;
- Conservation, museums, libraries, performing arts and other cultural activities;
- Radio, television and other information activities;
- Retraining and training of coaches, athletes of provincial-level teams; the provincial-level tournaments, management of the competition facilities of sports and fitness and other activities of sports and fitness;
- Scientific research, application of technical advances, other activities of science, technologies;
- The other activities managed by local authorities;
b) The economic activities managed by local authorities:
The transportation profession: restoration, maintenance, repair of bridges, roads, other traffic works, signs fixing and other measures to ensure traffic safety on the roads;
- The agriculture, irrigation, fisheries, salt and forestry: maintenance and repair of dikes, irrigation works, stations of agriculture, fisheries, forestry; encouragement of agriculture, fisheries, forestry; the farm zoning, protection and fighting of forest fire, and protection of fisheries resources;
- Administrative urban activities: restoration, maintenance of lighting systems, sidewalks, drainage systems, urban traffic, parks and other administrative urban activities;
- Measuring, mapping and archiving of cadastral records and other cadastral activities;
- Basic Survey;
- The activities on the environment;
- The other economic activities;
c) The duties of defense, security, social order and safety ensured by local budgets in accordance with the Government’s regulations and the implementation guidelines;
d) The operations of state agencies, the Vietnam Communist Party in the localities;
đ) Activities of the political - social organizations in the localities: Committee of Vietnam Fatherland Front, Vietnam Veterans Association, the Vietnam Women's Union, Vietnam Farmers' Association, Ho Chi Minh Communist Youth Union;
e) Support for the professional - social, political organizations, social organizations, the professional - social in the localities as stipulated in Article 17 and Article 18 of Decree No.60/2003/ND- CP dated June 06, 2003 by the Government;
g) Implementation of the social policies for the objects managed by local authorities;
h) The regular expenditure in the national target programs performed by the local agencies;
i) The subsidy according to policy of the State;
k) Other regular expenses as prescribed by law;
1.4.3. Payment of principal and interest money mobilized for investment in accordance with clause 3 of Article 8 of the State Budget Law;
1.4.4. Additional expenditure for provincial-level financial reserve fund;
1.4.5. Additional expenditure for lower-level budgets;
1.4.6. Expenditures of source transfer from the local budget of previous year to the the local budget of next year;
1.4.7. The spending tasks specified in Section b point 1.4.1 and the Points 1.4.3 and 1.4.4 of Part II of this Circular, only applying to the provincial-level budget, not applying to district-level and commune-level budget;
2. Percentage (%) dividing the revenues between the budgets of all levels in the first year of the stable period:
2.1. Percentage (%) dividing the revenues between the central budget and the budget of each province or city under central authority as prescribed in point 1.1.2 of Part II of this Circular decided by the National Assembly Standing Committee.
- This percentage is applied generally to all revenues divided and defined separately for each province.
- The determination of the percentage (%) dividing for local budgets’ enjoying by the following formula:
Call:
+ Total expenditures of local budget (after deducting the following items: additional expenditure for lower-level budgets, expenditures from additional source targeted from central budget, expenditure for investment from funds mobilized under clause 3 Article 8 of the State Budget Law, expenditures from voluntary contributions and expenditures from aid and expenditures from sources borrowed by the government from foreign countries and spending for source transfer to the next year budget) is A.
+ The total number of local budget revenues entitled to 100% (after deducting the following revenues: additional revenue from high-level budget, the surplus revenue, mobilization revenue under clause 3 of Article 8 of the Law on State Budget, revenue from voluntary contributions, revenue from aid, revenue from source transfer of the previous year's budget) is B.
+ Total number of revenues divided between the central budget and local budgets are C.
If A - B <C, the percentage (%) of distribution is calculated by the formula:
Percentage (%) |
= |
A - B |
x 100% |
C |
If A - B = C, the percentage (%) is determined by 100% and the difference will be added to balance local budget by central budget.
2.2. Percentage (%) dividing the revenues between the local budgets decided by the provincial-level People's Councils.
2.2.1. The revenues divided between the local budgets include:
- The revenues of tax, fees, charges and other revenues entitled to 100% by local budgets as prescribed in point 1.3.1 of Part II of this Circular;
- The revenues divided between the central budget and local budgets, part of local budgets entitled as specified in point 1.1.2 of Part II of this Circular;
2.2.2. Provincial-level People's Council decides percentage (%) dividing the revenues between the provincial-level budget with budget of each district, town, provincial city and budget of each commune, ward or township.
3. When decentralization of revenue sources and spending tasks and determination of the percentage (%) dividing the revenues between local budgets must:
3.1. On the decentralization of revenue sources:
- The decentralization of revenues between the local budgets shall comply with the provisions of Article 6 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 6, 2003 of The Government and point 1.3.3 part II of this Circular.
- Focus on the ability to meet spending needs in place, encourage exploitation of revenues, and comply with the conditions and characteristics of each region. Revenues associated with the management role of a certain level of government shall be allocated to budget of that level of government.
- Decentralize maximum revenue in the area to ensure the spending tasks assigned; limit addition from the higher-level budget.
- Limit decentralization for many levels of budget for small-scale revenues.
- Ensure the percentage (%) dividing the revenues for its budget and the budgets of all lower-levels shall not exceed the percentage (%) divided by the regulations of the higher level for each revenue divided.
3.2. On decentralization of spending tasks:
3.2.1. Decentralization of expenditures for basic construction investment:
- The decentralization of expenditures for basic construction investment of the projects of economic - social infrastructure for the districts, communes or townships under the provisions of Article 6 and Article 25 of the Decree No.60/2003/ND- CP dated June 06, 2003 of the Government, based on qualifications, management capability and volume of investment capital, the provincial-level People's Committees submit to the People's Councils for deciding on decentralization of expenditures for lower-level basic construction investment. Provincial-level towns and cities shall be assigned the spending task for construction investment: State schools at all levels and public welfare projects, lighting, water drainage and supply, urban traffic, traffic safety, urban sanitation; on the basis of decentralization, identify the spending tasks for lower-level basic construction in detail.
3.2.2. Decentralization for regular expenditures:
The decentralization for regular expenditure between local budgets must ensure the principles described in Article 6 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 of the Government, and must:
a) Comply with the decentralization of economic - social management, defense and security in the locality as prescribed by law and be consistent with economic characteristics, geography, population of each region and level, capacity of officials to ensure efficiency;
b) For the budgets of communes, townships, if sources of revenue 100% and revenues divided by the percentage (%) are greater than the regular expenditure tasks, provincial-level shall assign more expenditure tasks for the projects, health centers, kindergartens and other infrastructures managed by the communes, towns.
4. Additional number from the higher-level budget to the lower-level budget includes:
4.1. Addition to balance revenues and expenditures of budget to ensure that lower-level governments balance the budget to perform economic - social tasks, defense, security assigned.
Additional number for balance from the central budget to the local budget for the first year of stable period is determined as follows:
Additional level |
= |
Total expenditures of local budgets (according to the A content mentioned at Point 2.1 of Part II of this Circular) |
- |
Total revenues from local budgets entitled to 100% (according to the B content specified at Point 2.1 of Part II of this Circular) |
+ |
Total revenues divided between the central budget and local budgets (the entitled local budgets which have been expanded to 100%) |
Additional number for balance from the higher-level budget to the lower-level budget in the locality is determined according to the principles determining the difference between expenditures and revenues of lower-level budget (revenue 100% and the revenues entitled percentage (%) from the revenues divided between the local budgets).
4.2. Addition targeted:
4.2.1. Addition targeted to support lower-level budgets for performing the following tasks:
a) Support in the implementation of policies, the new regime issued by higher level but not been included in the budget estimates of the first year of budget stabilization period, the specific level of support is determined on the basis of ability of budget balance of the relevant levels;
b) Support in the implementation of programs and national projects assigned the local agencies to implement, the specific level of support is implemented by expenditure estimates assigned by the competent authorities;
c) Support in the implementation of goals, works, projects of great significance to the requirements of economic – social development of the localities, in the planning and has been approved by competent authorities in accordance with law provisions on management of investment and construction, the lower-level budget allocated expenses but not enough sources, the support level is under the plan approved by competent authorities.
d) Support in part to handle irregular difficulty: recovery from natural disasters, fires, accidents in widespread with severity, after the lower-level budget was used for reserve, a part of local financial reserve fund, but not yet met the demand.
đ) Support in the implementation of some other urgent, essential tasks, the support level is under the decision by competent authorities.
4.2.2. Additional number targeted from higher-level budget to lower-level budgets is determined annually. Specific support level is based on capacity to balance of the higher-level budget and requirements on specific goals of the subordinates. The use of capital and funding supplemented by the goal must be according to the specified target.
5. Percentage (%) dividing the revenues between local budgets and additional number balanced from higher-level budget to lower-level budgets is stable from 3 to 5 years so for the years in the stable period, the People's Committees at all levels based on revenues and expenditures decentralized, percentage (%) dividing the revenues and the additional level from higher-level budget, regime of collection, standards, norms of budget expenditure and specific requirements for socio-economic development of the localities, submit to the same level People's Councils the estimates of revenues, expenditures and proactive to manage, operate estimates of budget revenues and expenditures which have been decided by the People's Councils.
III. ESTIMATION OF ANNUAL STATE BUDGET
1. The guide to estimate the state budget and notice of the number of state budget estimate inspection:
1.1. Based on the directive of the Prime Minister on the planning of economic - social development and state budget estimate of next year, the Ministry of Finance issues the Circular guiding the requirements, content, time limit to estimate the state budget and notify the inspection number of the state budget to the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies and People's Committees of provinces and centrally-run cities.
1.2. The ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies based on directives of the Prime Minister, Circular, inspection number of the budget estimate of the Ministry of Finance and based on the requirements of specific tasks of the Ministries, agencies, notify inspection number of the state budget estimate to the subordinate units.
1.3. Provincial-level People's Committees based on the directives of the Prime Minister, Circular, inspection number of the budget estimate of the Ministry of Finance, based on the orientation of economic - social development, requirements and specific tasks of the localities, based on the ability to balance local budgets, guide and inform the inspection number of the budget estimate to the subordinate units and lower-level People's Committees.
1.4. The ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, the People's Committees at all levels, when announcing the inspection number of the state budget estimate to the subordinate units and lower-level People's Committees must ensure that the revenue is not lower than the inspection number of revenue, expenditure number must be consistent with the inspection number of total and structure.
1.5. Prior to June 10 of the previous year, the Ministry of Finance announces the inspection number of the budget estimate to the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies and People's Committees of provinces and centrally-run cities, the content of inspection number includes:
- Total and each sector of budget revenue and expenditure for the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and other central agencies.
- Total revenues, expenses and some important expenditures for the provinces and centrally-run cities.
2. Requirements for budget estimates:
2.1. State budget estimates and budget estimates of the authorities must synthesize by each sector of revenue and expenditure and by the structure of the regular expenditure, investment and development expenditures, and debt repayment expenditure.
2.2. Budget estimates of the authorities, of the estimate units at all levels must be made in accordance with the requirements, content, form and time limit prescribed in this Circular and Circular guiding content and time limit of making the annual state budget estimates of the Ministry of Finance.
2.3. Budget estimates must be accompanied the report to clearly explain the basis, bases for calculation.
2.4. Budget estimates at all levels must ensure balance on the following principles:
2.4.1. For state budget estimates: total revenues of tax, fees and charges must be more than total regular expenditures and debt payments; deficit must be less than expenditures for development investment.
2.4.2. For the provincial-level budget estimates: it must balance between revenues and expenses on the basis of the provincial-level budget revenues including revenues from the provincial budget entitled to 100%, the revenues divided to the provincial budget according to percentage (%) which has been provided and the additional number balanced from the central budget (if any); number expected to mobilize domestic capital for investment in the construction of infrastructure works specified clause 3 of Article 8 of the State Budget Law and Article 26 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government.
2.4.3. Budget estimates of district and commune levels must be balanced revenues and expenditures.
3. Bases to make budget estimate:
3.1. The mission of economic - and social development and assurance of national defense - security; targets and specific tasks of the plan year and the targets reflecting the size, duty, operational characteristics, economic - social conditions and nature of each region as population by region, economic - social indicators notified by competent authorities to each ministry, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, each locality and unit;
3.2. The laws, ordinances on tax, collection regime; budget allocation norms; regime, standards and norms of budget expenditure specified by the competent authorities; in case of need to amend or supplement these documents, it must research to amend, supplement and issue before the time of estimating the annual state budget. Of which:
3.2.1. For state budget revenues, the estimate must be based on the economic growth, the relevant indicators and the provisions of law on state revenue collection;
3.2.2. For investment and development expenditure, the estimate must be based on the investment projects with full capital allocation conditions under the Regulations of management of construction investment capital and in accordance with ability of annual budget, five-year financial plan; at the same time to prioritize the allocation of sufficient funds in accordance with the progress of deploying the programs and projects being implemented which already approved by competent authorities;
3.2.3. For regular expenditures, the estimate must follow the policies, regulations and standards and norms defined by the competent state agencies, in which:
- For the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies: Based on the norms of allocation of central budget decided by the Prime Minister to issue norms for allocation of budget expenditure for the subordinate units, to ensure conformity with the total and details by each domain.
- For the localities: provincial-level People's Councils based on the allocation norms of local budget expenditure decided by the Prime Minister to issue norms for allocation of budget expenditure to the agencies and provincial units and lower level units.
- For the budget-using units, the estimate is based on the policies, regimes, standards and norms for expenditure issued by the competent agencies.
- For the administrative agencies implementing the lump sum payroll and administrative management expenditures and the non-business units with revenues, the estimate is made by separate regulations of the Government, the Prime Minister;
3.2.4. For payment of debts, it must ensure the sufficient payment of all due debts (including principal and interest) in accordance with repayment obligations;
3.2.5. For loans to offset state budget deficits, the estimate must be based on balance of the budget, the ability of each loan source, repayment ability and the budget deficit rate as prescribed by the competent authority.
3.3. The provisions on decentralization of economic - social management, decentralization of budget management.
3.4. For local budget estimates, the estimate within the budget stabilization period is based on percentage (%) dividing the revenues and the additional rate balanced from the higher-level budget assigned; for the first year of the budget stabilization period, based on the budget allocation mode and the estimate of budget revenues and expenditures of each locality.
3.5. Directive of the Prime Minister on the planning of economic - social development and state budget estimate of next year; Circular of the Ministry of Finance on the budget estimates; guidance of Provincial-level People's Committees on the budget estimate in the local levels.
3.6. Inspection number on the budget estimate notified by the competent agencies.
3.7. The implementation of budget estimates of some previous years and some closest years.
4. Duties and powers on the budget estimate.
4.1. The enterprises based on the plan of production - business of the units, the laws, ordinances on tax and regulations of state revenue collection, tax estimate and amounts payable to the budget, expected value added tax returned under the regime; to send to tax agencies, customs offices and agencies tasked to collect the budget by the State;
4.2. Local tax agencies estimate state budget revenues (domestic revenue) in the areas and bases to calculate each revenue source, estimate the value-added tax required to return under the regime for the enterprises under the jurisdiction to send to the superior tax agencies, the People's Committees, financial institutions, agencies of planning and investment at the same level.
4.3. Taxation General Department reviews the revenue estimates, estimates the number of value added tax required to return under the regime made by the subordinate tax offices, synthesizes estimates of state budget revenue and bases to calculate each revenue source, sums up expectation of value added tax required to return for the enterprises in the whole country to report to the Ministry of Finance before July 20 of the previous year.
4.4. Departments of Customs of the provinces make revenue estimates of export, import duties, special consumption tax of imports, value added tax of imports, other revenues related to operation of import and export under the management scope to send to Customs General Department, the provincial People's Committee, and cc to the Department of Finance - Pricing, Department of Planning and Investment.
4.5. General Department of Customs reviews the revenue estimates made by the subordinate customs offices, synthesizes revenue estimates of export, import duties, special consumption tax of imported goods, the value added tax of imported goods and revenues assigned to manage to report to the Finance Ministry before July 20 of previous year.
4.6. The units using budget make estimates of budget revenue and expenditure under the scope of tasks assigned to send to the direct higher-level agencies. The direct higher-level agencies (if not being the estimate unit of level I) review and synthesize estimates of subordinate units to establish and send to the estimate unit of level I.
4.7. The organizations supported by budget make estimates of budget revenues and expenditures under the scope of tasks assigned to send to the financial agency and agency of planning and investment at the same level.
4.8. The central and local state agencies (level-I estimating units) estimate the budget revenues and expenditures under its direct management, consider the estimates made by the units; synthesize and estimate the budget revenues and expenditures under its management to send to the financial agency, planning and investment agency at the same level, management agency of national target programs at the same level (the estimated expenditure for national target programs); collaborate with financial institutions at the same level to make estimation and budget allocation plans by sector of its budget. The central level-I estimating units send report before July 20 of previous year. Time to send reports of the local level-I estimating units shall be defined by provincial-level People's Committees. Based on the characteristics of the units and regulations of the time to send the budget estimates mentioned above, the level-I estimating units prescribe the time to prepare and submit reports for the subordinate estimating units accordingly.
Estimates of budget revenues and expenditures must be accompanied by a detailed explanation of bases to calculate each item of revenue and expenditure.
When the higher level estimating units consider the budget estimate report of the subordinate estimate units to synthesize, estimate the budget revenues and expenditures under their management should request the units to modify the estimates in the following cases: budget estimation not in compliance with bases on the norms, mode, scale and volume of assigned tasks, beyond the ability of budget balance, budget estimation not in compliance with prescribed form, not in compliance with state budget index, ...
4.9. Budget estimate of branches, sectors
The agencies managing branches, sectors centrally and locally coordinate with financial institutions and agencies of planning and investment at the same level to estimate the budget revenue and expenditures by branches, sectors to be in charge by their budgets. Central and local state management agencies in the field of education and training, science and technology coordinate with financial institutions and agencies of planning and investment at the same level to estimate the budget revenue and expenditure by sector to be in charge in the whole country and each locality. The central state agencies send reports to the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment before July 20 of previous year.
4.10. Organization to work on the state budget estimate:
After the announcement of budget estimate inspection number, financial institutions at all levels shall work to discuss the budget estimate with agencies and units of the same level and the subordinate People's Committees, financial agency (for the first year of the budget stabilization period), higher-level agencies, organizations or units must hold to discuss the estimate with the units estimating central budgets.
4.11. People's Committees at all levels:
a) To guide, organize and direct the subordinate units, lower-level government to estimate the budget revenues and expenditures under its management; to coordinate and direct tax agencies, customs (if any) in the localities to make estimation of state budget revenues and expenditures, estimate the amount of value-added tax required to return under the regime for the enterprises in the area;
b) To estimate the state budget revenues in the area, revenues and expenditures of local budgets; to report to the Standing People's Council or the Chairman, Vice Chairman of the People's Council (for the commune level) for reviewing before reporting to the higher-level state administrative agency.
4.12. The financial institutions at all levels:
a) For the first year of the budget stabilization period, to preside over and coordinate with the agency of planning and investment to work with direct lower-level People's Committee, agencies, units of the same level on the budget estimate; have the right to request for rearranging the revenues and expenditures in the estimates which are not in compliance with regulations, standards, which are not rational, economic, not consistent with the ability of budget and orientation for economic - social development. For the next years of the stable period, only work when the lower-level People's Committee requests;
In the course of work, the budget estimation and construction of budget allocation plan, if there are different opinions among the financial institutions with the agencies at the same level and subordinate authorities, financial institutions in the localities must report to the People's Committees at the same level for decision; the Ministry of Finance shall report to the Prime Minister for decision;
b) To preside over and coordinate with agencies of planning and investment and the relevant agencies at the same level in the synthesis, the budget estimates in their respective fields. For the field of education - training and science and technology, synthesize, estimate by the area in the locality and in the whole country;
c) To preside over and coordinate with the concerned agencies or units in the synthesis, estimate of the state budget, local budgets and budget estimate allocation plans of their levels;
d) To coordinate with the agency of planning and investment at the same level in the expenditure estimate for investment and development and budget estimate allocation plans for a number of expenditure field for investment and development of their level budgets in accordance with provisions in Section b point 4.13 part III of this Circular;
đ) The synthesis of estimate and plan for allocation of expenditure estimates of the national target programs (the regular expenditure) made by the national target program management agency;
e) To propose the budget balancing plans and the measures to implement policies to increase revenues and save expenditures of budget.
4.13. Agencies of planning and investment at all levels:
a) The Ministry of Planning and Investment submits to the Government the projects on plan of economic - social development of the whole country and the major balances of the national economy, including balance of finance, monetary and basic construction investment capital, as the basis for building financial plan, budget;
b) The agencies of planning and investment coordinate with financial institutions at the same level in the synthesis, estimate of their level budgets; preside over and coordinate with financial institutions at the same level to make expenditure estimates for investment and development, plans of expenditure allocation for basic construction investment, additional expenditures for state reserve, expenditures for state credit support and expenditures for capital contribution, joint ventures according to regulations; in the central level, send to the Ministry of Finance before September 10 of previous year to sum up the state budget estimate and plan for allocation of the central budget to submit to the Government as prescribed in clause 3 of Article 21 of the Law on State Budget;
c) The Ministry of Planning and Investment shall synthesize the estimate and plan of expenditure allocation for national target programs (the expenditure for basic construction investment) made by the management agencies of national target programs and sum up estimates, the plan of expenditure allocation for national target programs to send to the Ministry of Finance before 10 September of previous year.
4.14. The state agencies at central and local levels:
a) The ministries managing branches, sectors collaborate with the Ministry of Finance in formulation of regimes, standards and norms of state budget expenditures under the branches or sectors to be in charge as provided in clause 5 of Article 10 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 by the Government;
b) The management agencies of national target programs preside over and coordinate with financial institutions, agencies of planning and investment to make expenditure estimates of national target programs; build the expenditure allocation plans of national target programs for the units, localities to send to the financial institutions, agencies of planning and investment at the same level for synthesis into the budget estimates and budget estimate allocation plans to submit to competent authorities for decision; at central level, send to the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment before July 30 of previous year to sum up the state budget estimate and plan for allocation of the central budget to submit to the Government. The opinions of management agencies of national target programs which are not consistent with the opinions of the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment shall be reported to the Prime Minister for consideration and decision.
5. Formation, decisions, allocation, and assignment of the state budget estimate.
5.1. Estimate of local budgets, the central budget and the state budget:
5.1.1. Estimate of local budgets:
Department of Finance - Pricing presides over and coordinates with the Department of Planning and Investment to consider the budget estimates of the provincial units, estimates of revenues made by tax authorities, customs offices (if any), the estimate of budget revenues and expenditures of the districts; estimates the revenue of state budget in the area, budget revenues and expenditures of the provincial budget (including district, commune budget estimates and provincial budget estimate), expenditure estimates for national target programs, reports to the provincial People’s Committee for submitting to provincial Standing People's Council for consideration before reporting to the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment, the ministry managing the field of education, training, science and technology (for the expenditure estimates for education - training, science and technology), the central agencies managing national target programs (the expenditure estimates of national target programs) at least on July 25 of previous year.
Provincial-level People's Committee provides specific guidelines the estimate of budget at local levels in accordance with the requirements, content and time of budget estimate of provinces, cities under central authority.
5.1.2. Estimate of the state budget and the central budget.
The Ministry of Finance presides over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment and relevant ministries, agencies to review estimates of budget revenues, expenditure reported expenditure estimate of state budget according to areas by the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies in central and the provinces and cities directly under central authority (for the field of education - training, science and technology), and expenditures of national targeted programs reported by the management agencies of national target programs and reports, the demand for debt payment and borrowing capacity, sums up and estimates revenues and expenditures of state budget, makes plans to allocate the central budget to submit to the Government.
As assigned by the Government and authorized by the Prime Minister, report and explain to the National Assembly and the agencies of the National Assembly as stipulated in the Regulations of setting up, verification, submission to the National Assembly for deciding on the State budget estimate, plan of central budget allocation and approval of the state budget estimate issued by the National Assembly Standing Committee.
5.2. Decision on State budget estimate, central budget allocation, assignment of state budget estimate.
5.2.1. After the state budget estimate, the central budget allocation plan was decided by the National Assembly, the Ministry of Finance is responsible for:
a) Based on the Resolutions of the National Assembly on the state budget estimate, central budget allocation, for the first year of the budget stabilization period, submitting to the Government for submitting to the National Assembly Standing Committee for deciding percent (%) divided between the central budget and local budgets for the revenues specified in clause 2 of Article 30 of the State Budget Law;
b) Based on the Resolutions of the National Assembly on the state budget estimates, central budget allocation and Resolutions of the National Assembly Standing Committee on percentage (%) dividing revenues between the central budget and local budgets, submitting to the Prime Minister for deciding to assign task of budget revenue and expenditure for each ministry, ministerial-level agency, Governmental agency, other central agency by each sector; the task of revenues and expenditures, percentage (%) dividing revenues between the budget central and local budgets, the additional balance (if any), the additional rate targeted from the central budget, estimates of expenditure from funds authorized by the central budget to each province or city under central authority before November 20 of previous year;
c) Guiding tasks of budget revenues and expenditures for the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, the People's Committees of provinces and cities under central authority before November 25 of previous year.
5.2.2. On the basis of the decision of the Prime Minister to assign the task of budget revenue and expenditure for each province or city under central authority; Department of Finance - Pricing shall assist the provincial-level People's Committee to submit to the People's Councils at the same level for decision on estimate of provincial budget revenue and expenditure, the provincial-level budget allocation plans and the additional rate from the provincial-level budget to the lower-level budgets before December 10 of previous year; the provincial-level People's Committee is responsible for reporting to the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment the provincial budget estimate and results of provincial budget estimate allocation which has been decided by the provincial-level People's Councils.
Based on the Resolution of the provincial-level People's Council, Department of Finance - Pricing submits to the People's Committee at the same level for decision on assigning task of budget revenue and expenditure for each agency, unit of province: the task of revenues and expenditures, percentage (%) dividing revenues between the budget central and local budgets (part entitled to by local budgets), and among the local budgets, the additional rate from the provincial budget to each district, the expenditure estimates from funds authorized by the central budget, expenditure estimates from funds authorized by the provincial-level budget (if any) to each rural, urban district, town and provincial city.
5.2.3. After receiving the decision on assigning task of budget revenue and expenditure of the higher-level People's Committee; the People's Committee submits to the People's Council at the same level for deciding estimates of revenues and expenditures of local budgets and the plans for allocation of their respective budgets no later than 10 days since the direct higher-level People's Council has decided the estimates and budget allocation.
5.2.4. After receiving the estimates of budget revenues and expenditures assigned by the competent authorities; the estimating units must organize the allocation and assignment of estimates of budget revenues and expenditures to each subordinate unit, including expenditure estimates from authorized funds (if any) before 31 December of previous year.
5.3. No later than 5 days after the People's Council decides budget estimate or adjusted budget estimate, the People's Committee shall report to the higher-level People's Committee and financial institution (Provincial-level People's Committees report to the Finance Ministry, Ministry of Planning and Investment the estimates of the provincial budgets);
5.4. The Finance Ministry inspects the Resolution on the budget estimates of the provincial-level People's Council, in case of necessity; report to the Prime Minister for requesting the provincial-level People's Committees to submit to the People's Councils for revising local budget estimates. Financial institutions at local levels inspect the Resolution on the budget estimates of the lower-level People's Councils, in case of necessity; report to the People's Committees at the same level for requesting lower-level People's Councils to readjust budget estimates.
6. Documents for submitting estimates and budget allocations.
6.1. State budget estimates, plans of the central budget allocation, percentage (%) dividing the revenues between the central budget and local budgets and additional rate from the central budget to the budgets of the provinces and cities directly under the Central Government as submitted to the National Assembly must be accompanied by the necessary documents as prescribed in Article 42 of the State Budget Law and Regulations of formation, verification, submission to the National Assembly for diciding estimates of State budget, the plan of central budget allocation and approval of the state budget estimate issued by the National Assembly Standing Committee.
6.2. Budget estimates, plans of local budget allocation submitted to the People's Councils must be accompanied by the necessary documents as prescribed in Article 41 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 and the Regulations to consider and decide on the estimates and local budget allocations; to approve the local budget estimate issued by the Government.
7. Formation of estimates, budget allocation plan.
7.1. Where the state Budget estimates, plans of central budget allocation have not been decided by the National Assembly, the Government re-makes the state budget estimates, plans of central budget allocation to submit to the National Assembly in the time decided by the National Assembly.
7.2. Where the local budget estimates have not been decided by the People's Councils, People's Committee re-makes the budget estimates to submit to the People's Councils at the time decided by the People's Councils, but not later than October 10 of next year for the provincial-level budgets, January 20 of next year for the district-level budgets, January 30 of next year for the communal budgets.
8. Adjustment of the annual budget estimates.
8.1. Adjustment of the budget estimates of the lower-level local authorities in case the budget estimates of the local authorities have not been consistent with the state budget, or with the higher-level budget estimates, is made as follows:
The Ministry of Finance reports to the Prime Minister, financial institutions report to the People's Committees for requesting the lower-level People's Councils to readjust budget estimates after receiving reports on budget estimate decisions of the Councils of People at lower levels.
Provincial-level People's Committees shall report to the Government, Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment the adjusted budget estimates decided by People's Councils at the same level. The lower-level People's Committees shall report to the higher-level People's Committees, the financial institutions the adjusted budget estimates decided by People's Councils at the same level.
8.2. Where there are large fluctuations in the state budget required to adjust overall, the government estimates to adjust state budget, plans of the central budget allocation to submit to the National Assembly for deciding at the nearest session.
8.3. In case of urgent needs of national defense and security or for reasons of objectivity required to adjust the task of revenues and expenditures of a number of agencies, units and localities, but not volatizing the overall and the structure of budget, the Government submits to the Standing Committee of the National Assembly for decision and reports to the National Assembly at the latest session.
8.4. Where there are large fluctuations in local budgets required to adjust the overall, People's Committees shall estimate the local budget adjustment, budget allocation plan of their own levels to submit to People's Councils at the same level for decision.
8.5. In case of urgent needs of national defense, security or objective reasons required to adjust the task of revenues and expenditures of several affiliated agencies or of lower-level budgets, but not volatizing the overall local budgets, the People's Committees submit to People's Councils at the same level for decision.
The adjustment of the overall state budget estimate, local budget estimate as stipulated in point 8.2 and point 8.4 of part III of this Circular, shall comply with the procedures of formation, decision and allocation of annual budget estimate.
8.6. The state agencies adjust budget estimates of the subordinate units in the following cases:
8.6.1. When the Prime Minister, People's Committees decide to adjust the budget estimates of the agencies;
8.6.2. Need to reallocate the budgets for the subordinate units.
9. Form for the annual state budget estimate.
9.1. The enterprises register to pay tax to the tax authorities and agencies assigned the task of the state budget revenue collection; the state-owned enterprises plan financial revenues and expenditures of the units according to the forms prescribed by the collecting agency, financial institutions.
9.2. The revenue collection agencies make the revenue collection estimate under the system of forms prescribed in Appendix 1 attached to this Circular.
9.3. The State management agencies, the estimating unit, the unit using budget make the estimate of budget revenue, expenditure under the system of forms specified in Appendix 2 attached to this Circular.
9.4. Social Insurance Agencies make the estimates of revenues, expenditures of social security under the system of forms specified in Appendix 3 attached to this Circular.
9.5. The Agencies of Labor - Invalids and Social affairs estimate expenditure for social allowances under the system of forms specified in Appendix 4 attached to this Circular.
9.6. Agency of Planning and Investment shall estimate expenditure for basic construction under the system of forms specified in Appendix 5 attached to this Circular.
9.7. Local People's Committees and financial institutions make the estimates of budget revenues, expenditures under the system of forms specified in Appendix 6 attached to this Circular.
9.8. The Finance Ministry estimates revenues and expenditures of state budget under the system of forms specified in Appendix 7 attached to this Circular.
1. Allocation and assignment of the budget expenditure estimates.
1.1. After being assigned budget estimates by the Prime Minister, People's Committees, the local and central state agencies, the estimating units of level I proceed to allocate and assign the budget expenditure estimates for the subordinate units using budget under the principles defined in point a clause 1 Article 44 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government. For the Ministries, the General Department that are held by vertical branch, have not got conditions to allocate and assign the estimates directly to the units using the budgets, it can be allocated to the estimating units of level II and authorize these units to allocate, assign the estimates to the subordinate units using budget, but the Ministries, the General Department must sum up and take responsibility for the entire budget estimates which have been allocated and assigned to units using budget.
1.2. Regular expenditure estimates assigned to the units using the budget are allocated by each type of the state budget index, according to the categories:
- Payment for the individual.
- Expenditure for profession.
- Expenses for purchase and repair.
- Other expenses.
The expenditure tasks of national target programs; procurement and overhaul; expenditure on economic activities, annual estimates assigned to the using units are also allocated by implementing progress of each quarter.
1.3. Expenditure estimates for basic construction investment are allocated in details by each type and the items of the State Budget index and by implementing progress of each quarter.
1.4. When allocating the assigned budget estimates, agencies and units of estimate allocation must ensure to allocate capital and funding for the projects and tasks that have been advanced for estimates; at the same time, it must allocate all assigned budget estimates, if there are expenditure tasks which have not been clearly identified the performing units in the estimates at the beginning of year, they will be held for later allocation but when allocating, it must be sent to the same-level financial institutions for verification by process stipulated in point 1.5 and point 1.6 of Part IV of this Circular.
1.5. Allocation plans of budget estimates of state agencies and the estimating units of level I to the subordinate units using budget must be sent to the same-level financial institutions for verification. The verification contents include:
- Verification of the accuracy between the allocation of the agencies or units to the units using budget with the contents of estimates assigned by the competent authorities.
- Ensuring proper policies, regimes, norms and standards of budget expenditure.
Through the verification, if the allocation plans are detected not ensuring the above requirements, the financial institutions request the allocation agencies to readjust. Where the agencies or units allocate the budgets not consistent with the requirements of adjustment of the financial institutions, it shall be reported to the Prime Minister (for the central agencies, units), the People's Committee (for local agencies, units) for consideration and decision.
1.6. Within 7 working days after receiving the plan of budget estimate allocation, the financial institutions must verify and inform in writing of verification results to the agencies or units allocating budgets. Where the Ministries, the General Department held by vertical branch, only allocate and assign estimates to estimating units of level II, it must still sum up the entire allocation plans to the budget using units to send to the Ministry of Finance, the Ministry of Finance shall verify and notify in writing to the agencies or units allocating budgets.
1.7. After the budget allocation plans are agreed by the financial institutions, heads of agencies, units allocating budget decide to assign budget estimates to the subordinate units; c/c to the financial institutions, State Treasury at the same level and the State Treasury where the transactions are done to coordinate.
1.8. In case of delaying allocation or allocation results have not been unified by the financial institutions, the financial institutions, State Treasury temporary fund as prescribed in Article 45 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government.
1.9. When it is necessary to adjust budget estimates between the subordinate units that do not make total and detail assigned estimates change, heads of agencies and units allocating budgets make written request for adjusting the estimate allocation, and send to the financial institutions and the State Treasury at the same level.
The same-level financial agency verifies the written request for adjusting the estimate under the provisions of Point 1.5 of Part IV of this Circular. Within 7 working days after receiving the requests for adjustment of the estimate units, the financial institutions must respond in writing to the allocation agencies, units and the State Treasury at the same level.
On the basis of agreeing with financial institutions at the same level, heads of agencies, units of budget allocation decide the adjustment of budget estimate assigned to the subordinate units; c/c to the financial institutions, the same-level State Treasury and state treasuries where transactions are done.
1.10. Where an estimating unit of level I need to adjust the estimates assigned to the subordinate units but does not make the total estimate assigned by the Prime Minister or the People's Committee to the units change, then there must be an agreement of the financial institution at the same level.
1.11. Where the financial institutions detect the observance of budget estimates of the units using budget slowly, with ability of not accomplishing goals or un-using up budget estimate assigned, they may request agencies, organizations allocating the budget, or propose the Prime Minister, People's Committee to take timely solutions or adjust tasks, estimates for ensuring the use of budget in compliance with targets, regulations, saving and effectiveness over state budget.
1.12. Where estimate is added from budget reserves or increasing budget revenue by decision by the competent authority, estimate unit of level I have to allocate to the units using in accordance with the right objectives assigned and send to the financial agency, State Treasury at the same level and state treasuries where transactions are done.
2. Organization of administering quarter budget.
2.1. Based on the tasks of revenue collection of the whole year assigned and source expected to generate revenues in the quarter, the collecting agency shall estimate revenues of quarter budget detailed by sector, location and principal collection objects to send to the financial agency at the same level before 20 of the last month of previous quarter:
- The tax agencies estimate tax revenues, fees, charges and other revenues under its management.
- Customs offices estimate the revenues from export, import duties, special consumption tax of imported goods, and other revenues under its management.
- Financial institutions and other revenue collection agencies are authorized to estimate revenue for the remaining revenues of the state budget.
2.2. On the basis of annual expenditure estimates assigned and tasks required to be spent in quarter, the budget using units set up quarter budget spending needs (divided into months), detailed according to the groups of items of expenditure specified in Point 1.2 of Part IV of this Circular, send to the State Treasury where the transactions are done and the higher-level management agencies before the 20th day of the last month of the previous quarter. The expenditure for individual payment and the regular expenses must be arranged frequently each month in year to spend in accordance with regulations. The seasonal expenses or expenses only arising in some time as basic construction investment, procurement, overhaul and other irregular expenditures must be followed the progress of implementation of each quarter written in the assigned estimates.
The higher-level management agencies synthesize quarter budget spending needs (divided into months), send to the financial institutions at the same level the 25th day of the last month of the previous quarter
2.3. The financial institutions based on ability of revenue sources and expenditure demand in quarter to make plans of operating quarter budget of its level budget, ensuring resources to meet spending needs in the estimates, in accordance with regime of the units funded.
Where the ability of revenue sources, including loans (for the central budget) does not meet the spending needs, the financial institutions proactively take the sources advancing solutions as defined in point 16, Part IV of this Circular. In special cases, if the above solutions have been performed but still cannot meet spending needs, the financial institutions must ensure sufficient resources to pay, make payment for wages and amounts of salary nature, expenditure for basic construction investment of important works, for the national target program and the regular expenditures must be spent timely to ensure normal operation of the agencies and units; for other expenses, order of priority shall be arranged. At the same time, it may request the State Treasury to suspend payments for some expenditure on procurement, repair according to each specific task to ensure the balance of the budget funds but not affecting the organization to perform the assigned duties of the units.
2.4. The plans to operate quarter budget of the financial institutions must be submitted to the State Treasury at the same level on the30 day of the last month of the previous quarter for coordinating implementation. In special cases required to be rearranged the task of expenditures in priority order or suspended payments for certain expenses, the financial institutions must also notify the concerned estimate units for active implementation. If on the first day of the first month of the quarter, the units have not received notice of the financial institutions, it shall be considered as expenditure needs of the registration units will be secured on the sources.
2.5. Where the urgent, needed expenses incurred, that cannot be delayed, within the assigned annual budget estimate, but beyond the quarter spending needs that the using units were sent to the State Treasury, the state Treasury still spends but must synthesize to report promptly through the treasury system to the financial institutions for actively balancing the source.
3. Organization of state budget revenue collection.
3.1. Organizations and individuals are obliged to pay in full and on time the taxes, fees, charges and other revenues into the State budget as prescribed by law. In case of late payment without permission will be forced to pay under the provisions of the laws, ordinances on tax and regulations in Article 46 of the Decree No.60/2003/ND - CP dated June 06, 2003 by the Government.
3.2. The method of the state budget revenue collection:
All revenues of the state budget must be submitted directly to the State Treasury, except for some revenues that collecting agencies can collect directly but must be periodically submitted to the State Treasury in accordance with provisions of the Minister of Finance.
4. State budget revenue collection in foreign currencies.
4.1. The budget revenues and loans in foreign currencies are centrally managed at the Central State Treasury. When entering the fund, the State Treasury shall convert into Vietnam dong at the accounting exchange rate defined by the Minister of Finance for recording state budget revenues and distributing revenues to the budget at all levels as prescribed by regulations.
4.2. Local budgets (provinces, districts and communes) are not established its own foreign currency funds. All budget revenues in foreign currencies generated in the local State Treasury to be deposited in foreign currency accounts opened at state commercial banks, shall be periodically concentrate in the central State Treasury in accordance with provisions of the Minister of Finance.
Minister of Finance has specific regulations on the use of foreign currency of the budget.
5. Principles of expenditure, payment of expenses of the state budget.
Based on the annual state budget spending estimates assigned and requirements to perform the spending tasks of the units in compliance with regulations, standards, norms, financial institutions and State Treasury make payments the state budget expenditures on the principle of direct payments from the State Treasury to the salary enjoying people, those who provide goods, services and contractors.
In the short term, while having not yet been eligible to fully implement the principle of direct payments mentioned above, the payment for some state budget expenditures shall be applied by the form prescribed in clauses 7, 8, 9, 10, 11, 12 and 13 of Part IV of this Circular.
6. Payments, estimated payments from the State Treasury.
6.1. Objects of payments, estimated payments from the State Treasury include the regular expenses in the assigned estimates of the following agencies, units:
- The state administrative agencies;
- The non-business units;
- The political - social organizations, political and social- professional organizations, social organizations, socio-professional organizations frequently funded by state budget.
- The State Corporation supported to perform some regular tasks as prescribed by law.
6.2. Process of payments as follows:
6.2.1. Based on the quarter budget operating plans notified by the financial institutions, demand of quarter payment, expenditure of the units using budget, State Treasury proactively make capital plan; plan for payments; plan of cash, guaranteed to meet fully and timely expenditure requirements of the units funded by budget.
6.2.2. Based on the quarter spending need sent to the State Treasury and at request of expenditure task, heads of the budget using units make written withdrawals of budget estimate, together with payment records to send to the State Treasury where the transactions are done.
Where the competent authorities notify to adjust the quarter spending needs, the units can only be spent within adjusted limits.
6.2.3. State treasuries where transactions are done check payment records, the expenditure conditions specified in Article 51 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 of the Government and written withdrawals of budget estimate of the heads of the units using the budget or of the authorized persons, make the payment and expenditure.
6.2.4. Where there are not sufficient conditions for implementation of direct payments through the State Treasury for all expenditures, it shall be advanced for some certain expenditure as prescribed by the Minister of Finance. After the work is completed and there are sufficient payment records, transfer from advance payment to the actual payment.
When withdrawal of estimates for spending, the units funded by budget and the state treasuries properly account expenditure items by the state budget index, within total rate of the group of items recorded in the assigned estimates, separately group of items of other expenses drawn from estimates for spending on all items but required to be accounted properly the expenditure items. Where it is necessary to adjust the estimates between groups of items, units funded by budget must report to the higher-level management agencies for decision after consulting with financial institutions at the same level.
7. Expenditure, payment in the form of payment order.
7.1. The expenditure tasks are conducted in the form of payment order including:
a) Expenses for the enterprises, social-economic organizations having no have regular contacts with budget;
b) Expenses for payment of debt and aid;
c) Additional expenses from higher-level budget for lower-level budget and some other expenses as decided by the heads of financial institutions.
7.2. Process of expenditure, payment is as follows:
7.2.1. Based on the state budget estimates assigned and requirements to perform the expenditure tasks, financial institutions consider, examine each expenditure requirement and if they meet all the conditions of payment specified in Article 51 of the Decree No.60/2003/ND - CP dated June 06, 2003 of the government, order payments to organizations and individuals that are entitled to the budget.
7.2.2. State Treasury implements the release of the budget funds, transfer money into accounts or grant cash to the organizations and individuals that are entitled to the budget.
8. Specific provisions for the payment, expenditure for some expenses with particular characteristics.
8.1. Expenditure for loans of the state budget:
- For the expenses for loans under regulations of the state budget, the financial institutions transfer funds to the agencies tasked to provide loans or by cash payment orders under the contract to the loaned organization in case of direct loans.
- The agencies tasked to provide loans or financial institutions in case of direct loans shall be responsible for management, loans, recovery of principal and interest to remit into the state budget and settlement under the regulations.
8.2. Debt repayment of the state budget:
8.2.1. Repayment of foreign loans: Based on annual estimates on payments for foreign debts and payment requirements, the financial institutions make payment orders to the organizations to provide loans.
8.2.2. Repayment of domestic debts
- For payment for bills and government bonds retailed by the State Treasury: based on requirement of payment, the State Treasury makes payment for bills and bond purchasers. On the basis of actual expenditure as reported by the State Treasury, the Ministry of Finance makes an order for payment to the State Treasury.
- For payment for bills and bonds issued by the State Treasury through the tender, guarantee: till the maturity, based on the proposal of the State Treasury, the Ministry of Finance makes the payment orders for direct payments to the banks and the organizations acting as agents or guaranteeing.
- For other payments for domestic debts: the State Treasury makes payment under the payment order of the Ministry of Finance.
8.3. Expenses for the implementation of national target programs:
Making expenditure, payments according to the process specified in point 6 of Part IV of this Circular, the regular expenditure and procedures prescribed in point 9 of Part IV of this Circular, the expenditure for basic construction investment.
9. Payment for capital of basic construction investment.
The transfer of capital to the State Treasury for spending on basic construction investment and the advance, payment and final settlement of basic construction investment capital, the Minister of Finance has its own regulations.
10. Payment, expenditure in foreign currency.
For the expenditure tasks of the budget required to pay in foreign currency, the Minister of Finance has its own regulations.
11. Expenditure in kind and working day.
11.1. For state budget expenditures in kind, based on records handing over things in nature, price of things in nature according to market approved, the financial institutions shall convert into Vietnam dong to make the order of budget revenues, and the order of budget expenditure to send to the State Treasury for accounting revenues and expenditures of state budget.
11.2. For the expenses in working days, based on the price of working day to be approved, the financial institutions make the order of budget revenues, and the order of budget expenditure to send to the State Treasury for accounting revenues and expenditures of state budget.
12. Expenditure by authorized fund.
12.1. In case the higher-level state management agency authorizes to the lower-level state management agency to implement tasks of its functions, it must transfer fund from the higher-level budget to the lower-level budget to perform those tasks.
When being assigned authorized funding, lower-level People's Committee allocates and assigns the estimated authorized funding to each unit in accordance with the goals of authorized expenditures, in accordance with policies, regulations and norms and standards of budget expenditure.
12.2. Based on annual estimates of authorized funding and requirments to perform tasks of expenditure, the higher-level financial institutions making payment orders transfer authorized funding source to the financial institutions of the level receiving authorization.
12.3. Lower-level financial institutions open accounts at the State Treasury to receive authorized funding of the higher-level financial institutions.
12.4. Based on annual estimates assigned on the authorized funding, the amount of funding transferred of the higher-level financial institutions and the progress to implement expenditure tasks, the State Treasury makes payment to the units using authorized funding as prescribed in point 6 of Part IV of this Circular, if it is an authorization on the regular funding and under the procedure of capital allocation, if it is an authorization on basic construction investment capital. If the authorizations have a small capital volume, clear spending content, the financial institutions receiving authorization may use payment order to pay directly to the units using authorized funding.
12.5. During the payment for authorized funding, the financial institutions receiving authorization and the State Treasury must ensure to meet funding timely and fully; to control expenditures in accordance with the provisions on state budget expenditure management.
12.6. The financial institutions receiving authorization must report the receipt and use of quarter authorized funding and annual settlement with the authorizing financial institutions by the prescribed form. At the end of the year, authorized funding not used up must be returned to the authorizing agency.
13.1. The cases advanced annual budget estimates include:
a) The national projects, works and basic construction works of Group A, which were eligible to implement under the provisions of the Regulations on investment management and construction that is underway, needs to be accelerated schedule;
b) A number of urgent, important tasks required performing according to the regime prescribed by the Government, the Prime Minister, but not being included in the estimates and the reserve sources are not satisfactory.
13.2. Based on the decisions of the competent authorities as defined in clause 2 and clause 3 of Article 61 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 6, 2003 of the Government, the financial institutions, State Treasury make advances to the units funded by budget under the procedures provided for in point 6 of Part IV of this Circular, if it is expenditure for advance on regular expenditure and by the allocation process of basic construction investment capital if it is expenditure for advance on basic construction investment.
13.3. The estimate advances are determined for the specific areas of the agencies, units to be advanced such as basic construction, education and training, administration, ... but the total advance for each field of each agency or unit should not exceed 20% of the estimates which has been allocated under such field or the inspection number of the budget expenditure estimate of the next year which has been notified that agency, unit. In case of advance after the competent authorities have assigned the inspection number of the budget expenditure estimate of the next year, then the total advance should not exceed 20% of the inspection number by each field.
13.4. Minister of Finance is responsible for recovery of advance capital of the central budget; People's Committees are responsible for recovery of advances of the local budgets.
14. Opening of accounts to receive funding granted by state budget
14.1. The budget estimating units and organizations being supported regularly by the state budget must open accounts at the State Treasuries under the guidance of the Ministry of Finance; subject to the inspection of financial institutions and State Treasury in the process of payment, use of funds. Prohibit the budget using units to draw estimates to transfer into the deposit accounts, except for cases permitted by law. In case of being opened accounts at the State commercial banks to focus some revenues, it must manage and use in accordance with the law provisions.
14.2. The Central State Treasury shall specify the opening of accounts for the units.
15. In the budgetary execution process, if there are changes on revenues and expenditure tasks, it is implemented as follows:
15.1. Increased revenues (after deducting the rewards for the localities and the increased revenues compared with estimate from the revenues to be invested back to the units, localities according to numbers collected by regulations) and amount of expenditure savings compared with the assigned estimates, are used to reduce the budget deficit, increase debt payments, increase spending for investment and development, supplement financial reserve fund, increase the budget reserve as stipulated in Article 54 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government.
15.2. If reducing revenues compared with the approved estimates, it must be rearranged to reduce some respective expenses.
15.3. When occurring the unexpected works, such as expenses for prevention and fighting and overcoming consequences of natural disasters, fires, the important task of national defense, security and other urgent tasks of expenditure having not been allocated or having been allocated but not enough in the assigned estimates that after restructuring the expenses, the lower-level units or budgets have not met yet, it needs to report to the higher-level financial institutions and administrative agencies for settlement. The financial institutions inspect, review and if it is necessary to spend, report such expenditures to the authorities that are competent to decide (or decision as assigned) for using their budget reserves to handle as prescribed in Article 7 of the Decree No.60/2003/ND - CP dated June 06, 2003 by the Government.
16. Handling of temporary shortage.
Upon the occurrence of temporary budget shortages because the revenues and loans (for the central budget) are gathered slowly or there are needs to be spent in the same time leading to a temporary imbalance of the budget funds, budget levels are allowed to handle as follows:
16.1. The central budget is advanced financial reserve fund of the central level, the rest of State Treasury under the decision of the Minister of Finance; if it is still missed, to be advanced from the Social Insurance Fund and other state financial funds under the agreement of the Ministry of Finance and Management Board of these funds.
In case the advance of the above funds was implemented but it is still missed, the Minister of Finance shall report to the Prime Minister for deciding to advance capital of the state bank of Vietnam.
16.2. Provincial-level budgets are advanced financial reserve funds of the provinces by decisions of the provincial-level People's Committees. In case of having used financial reserve funds of the provinces but not enough to cover the urgent needs that can not be delayed, then request the Ministry of Finance to consider increasing the schedule of granting additional number for budget balance or advance from the central budget (if central budget is available) or advance the central financial Reserve Fund.
16.3. District-level budgets, the communal-level budgets are advanced financial reserve fund of the province by decision of the provincial-level People's Committee. The consideration for the advance for the communal-level budgets, in addition to the proposal of the communal-level People's Committee, it must be based on the opinion of the Chairman of district People's Committee. Where the financial Reserve Fund of the province is not satisfactory, and then request the higher-level financial agency to speed the additional schedule or advance from the higher-level budget (if the higher-level budget is available).
16.4. The advances to handle temporary deficit must be returned in the budget year, except for special case permitted by National Assembly Standing Committee for advances from the State Bank.
17. Rewards for revenue collection in excess of estimates.
17.1. Rewards for revenue collection in excess of estimates for the revenues divided between the central budget and local budgets:
a) The annual consideration for reward for revenue collection in excess of estimates divided between the central budget and local budgets is made by the following principles:
- Only considering rewards for the revenue amounts in excess of estimate assigned by the Prime Minister, the revenue enjoyed by central budget from the revenues divided between the central budget and local budgets, provided for in Article 56 of the Decree No.60/2003/ND - CP dated June 06, 2003 of the Government, after excluding:
+ The revenue performed in other areas but accounted revenue in the locality where the consideration for reward is made.
+ The revenues decided by the competent authorities to spend on the specific targets.
- Based on the overall of divided revenues, not considered separately revenue.
- The bonus rate is calculated by percentage (%) of total revenues exceeded, but not more than 30% of increased revenues compared with the estimate and not exceeding the number of increased revenues compared with the rate implemented from the previous year.
- The rate of bonus for each province or city under central authority shall comply with the decision of the Prime Minister as assigning budget estimate.
* Example 1:
In province A, the revenue (central budget) from the divided revenues made in previous year is 500 billion VND. This year, the central budget revenue estimate assigned is 550 billion VND, the rate of bonus on the revenues exceeding estimates assigned by decision of the Prime Minister is 30%, performance reached as 600 billion VND. The rate of bonus for the province A is determined as follows:
- The reward in proportion: (600 billion VND- 550 billion VND) x 30% = 15 billion VND.
- The revenue increased compared with the previous year: 600 billion VND - 500 billion VND = 100 billion VND.
Because the increased revenue of the previous year is more than the increased revenue estimated, so the reward for revenue in excess of estimate for the province A is 15 billion VND.
* Example 2:
Still in the province A as mentioned above, if the previous year's result is 590 billion VND; allocated revenue estimates is 550 billion VND, results of performance is 600 billion VND.
- The reward in proportion: (600 billion VND- 550 billion VND) x 30% = 15 billion VND.
- The reward in excess of revenue compared with the previous year: 600 billion VND - 590 billion VND = 10 billion VND.
Reward is only equal to the rate of increased revenue compared with the previous year to be 10 billion VND.
* Example 3:
Still in the province A above, if the previous year's result is 610 billion VND; allocated revenue estimates is 550 billion VND, results of performance is 600 billion VND.
- The reward in proportion: (600 billion VND- 550 billion VND) x 30% = 15 billion VND.
- The revenue increased compared with the previous year: 600 billion VND - 610 billion VND = - 10 billion VND.
The province is not rewarded because the revenue is not increased compared with the previous year.
b) Based on results of budget collection, remittance till December 31, the provinces and cities under central authority shall be responsible for synthesis of the revenues remitted actually into central budget from the revenues divided between the central budget and local budgets as prescribed in section a point 17.1 of part IV of this Circular to send to the Finance Ministry for used as the basis for consideration of reward. The above report is sent to the Ministry of Finance before January 31 of next year and must be certified by the provincial State Treasury. Beyond the above time limit, the Finance Ministry will not consider, spend bonuses to the provinces.
17.2. After receiving the decision to award revenue collection in excess of estimate of the Finance Ministry, based on the principle of consideration for reward, the objective to use the amount of reward for revenue collection in excess of estimate on the revenues divided between the central budget and local budgets provided for in clause 17.1 of Part IV of this Circular, the provincial-level People's Committee plans to use bonus sources and reports to the same-level people's council for decision to supplement basic construction investment capital for the economic - social infrastructure works, perform other important tasks and reward lower-level budgets.
When received bonuses from the provincial budget, lower-level People's Committee plans to use and submits to the People's Council for decision to supplement basic construction investment capital for the economic - social infrastructure works, and other important tasks.
17.3. The Ministry of Finance expenses from increased revenue source of the central budget to reward revenue collection in excess of estimates for the localities; the reward for revenue collection in excess of estimates from a certain year shall be accounted into the corresponding budget expenditure of that year. The localities received bonus, shall account into budget revenues of the awarded year, if it is used in the awarded year, account expenditure for the budget of that year, it is used in the next year, then spend to transfer budget source for use and account expenditure for the budget of next year; strictly forbidden the self-appropriation for rewards in any form.
18. Establishment, management and use of budget reserves
18.1. Central budget estimate and local budget estimates are arranged a reserve amount by 2-5% of total expenditures of each-level budget.
18.2. Budget reserve is used for the following tasks:
- Implementation of emergency measures to prevent natural disasters, fires, accidents on a large scale;
- Overcoming of the consequences of natural disasters, fires for state property damages; remedial assistance for the damages of the organizations and residents;
- Implementation of the important tasks of national defense, security and other urgent, necessary tasks arising out of the estimates allocated in the first year to the units;
- Support for lower-level budgets to handle the above tasks after the lower-level budgets has used reserves, a portion of their level financial reserves but having not met yet.
18.3. Competence to decide the use of reserves:
- For the central budget reserve: The Minister of Finance decides on the tasks of expenditure at the rate of 1 billion VND or less. For the tasks of expenditure at the rate of 1 billion VND or more, the Ministry of Finance shall preside over and consult the Ministry of Planning and Investment to submit to the Prime Minister for consideration and decision; if it is the task of expenditure on basic construction investment, supplement of State reserves, State credit support and capital contribution, joint venture, Ministry of Planning and Investment will shall preside over and consult the Ministry of Finance to submit to the Prime Minister for consideration and decision.
For the use of central budget reserves to implement policies, the important and urgent new regime decided by the National Assembly, National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Minister of Finance shall organize the implementation, then sum up the results to report to the Prime Minister.
- For the local budget reserves: the financial institutions submit to the same-level People's Committees for deciding on use.
18.4. Process of expenditures from the budget reserves shall comply with the provisions of Point 6 and point 9 of Part IV of this Circular.
The Ministry of Finance shall synthesize the situation of using the central budget reserve to report to the Government for submitting to the National Assembly Standing Committee quarterly and report to the National Assembly at the latest session.
18.5. Local financial institutions shall synthesize the situation of using their level budget reserves to report to People's Committees at the same level for submitting to Standing People's Council quarterly and report to the People's Council at the latest session. For the communal level, the People's Committees report to the Presidents, Vice Presidents quarterly and report to the People's Councils at the latest session.
19. Establishment, management and use of financial reserves.
19.1. The appropriation and use of the financial reserve fund shall comply with provisions of Article 58 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government.
19.2. In case of using the financial Reserve Fund due to the budget balance as prescribed at Point đ, Clause 3 of Article 58 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 of the Government, record budget revenue and expenditure for the expenditure tasks of the respective level budget.
19.3. The end of budget year, the provincial-level People's Committee makes report to send to the same-level People's Council and the Ministry of Finance on the situation of collection and expenditure of financial reserve fund of the province before January 31 of previous year.
20. Management of the state budget funds.
- State budget fund is all state funds, including loans on account of the state budget at all levels. Management of the state budget funds is the responsibility of the financial institutions and state treasuries at all levels.
- Based on the task of revenue collection and expenditure of annual state budget assigned and quarter budget estimate, the financial institutions coordinate with the State Treasury to set up norms of the state budget fund rest quarterly to ensure expenditure, payment for the state budget expenditures.
- The State Treasury is responsible for regularly reporting to the financial institutions of the fund rest of the budget. In case of necessity to ensure the source of payment, the financial institutions take the measures to handle temporary shortage as provided for in clause 16 of Part IV of this Circular.
21.1. The periodical report on the situation of implementation of budget revenue and expenditure, accounting report, settlement, and financial statements comply with the provisions of Article 61 of the State Budget Law and the report regimes prescribed by the Ministry of Finance.
21.2. The budget expenditure suspension of the organizations and individuals, units failing to comply fully and promptly the report regime is implemented as follows:
- The financial institutions announce to request the deadline for submitting report.
- If the unit still fails to comply with the above notice, the financial institution makes decision to suspend budget expenditure for that unit, notify the same-level State Treasury to implement, and inform the higher-level management agency of the organization, unit being suspended expenditure for urging, reminding.
22. Responsibilities of agencies and individuals in the management of state budget expenditures are made in accordance with the provisions of Article 52 and Article 83 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 of the Government
V. ACCOUNTING, AUDIT AND SETTLEMENT OF STATE BUDGET
1. Responsibilities of the agencies and units:
1.1. Estimate unit at all levels:
- Estimate units of level I are the units receiving directly the annual budget estimates assigned by the Prime Minister or the People's Committee. Estimate units of level I perform allocation, assignment of budget estimates to the subordinate units; are responsible before the State for the organization and implementation of accounting and budget settlement of their units and accounting work and settlement of the budget of the lower-level estimate units under provisions.
- Estimate units of level II are the subordinate estimating units of the level-I estimating units, to be assigned estimates by estimate units of level I and allocate estimates assigned to the estimate units of level III (where authorized by estimate units of level I), to be responsible for implementation of accounting work and budget settlement of their units and accounting work and settlement of the lower-level estimate units under provisions.
- The estimate units of level III are the units directly using budget, to be assigned estimates by estimate units of level I and level II, to be responsible for implementation of accounting work and budget settlement of their units and the subordinate budget using units (if any) under provisions.
- Subordinate units of the estimate units of level III funding are received funding to perform the specific works, when spending, must implement the work of accounting and settlement according to regulations.
1.2. The financial institutions at all levels:
- The Ministry of Finance is responsible for directing, guiding, inspecting the accounting and settlement of the state budget, makes report of settlement of revenues and expenditures of the central budget and sums up, sets up the settlement of revenues and expenditures of State budget.
- The local financial agencies are responsible for directing the budget accounting work under their management and set up settlement of revenues and expenditures of their budgets, sum up reports of settlement of revenues and expenditures of the state budget in the area, spend local budget, settle the expenditure of funds authorized by higher level.
1.3. State Treasury:
State Treasuries at all levels are responsible for organizing the accounting of revenues and expenditures of state budget and periodically report on the implementation of budget revenues and expenditures under estimates assigned and state budget indexes to the same-level financial institutions. District-level State Treasuries, in addition to perform the accounting of revenues and expenditures of state budget in the districts, also perform accounting of revenues and expenditures of budgets of communes, wards and townships (referred to as communes) in the districts and send reports to the commune People's Committees as prescribed.
2. Organization of budget accounting, settlement apparatus.
Estimate unit, financial institutions of all levels and the State Treasury must organize the budget accounting and settlement in accordance with the provisions of law on accounting.
3. Accounting and settlement of the state budget.
3.1. Accounting and settlement of the state budget must be agreed on:
a) Receipt of revenues and expenditures of state budget;
b) State budget index;
c) System of accounts, books and report forms; methods of accounting, making books; method of preparation, time of sending the reports;
d) Taxpayer number code, number codes of units using budget, codes of capital source of budget revenue and expenditure.
3.2. Accounting year by calendar year, beginning on January 01 to the end of December 31.
3.3. Accounting period prescribed as monthly, quarterly and year.
- Month is calculated from the first day to the end of the last day of the month;
- Quarter is calculated from the first day to the end of the last day of the quarter;
- Year is calculated from January 01 to the end of December 31.
4. Closing of the state budget accounting book.
The end of accounting period (monthly, quarterly, and yearly), the estimate units and budget at all levels must perform the work of closing accounting books. The year-end closing is implemented as follows:
4.1. For the estimate units at all levels:
4.1.1. To review and compare the amounts payable to the budget and conduct procedures to remit immediately the payable amounts but not paid into the state budget. Prohibit the units to retain revenues of the state budget; in case the revenues are generated but not yet been conducted procedures to remit in the current budget which shall be remitted to the budget of next year, account and settle into the following year's budget.
4.1.2. Closely monitor the remaining expenditure estimates, the deposit account balance of the units in the State Treasury and cash balance at the units for actively spending in the last year days.
4.1.3. The budget expenditures allocated in the budget estimate of a certain year, then only be spent in that budget year. The budget expenditures of the previous year estimates which have not been made or not made completely, shall not be transferred to the next year to spend; in special cases, it is decided by the Minister of Finance (for the expenditures of the central budget) and Chairmen of People's Committees or the heads of financial institutions (for the expenditures of local authorities) shall be authorized to decide the continuity of spending, accounting and settlement shall be made as follows:
a) If being decided the expenditure from the budget of previous year, use remaining fund of the previous year to handle and account settlement in the budget expenditure of previous year (during the settlement adjustment).
b) If being decided the expenditure from the budget of the next year, the financial agency shall conduct procedures of expenditure to transfer source to the next year for continuity to spend and make the settlement of expenditure to transfer source into the previous year’s budget; when conducting the expenditure, the estimate units and budgets at all levels account and settle into the next year's budget.
4.1.4. The items advanced funding in the estimate for expenditure to the end of December 31 which have not got enough procedures for payment, shall be continued to be made payment during the settlement adjustment and settled in the previous year. For advance of basic construction investment capital, it shall comply with separate regulations of the Minister of Finance.
If the settlement adjustment period is over but it still has not got enough procedures for payment, the units using budget must report to the governing agencies (together with relevant documents) for these agencies to synthesize and recommend the financial institutions at the same level to permit the transfer of previous year advance to advance of next year; if it is approved, then account and settle into budget of next year, if it is not approved, the State Treasury shall recover the advanced amount by the way of subtracting the corresponding items of expenditures of the units’ budget estimates of the next year and if the next year’s estimates do not included those items of expenditures or included but less than the amount of advance required to be recovered, the State Treasury shall notify the same-level financial institutions for handling.
4.1.5. The amounts temporarily collected, kept must be considered and treated as follows:
a) If the competent authorities made decisions on reimbursing the subjects to be temporarily collected or temporarily kept or remittance into the state budget but the units have not yet paid to the subjects or not remitted into the state budget, it must conduct procedures to pay to the subjects or remit into the state budget in the current budget year.
b) If there is no decision on handling of the competent authority, it must be transferred into the accounts of temporary collection, keeping according to regulations. Strictly forbid the units to arbitrarily keep the amounts temporarily collected, keet in the units. The balances of these accounts of temporary collection, keeping until December 31 shall be transferred to the next year for handling as prescribed.
4.1.6. At the end of the year, the estimating units must hold the inventory in accordance with regime of state accounting; based on the inventory records, accountants of the units shall process as follows:
a) Inventory goods and materials shall be settled in the previous year budget’s expenditures, if it is still used for the next year, the units must organize to monitor closely and separately report; in case it is not used for the next year, the units must establish the liquidation councils for sale and remitting the proceeds into the state budget. For the non-business units with income, proceeds from asset liquidation are permitted to keep in the units for the investment to enhance material facilities, renovate equipment in accordance with the Government’s provisions and it must have separate reports.
b) Cash balance of the estimate units to December 31 of the state budget shall be returned to the budget and accounted decrease of the budget expenditure of the current year, except for items payable as prescribed but not yet spent (salaries, allowances, benefits to the subjects according to the provisions and students’ scholarships). To ensure the estimate units to have cash for spending in the first days of year, the estimate units must carry out procedures with the State Treasury for the cash advance of next year funds.
4.1.7. If the units allowed opening deposit accounts at the State Treasury, to the end of December 31 to have the deposit account balances derived from the budget, they shall be required to return to the state budget. Where the above-mentioned deposit is funding to perform the expenditure duties in the estimates, for objective reasons, it has not promptly made payment and the units conduct the mechanism of lump-sum expenditure, the units makes written request to transfer the balances of deposit accounts, together with relevant documents for a detailed explanation of the remaining funds on accounts (certified by the State Treasury), send to the financial institutions at the same level for considering to transfer to the next year for continuity to spend.
The estimate units of a certain level shall be considered for transfer of deposit account balances by the financial institutions of that level. The estimate units of the central budget shall comply with the following provisions:
a) The Ministry of Finance shall consider the transfer of deposit account balances for the estimate units based in the city of Hanoi and other units of the Ministry of Defense, Ministry of Public Security.
b) The Ministry of Finance authorizes the Departments of Finance - Pricing of the provinces and centrally-run cities to consider transfer of deposit account balances of the central budget estimating units based in the provinces and cities (except for the central units based in the city of Hanoi and other units of the Ministry of Defense, Ministry of Public Security) by the principles, procedures and records specified in this Circular.
State Treasuries are not allowed to transfer the deposit account balances and funding account balances authorized without consulting the competent financial institutions. For funding account balances authorized by the central budget to 31 December, the State Treasuries remit to the central budget and account decrease of central budget expenditure; Central State Treasury shall synthesize and report to the Ministry of Finance.
4.1.8. Time limit for review to transfer balances of deposit accounts for the units starts from January 01 to the end of working hours of the day of January 10 of next year. Beyond that time limit, the State Treasuries transfer the deposit account balances of the units into state budget and accounts decrease of state budget expenditures.
4.1.9. The settlement of the unused estimate resources, the advanced funding, transfer of the end-year balances for the agencies of the Communist Party of Vietnam, the administrative agencies assigned the fixed number of staffing and administrative management funding, the non-business units with revenue collection shall comply with the separate regulations.
4.2. For the financial institutions and state treasuries at all levels:
4.2.1. Deadline for central budget expenditure of the budget year is the end of working hours of the day of December 28. Deadline for expenditure of local budgets of the budget year shall be defined by the local financial institutions but must be ensured that the units using budget can spend under the regulations before December 31.
4.2.2. The financial institutions shall coordinate with the State Treasuries at the same level to implement:
a) To review and collate all the revenues and expenditures of state budget from January 01 to the end of December 31 to ensure the revenues and expenditures of state budget are accounted fully, accurately and in compliance with State budget index.
b) To inspect the performance of division by percentage (%) for the revenues generated in their respective areas for budgets at all levels in conformity with the decentralization of State budget.
c) To examine, closely monitor the expenses of the estimate units.
d) To make payment completely the debts, loans and advances, temporary collection, keeping, the amounts that have not been made payment must have the decisions of the competent authorities and are processed under the provisions of Point 4.1, Part V of the this Circular.
đ) To review the certification and transfer of the balances of deposit accounts at the end of December 31 for the estimate units as prescribed.
5. Adjustment of the budget settlement.
5.1. Budget settlement adjustment period is the time to define the budgets of all levels to perform the following tasks:
a) To account the revenues and expenditures of state budget generated from the December 31 and earlier, but its documents are being circulated;
b) To account spending of budget for the advanced amounts having sufficient payment procedures;
c) To account the amounts recorded revenues and expenditures of foreign capital, the budget expenditures of the spending task of the previous year if it is decided by the competent authority for the continuity to spend on the next budget year;
d) To collate and adjust the errors in the accounting process;
đ) To spend on source transfer from the previous budget year to the next budget year following the Decision of the Minister of Finance (for central budget) and Chairmen of People's Committees (for the local budgets).
5.2. Settlement adjustment period is specified as follows:
- End of January 31 of next year for the communal-level budget.
- End of February 28 of next year for the district-level budget.
- End of March 31 of next year for the provincial-level budget.
- End of May 31 of next year for the central budget.
6. Accounting reports of revenues and expenditures of state budget.
6.1. The estimate units at all levels must make accounting report according to the state accounting regime and other legal documents on accounting and statistics.
6.2. State Treasuries shall account revenues and expenditures of state budget as stipulated in Point 1.3 of Part V of this Circular; ensure the proper accounting of budget year, budget level and state budget index.
- Daily report the spending, entering of the state budget funds and the local budget funds to the People's Committees, financial institutions, collection agencies at the same level and the superior state treasury. Every day, the central State Treasury synthesizes and reports to the Ministry of Finance.
- Monthly, report the revenues and expenditures of state budget to the People's Committees, financial institutions, collection agencies at the same level (the budget revenue) and the superior State Treasury. The Central State Treasury synthesizes revenues and expenditures of state budget, the central budget and local budgets to report to the Finance Ministry.
- The forms and the time limit for reporting are done by the Finance Ministry's regulations.
7.1. Principles for making report on the state budget settlement:
7.1.1. Settlement report data must be accurate, truthful, or complete. The contents of the budget settlement reports must comply with the contents in the assigned estimates (or permitted by the competent agencies) and detailed by the State Budget Index. Heads of the units using budget must be responsible before law for the accuracy, truthfulness, completeness; be responsible for the revenues and expenditures, accounting, settlements of budget for the wrong regime.
7.1.2. Annual settlement reports of lower-level estimate units sent to the higher-level estimate units, level I estimate units sent to the same-level financial institutions must be included the following statements:
a) Account balance sheet at the end of the day of December 31 and the account balance sheet after the end of settlement adjustment period.
b) Report on explaining the year settlement; the settlement explanation must be shown clearly the reasons of satisfaction or non-satisfaction, or exceeding the assigned estimates for each criterion and recommendations, if any.
7.1.3. Annual settlement report, sent to the competent authorities for evaluation and approval must be certified by the State Treasury at the same level on total and detail.
7.1.4. Report of the budget settlement of the estimate units and of the local authorities shall not be settled expenditures more than revenues.
7.1.5. The lower-levels do not settle the authorized funds of the higher-level budgets and report settlement of their budgets.
7.2. Order of formation, submission, and approval of the reports of revenues and expenditures of annual state budget for the estimate units is defined as follows:
7.2.1. After the end of the closing of accounting books at the end of the day of December 31, data on the accounting books of the units must ensure balance and consistency with the receipts of revenues and expenditures of the units’ budget and data of the financial institutions, the State Treasury for total and detail; on that basis, the estimate units conduct the formation of annual settlement report.
7.2.2. Apart from the annual settlement report forms in accordance with provisions of the Minister of Finance, the estimate units must also attach the detailed explanation report of the types of inventory goods, materials, debts, loans and advances, temporary collection, keeping, cash balance, the balance of deposit accounts of the estimate units which has been processed under the provisions of Point 4.1 of Part V of this Circular for the higher-level governing agency (or the same-level financial institutions) to consider before issuing the notices to approve (or evaluation) the annual settlement for the units. The review and evaluation of the annual settlement shall comply with the provisions of Article 73 and Article 74 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 06, 2003 by the Government.
7.2.3. After receiving reports on the settlement of the lower-level estimate units, heads of the higher-level estimate units are responsible for reviewing and approving the settlements and notifying the results of review for estimate approval to the lower-level estimate units. Within 10 days after receiving notice on the results of estimate approval, the lower-level estimate units must be completed the requirements in the notice of review for estimate approval. Where the lower-level estimate units have opinions inconsistent with the notice of estimate approval of the higher-level estimate units, they must send written requests to the further higher-level unit for consideration and decision. Where the estimate units of level II have the opinions inconsistent with the notice of estimate approval made by the heads of level-I estimate units, they must send documents to financial institutions (the same level with the estimate units of level I) for consideration and decision. While pending the opinion of the decision made by the competent authority, the lower-level estimate units must comply with the notice of estimate approval made by higher-level estimate units.
7.2.4. The level-I estimate units shall have to approve the settlement reports of their subordinate units, synthesize and make annual settlement reports (including reports on the settlement of their units and settlement reports of their subordinate estimate units), send to the same-level financial institutions. For the estimate units of the central budget, the Ministry of Finance is responsible for evaluating the annual settlement within a maximum period of 30 days from date of receipt of the settlement report, and for the estimate units of local budgets, the provincial-level People's Committees stipulate specifically the settlement evaluation time, but must ensure the settlement evaluation period to be under the provisions of Article 67 of the Law on State Budget. Within 10 days from the estimate units of level I received notice of the annual settlement comment of the financial institutions, the estimate units of level I must complete the requirements in the notice of the settlement comment of the financial institutions.
Where the estimate units of level I have opinion inconsistent with the notice of the settlement comment of the financial institutions, they must submit to the same-level People's Committees (if they are the estimate units of local levels) or the Prime Minister (if they are the estimate units of central level) for consideration and decision. While pending the decision opinion of the same-level People's Committees and the Prime Minister, all financial institutions’ decisions must be enforced.
7.2.5. Where the level-I estimate unit is simultaneous as the budget using unit, the financial institution approves the settlement and announces the results of settlement approval to the estimate unit of level I.
7.2.6. For the basic construction works, the programs of national projects, when ending the budget year, the investor makes settlement report on implementation of investment capital in year by each work, project and sends to the State Treasuries and the financial institutions at the same level. The approval and evaluation of basic construction investment capital settlement are under separate regulations of the Minister of Finance.
7.3. The order of formation, evaluation, approval and sending of the report on settlement of revenues and expenditures of annual state budget of the budgets at all authority levels are defined as follows:
7.3.1. Forms of annual settlement report made by the lower-level budget to send to the higher-level financial institutions according to the system of settlement forms prescribed.
7.3.2. The commune finance department is responsible for making report on the settlement of revenues and expenditures of the communal-level budget (according to system of forms prescribed in the Circular of the Ministry of Finance on the management of revenues and expenditures of communal-level budget and other financial activities of communes, wards and townships) to submit to the communal-level People's Committee for considering and sending to the district financial department and at the same time submitting to the communal-level People's Council for approval. Where the annual settlement report of the commune approved by communal-level People's Council has changes compared to the annual settlement report sent by the communal-level People's Committee to the district finance department, then the communal-level People's Committee sends additional report to the district finance department. After the communal-level People's Council approved, within 5 days, the commune financial department shall send the settlement reports to the following agencies:
+ 01 report sent to the communal-level People's Council;
+ 01 report sent to the communal-level People's Committee;
+ 01 report sent to the district Department of Finance;
+ 01 report archived at the communal-level Finance department.
At the same time, send to the district State Treasury the Resolution approving the settlement of the communal-level People's Council.
7.3.3. District Department of Finance is responsible for evaluating the settlement of revenues and expenditures of communal-level budget; setting up the settlement of revenues and expenditures of the district budget; summing up and making reports on the state budget revenue collection in the district and the settlement of revenues and expenditures of district budget including the settlement of revenues and expenditures of district-level budget and the settlement of revenues and expenditures of communal-level budget and submitting to the district-level People's Committee for considering and sending to the Department of Finance - Pricing, and submitting to the district-level People's Council for approval. Where the annual settlement report of the district approved by district-level People's Council has changes compared to the annual settlement report sent by the district-level People's Committee to the Department of Finance - Pricing, then the district-level People's Committee sends additional report to the Department of Finance - Pricing. After the district-level People's Council approved, within 5 days, the district-level financial department shall send the settlement reports to the following agencies:
+ 01 report sent to the district-level People's Council;
+ 01 report sent to the district-level People's Committee;
+ 01 report sent to the Department of Finance - Pricing;
+ 01 report archived at the district-level Finance department.
At the same time, send to the district State Treasury the Resolution approving the settlement of the district-level People's Council.
7.3.4. Department of Finance - Pricing is responsible for evaluating the settlement of revenues of state budget generated in the district; the settlement of revenues and expenditures of the district budget; making the settlement of revenues and expenditures of the provincial-level budget; summing up and making reports on the state budget revenue collection in the province and reporting the settlement of revenues and expenditures of local budgets including the settlement of revenues and expenditures of provincial-level budget and the settlement of revenues and expenditures of district-level budget; settlement of revenues and expenditures of communal-level budget and submitting to the provincial-level People's Committee for considering and sending to the Ministry of Finance, and submitting to the provincial-level People's Council for approval.
Where the annual settlement report of the provincial budget approved by provincial-level People's Council has changes compared to the annual settlement report sent by the provincial-level People's Committee to the Ministry of Finance, then the provincial-level People's Committee sends additional report to the Ministry of Finance. After the provincial-level People's Council approved, within 5 days, the provincial-level financial department shall send the settlement reports to the following agencies:
+ 01 report sent to the provincial-level People's Council;
+ 01 report sent to the provincial -level People's Committee;
+ 01 report sent to the Ministry of Finance;
+01 report sent to the state Audit;
+ 01 report archived at the provincial-level Department of Finance - Pricing.
At the same time, send to the provincial-level State Treasury the Resolution approving the settlement of the provincial-level People's Council.
7.3.5. The Ministry of Finance is responsible for evaluating the settlement of state budget revenues in the provinces, the settlements of revenues and expenditures of local budgets and the settlements of revenue and expenditure of budgets of the ministries, ministerial-level agencies, the Governmental agencies and other central agencies; making reports on settlements of revenues and expenditures of the central budgets, summing up to make the report on settlement of revenues and expenditures of state budget to submit to the Government for consideration to submit the National Assembly for ratification; and c/c to the State audit agency.
7.3.6. The collecting agencies shall organize, guide the units, organizations and individuals that are obliged to pay for state budget to make receipts of the state budget revenue collection in accordance with the prescribed form and the State Budget Index; make reports state revenues monthly, quarterly and report on settlement of the annual state budget revenues in accordance with the regulations.
7.3.7. The State Treasury is responsible for accounting revenues and expenditures of state budget by the state budget index to ensure that the revenues, expenditure of state budget incurred shall be accounted accurately, truthfully and timely time and completely. Monthly, quarterly and annually make reports to implement estimates of budget revenues and expenditures to the financial institutions and other relevant agencies in accordance with provisions of the Ministry of Finance.
7.3.8. The evaluation of the annual settlement reports shall comply with the provisions of Article 74 of the Decree No.60/2003/ND-CP of June 6, 2003 by the Government.
7.4. Period to send quarterly accounting reports; reports on annual settlement and annual settlement evaluation period is prescribed as follows:
7.4.1. Quarterly accounting reports:
a) Quarterly reports of the level-III accounting unit established to send to the level-II and level I accounting units in accordance with provisions at the administrative accounting regime. The level-I accounting unit established to send to the financial institutions no later than 25 days after the end of the quarter.
b) Quarterly reports of budgets at all authority levels:
- For the communal-level budget, the district State Treasury established to send to the communal-level finance department, District Department of Finance.
- For the district-level budget, the district State Treasury established to send to District Department of Finance, Department of Finance - Pricing.
- For budgets of provinces and cities under central authority, the provincial-level State Treasury established to send to the Department of Finance - Pricing, Ministry of Finance.
7.4.2. Annual settlement report:
a) For the estimate unit: After approved the annual settlement reports of the subordinate units, the level-I accounting unit of the central budget sums up to send to the Ministry of Finance no later than October 01 of next year, the time to send reports on the settlement of the level-II and III estimate units is assigned to the level-I estimate unit to prescribe but must ensure time limit for the level I estimate unit to send settlement reports to the Finance Ministry in accordance with above provisions, and for the estimate units of the local budget, the provincial-level People's Committees shall specify to ensure the deadline to send reports of settlement of local budgets in accordance with Article 67 of the Law on State Budget.
b) For the local budgets: After evaluated the settlement report of the subordinate units and lower-level budget, the Department of Finance - Pricing synthesizes to submit to the provincial-level People's Committee for submitting to the same-level People's Council and submitting to the Ministry of Finance no later than October 01 of next year, and for lower-level budget, the provincial-level People's Committees shall specify but must ensure the time limit to approve the settlement provided for in Article 67 of the Law on State Budget.
7.4.3. Evaluation of the annual settlement report: Within a period of no later than 30 days after receiving the local reports of the annual settlement ratified by the provincial-level People's Councils, and the settlements of the level-I estimate units of the central budget, the Finance Ministry evaluates and gives comments on the settlements to send to the localities, the level-I estimate units of the central budget. Provincial-level People's Committees shall specify the time limit for appraisal of reports on the annual settlement of the higher-level financial institutions for lower-level budgets and the local level-I estimate units, to ensure the period for the People’s Councils at all levels to approve the annual budget settlements as prescribed in Article 67 of the Law on State Budget.
8. Handling of the budget balance.
8.1. The central budget balance is the difference between total revenues of central budget and loans for offsetting deficit more than the total central budget expenditures, local budget balance is the difference between total local budget revenues more than the total local budget expenditures; budget expenditures include the payments in the settlement adjustment period, the expenditures for transferring source to the next year to perform the expenditure tasks decided by the competent authorities for continuity to be implemented in next year.
8.2. The budget balance is treated as follows:
a) The balance of the central budget, provincial-level budget is transferred fifty percent (50%) into the financial reserve fund, fifty percent (50%) into budget revenue of next year. The financial reserve fund with sufficient financial limit prescribed in Article 58 of the Decree No.60/2003/ND- CP dated June 06, 2003 of the Government is transferred all to the budget revenue of next year.
b) The balance of the district-level budget and communal-level budget is transferred to budget revenue of next year (100%).
9. Authorized funding settlement report.
9.1. Unit directly using funding authorized by the higher-level budget must make annual settlement reports in the prescribed form and send to the financial institution receiving authorization and specialized management agency at the same level. The financial institution received authorization presides over and coordinates with the specialized management agencies at the same level to review for approving authorized funding settlement report of the unit directly using the authorized funding and sums up, makes authorized funding settlement report. Authorized funding settlement report shall be made in 05 copies:
- 01 copy sent to the same-level People's Committee;
- 01 copy sent to the authorizing financial institution;
- 01 copy sent to the higher-level specialized management agency;
- 01 for archiving at the financial institution received authorization;
- 01 copy sent to the specialized management agency at the same level.
9.2. The authorizing financial institutions preside over and coordinate with the specialized management agencies at the same level for verification and review of authorized funding settlement of the financial institutions received authorization and include them into the budget expenditure settlement of the authorizing level.
10. Inspection of the accounting and settlement of the state budget.
10.1. The financial institutions, agencies of budget revenues collection, the State Treasury, the estimate units at all levels according to assigned function, duties shall implement the regime of accounting inspection regularly, periodically for the units and individuals that are obliged to collect to remit into budget, budget using units at levels. During the accounting inspection, approval and evaluation of settlement, if it detects the revenues of organizations and individuals that have been paid into the state budget not being collected in compliance with regulations of law, it must refund from the state budget to the organizations, individuals and account decrease of budget revenues. The expenses not being conducted in compliance with regulations prescribed by law must be immediately recovered for the state budget and account decrease of budget expenditures. Where the state budget settlement ratified by the National Assembly, the People's Council, then account budget expenditure (for the refunds) or revenues (for the amounts required to be recovered).
10.2. All the estimate units and the budget levels must strictly implement the regulations on accounting and settlement of state budget, set the state budget settlement according to the right form and prescribed time limit . If the units make late payment, in addition to the subject of administrative sanctions in the field of accounting and statistics as prescribed; the financial institutions shall temporarily suspend and request the State Treasury at the same level to temporarily suspend the grant of funding until the units submit the annual settlement reports, except for some urgent expenditures such as salaries, allowances, subsidies, student scholarships.
10.3. The audit of the annual settlement of the estimate units and the budgets at all levels shall be implemented by the State Audit agency in accordance with the provisions of Article 66 of the State Budget Law and Article 78 of the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003 by the Government. Upon receiving the recommendations of the State audit agency, the competent agencies must consider and handle in accordance with the law before the National Assembly ratifies the state budget settlement, the People's Council ratifies local budget settlement and informs the State audit agency.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular shall be effective and uniformly implemented throughout the country in fiscal year 2004 and replaces the Circular No.103/1998/TT-BTC dated 18/07/1998 of the Ministry of Finance guiding the implementation of the distribution, formation, execution, and settlement of the state budget. The documents, regulations issued previously which are contrary to the provisions of this Circular is no longer effective
|
FOR MINISTER OF FINANCE |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực