Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 47/2015/TT-BLĐTXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 16/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 20/01/2016 | Số công báo: | Từ số 83 đến số 84 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bỏ quy định: Phải trả lương ngay trong tháng mà NLĐ làm việc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP . Theo đó:
- Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.
- Sửa đổi quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…
Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng, tuy nhiên không được vượt quá 26 ngày.
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2015/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ HỢP ĐỒNG, KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/2015/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây gọi là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
1. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho một người lao động trong nhóm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP phải được lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của người lao động nhận ủy quyền;
b) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, chữ ký của từng người lao động trong nhóm ủy quyền;
c) Nội dung ủy quyền, thời hạn ủy quyền.
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động.
2. Khi tiếp tục lao động sau độ tuổi quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cho phù hợp với quy định của pháp luật về lao động đối với người lao động cao tuổi.
3. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi phải bảo đảm các nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 166 và Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 167 của Bộ luật lao động.
Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải được lập thành văn bản Văn bản tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người lao động;
c) Thông tin về hợp đồng lao động tạm hoãn thực hiện: số hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết của hợp đồng lao động;
d) Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời gian tạm hoãn thực hiện;
đ) Lý do tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
e) Quyền và trách nhiệm của các bên trong thời gian tạm hoãn và sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
2. Trường hợp hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà người lao động được cấp có thẩm quyền tiếp tục bổ nhiệm hoặc cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng lao động biết để thỏa thuận tiếp tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Văn bản tiếp tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động có nội dung chủ yếu như văn bản tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trước 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh biết trước khi tiến hành cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2. Văn bản thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Tổng số lao động; số lao động cho thôi việc;
c) Lý do cho người lao động thôi việc; thời điểm người lao động thôi việc;
d) Kinh phí dự kiến chi trả trợ cấp mất việc làm.
3. Cơ quan lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động của người sử dụng lao động.
1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm.
2. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại công ty B; hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2004 (01 năm); hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007 (03 năm); hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (08 năm) thì bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bà A được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi Bà A chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 4.500.000 đồng/tháng.
Do hợp đồng lao động thứ ba (hợp đồng lao động không xác định thời hạn) bà A đơn phương chấm dứt trái pháp luật, nên thời gian bà A làm việc theo hợp đồng lao động thứ ba (08 năm) không được tính hưởng trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc đối với bà A được tính như sau:
- Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc của bà A đối với 02 hợp đồng trước là: 01 năm + 03 năm = 04 năm (từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007);
- Số tiền công ty B chi trả trợ cấp thôi việc cho bà A là: 04 năm x 4.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 9.000.000 đồng.
3. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác.
4. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn C làm việc tại công ty D từ ngày 01 tháng 9 năm 2007, đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, do thay đổi công nghệ sản xuất Công ty không thể bố trí được việc làm cho ông C và phải chấm dứt hợp đồng lao động. Ông C được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước ông C mất việc làm là 4.500.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông C được tính như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 08 năm 04 tháng - 07 năm = 01 năm 04 tháng (16 tháng).
- Số tiền Công ty D chi trả trợ cấp mất việc làm cho ông C ít nhất bằng 02 tháng tiền lương (4.500.000 đồng/tháng x 2 = 9.000.000 đồng).
5. Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Thành H làm việc cho công ty P từ ngày 01 tháng 6 năm 2002. Năm 2006, công ty P sáp nhập với công ty Q thành công ty PQ và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2006; ông H tiếp tục làm việc tại công ty PQ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì ông H phải thôi việc do công ty PQ thay đổi cơ cấu tổ chức. Ông H được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông H mất việc làm tại công ty PQ là 5.400.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông H được tính như sau:
- Thời gian làm việc thực tế của ông H tại công ty P là 04 năm 04 tháng; tại công ty PQ là 9 năm 03 tháng. Tổng thời gian làm việc thực tế là: 13 năm 07 tháng;
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 13 năm 07 tháng - 07 năm = 06 năm 07 tháng, làm tròn thành 07 năm;
- Số tiền công ty PQ chi trả trợ cấp mất việc làm đối với ông H là 07 năm x 5.400.000 đồng/tháng = 37.800.000 đồng.
1. Thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp.
2. Chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản (kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995) khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
Ví dụ 4: Ông Đào Xuân K, làm việc theo tại Ủy ban nhân dân huyện T (cơ quan hành chính nhà nước) từ ngày 01 tháng 9 năm 1990 đến ngày 01 tháng 11 năm 1993 ông K chuyển công tác và làm việc tại công ty S (doanh nghiệp nhà nước). Ngày 01 tháng 9 năm 2007, công ty S thực hiện cổ phần hóa thành công ty cổ phần S’, ông K tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần S’ đến ngày 01 tháng 12 năm 2015 thì chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Ông K được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 12 năm 2015. Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông K thôi việc ở công ty cổ phần S’ là 5.500.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông K được tính như sau:
- Thời gian làm việc thực tế tại khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 là 03 năm 02 tháng;
- Thời gian làm việc thực tế tại công ty S (trước khi cổ phần hóa) là 13 năm 10 tháng;
- Thời gian làm việc thực tế tại công ty cổ phần S’ là 08 năm 03 tháng;
- Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 06 năm 11 tháng;
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là: 03 năm 02 tháng + 13 năm 10 tháng + 08 năm 03 tháng - 06 năm 11 tháng = 18 năm 04 tháng, được làm tròn thành 18,5 năm;
Số tiền trợ cấp thôi việc công ty cổ phần S’ phải trả cho ông K là: 18,5 năm x 5.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 50.875.000 đồng.
1. Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Họ và tên, chức danh người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;
d) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động;
đ) Chữ ký của người nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm lập sổ đăng ký nội quy lao động theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh về trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đăng ký nội quy lao động; nếu là hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký nội quy lao động thì ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân của chủ hộ hoặc cá nhân;
c) Nội dung của nội quy lao động trái với pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung (ghi cụ thể nội dung trái với quy định tại điểm, khoản, điều, văn bản quy phạm pháp luật và nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung);
d) Chữ ký, họ và tên, chức danh của người có thẩm quyền thuộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động; trường hợp ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động; trường hợp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi;
2. Nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới 12 tháng tuổi;
3. Nuôi đứa trẻ mang thai hộ dưới 12 tháng tuổi đối với người lao động là người mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp.
3. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật lao động.
4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.
Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;
2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:
a) Sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 4 như sau:
“c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.
b) Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.
c) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).
Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
d) Bãi bỏ Khoản 2 Điều 9.
Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy chế và những thỏa thuận hợp pháp khác đã giao kết, ban hành mà có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Thông tư này được tiếp tục thực hiện; những quy định, thỏa thuận không phù hợp với quy định của Thông tư này thì các bên có liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện các thủ tục ban hành theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2005;
Căn cứ .... (1).......................................................................... ;
………, ngày…..tháng…..năm 20....; chúng tôi gồm có:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:...........................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:....................................................................................................
Địa chỉ nơi cư trú:..........................................................................................................
Chức vụ:........................................................................................................................
Số CMTND:................ …………., ngày cấp…..………………….., nơi cấp………..……
Số hộ chiếu (nếu có):.....................................................................................................
Quốc tịch:.......................................................................................................................
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (2):
Họ tên:...........................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:....................................................................................................
Địa chỉ nơi cư trú: .........................................................................................................
Chức vụ (nếu có):..........................................................................................................
Số CMTND:................ …………., ngày cấp…..………………….., nơi cấp………..……
Số hộ chiếu (nếu có):.....................................................................................................
Quốc tịch:.......................................................................................................................
3. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1. Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động ….(3) theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 2. Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền kể từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...
Điều 3. Thỏa thuận khác (nếu có).
4. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN:
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên;
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành....bản, mỗi bên giữ... bản./.
BÊN ỦY QUYỀN |
BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (4) |
Ghi chú:
(1) Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bổ sung căn cứ Luật liên quan, Điều lệ hoạt động, Quy chế liên quan (nếu có);
(2) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng một văn bản cho người đứng đầu các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì ghi bên nhận ủy quyền là người đứng đầu (giám đốc...) các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo danh sách người nhận ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền này.
(3) Ghi rõ giới hạn phạm vi ủy quyền giao kết hợp đồng lao động, ví dụ: Giám đốc chi nhánh ngân hàng X tại thành phố Hà Nội thay mặt Tổng giám đốc ngân hàng X giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động để làm việc tại chi nhánh ngân hàng X tại thành phố Hà Nội.
(4) Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền bằng một văn bản cho người đứng đầu các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì bên nhận ủy quyền ký vào danh sách người nhận ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền này.
Mẫu số 02
CƠ QUAN CẤP TRÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỔ QUẢN LÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG
NĂM 20……
TT |
Tên Doanh nghiệp |
Loại hình doanh nghiệp |
Địa chỉ doanh nghiệp |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Ngành nghề kinh tế chính của doanh nghiệp |
Đăng ký nội quy lao động |
Nội quy lao động sửa đổi, bổ sung |
Đăng ký lại nội quy lao động |
Ghi chú |
|||
Ngày tiếp nhận nội quy lao động |
Ngày bắt đầu hiệu lực của nội quy lao động |
Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động do nội quy có nội dung trái pháp luật |
Doanh nghiệp thay đổi nội dung của nội quy lao động (kể cả thời hạn) |
Ngày tiếp nhận nội quy lao động |
Ngày bắt đầu hiệu lực của nội quy lao động |
|
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày……tháng….năm 20…… |
Hướng dẫn ghi sổ:
- Cột (2): ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cột (3) ghi theo phân loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cột (6): ghi theo ngành sử dụng nhiều lao động nhất của doanh nghiệp (cấp 2) tại Hệ thống ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cột (7) và (11): ghi theo sổ quản lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước.
- Cột (8): sau 15 ngày kể từ ngày ghi trên cột số (7), trừ trường hợp nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật.
- Các cột (9), (10): đánh dấu X vào ô tương ứng theo kết quả kiểm tra, rà soát.
- Cột (12): sau 15 ngày kể từ ngày ghi trên cột số (11).
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 47/2015/TT-BLDTBXH |
Hanoi, November 16, 2015 |
CIRCULAR
ON GUIDELINES FOR LABOR CONTRACTS, LABOR DISCIPLINE AND MATERIAL RESPONSIBILITY PRESCRIBED IN DECREE NO. 05/2015/ND-CP DATED JANUARY 12, 2015 OF THE GOVERNMENT PROVIDING GUIDANCE ON THE LABOR CODE
Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government's Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 providing guidance on the Labor Code;
At the request of Director of the Department of Labor and Wage;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for labor contracts, labor discipline and material responsibility prescribed in Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government providing guidance on the Labor Code.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides guidelines for labor contracts, labor discipline and material responsibility prescribed in Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government providing guidance on the Labor Code (hereinafter referred to as the Decree No. 05/2015/ND-CP).
Article 2. Regulated entities
Employees, employers, trade unions, other relevant agencies, organizations, and individuals prescribed in Article 2 of the Decree No. 05/2015/ND-THE GOVERNMENT.
Chapter II
LABOR CONTRACTS
Article 3. Authorization to conclude labor contracts
1. When a person prescribed in Points a, b and c Clause 1 Article 3 of the Decree No. 05/2015/ND-CP does not directly conclude a labor contract, he/she shall authorize another person in writing to conclude the labor contract using the form No. 1 in the Appendix issued herewith.
2. When a group of employees authorizes an employee to conclude their labor contracts prescribed in Point d Clause 2 Article 3 of the Decree No. 05/2015/ND-CP, they must make a written authorization. A written authorization to conclude labor contract(s) must contain:
a) Full name, date of birth, gender, permanent residence, occupation, signature of the authorized employee;
b) Full name, date of birth, gender, permanent residence, occupation, signature of each employee in the authorizing group;
c) Content of authorization, term of authorization.
Article 4. Salaries and other benefits in labor contracts
Salary, allowances and other extra payments determined in the labor contract prescribed in Point a Clause 5 Article 4 of the Decree No. 05/2015/ND-CP include:
1. The time-based salary or position-based salary shall be the salary rate in salary scale and salary table defined by the employer under law on labor. Employees paid product-based salary or piecework salary, the time-based salary rates shall be used to determine the product unit price or the piecework salary.
2. Allowances, specifying contractual allowances, in particular:
a) The allowances that are amounts offset against the working conditions, the complexity of jobs, the living conditions, and the employee attraction level which is not included or incompletely included in the contractual salary.
b) The allowances concerning the working progress and output of the employee.
3. Other extra payments, specifying other contractual extra payments, in particular:
a) Measured extra payments and the contractual salary mentioned in the labor contract that are be paid regularly in each period of salary payment.
b) Unmeasured extra payments and the contractual salary mentioned in the labor contract that are paid regularly or irregularly in each period of salary payment concerning the working progress and output of the employee.
The following benefits shall be specified in a separate item in the labor contract prescribed in Clause 11 Article 4 of the Decree No. 05/2015/ND-CP: bonuses prescribed in Article 103 of the Labor Code, initiative bonuses; food expenses between shifts; subsidies on petrol, telephone, transportation, housing, child care, raising children; allowances for employees having dead relative(s), employees having relatives married relatives, employees’ birthday, benefits for employees facing difficulties due to their labor accidents and occupational diseases and other allowances and benefits.
Article 5. Labor contracts concluded with elderly employees
1. Elderly employee is a person who continues to work after the age defined in Article 187 of this Code.
2. The elderly employee and the employer shall agree to amend the labor contract in accordance with legislation on labor applicable to elderly employees.
3. The labor contract concluded with the elderly employee must conform to regulations in Clauses 2 and 3 of Article 166 and Clauses 2, 3 and 4 Article 167 of the Labor Code.
Article 6. Agreement on temporary suspension of labor contracts when employees are appointed or assigned as representative of the State contributed capital
When an employee is appointed or assigned as representative of the State contributed capital, his/her labor contract shall be suspended temporarily as follows:
1. The temporary suspension of the labor contract shall be made in an agreement which at least contains:
a) Name and address of the employer and its legal representative;
b) Full name, date of birth, gender, residence, ID number or passport number of the employee;
c) Details of the suspended labor contract: number; date of conclusion;
d) Period of suspension: the start time and the end time of the suspension period;
dd) Reasons for the suspension;
e) Rights and obligations of the parties in and after the period of suspension.
2. If the employee is still appointed or assigned as representative of the State contributed capital, upon expiry of period of suspension, the employee shall request the employer to give another suspension of the labor contract. The second written suspension of the labor contract shall have the same contents with the first written suspension of the labor contract.
Article 7. Notification of changes of structure, technology and economic reasons sent to labor authorities
1. If an employer dismisses 2 employees or more as prescribed in Clause 3 Article 13 of the Decree No. 05/2015/ND-CP, it must notify them in writing within 30 days before a notification of dismissal is sent to a labor authority.
2. The notification of dismissal prescribed in Clause 1 of this Article must contain the following information:
a) Name and address of the employer and its legal representative;
b) Number of employees; number of laidoff employees;
c) Reasons for layoffs; time of layoffs;
d) Expected budget for redundancy pay.
3. The labor authority of province shall receive, monitor, and inspect the layoffs imposed on multiple employees.
Article 8. Severance pay and redundancy pay
1. The salary as the basis for determination of severance pay or redundancy pay is the average salary specified in the labor contract prescribed in Clause 1 Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 4 of this Circular of the 6 continuous months before the employee is laid off or
2. With respect to each employee concluding multiple continuous labor contracts prescribed in Clause 2 Article 22 of the Labor Code, his/her total working time under such labor contracts shall be considered to determine the severance pay or redundancy pay, upon the termination time of the last labor contract. If the last labor contract is terminated because the employee unilaterally and unlawfully terminates labor contract or the employee is be disciplined in the form of dismissal, the working time of the last labor contract shall not be included in the total working time as the basis for determination of severance pay. The salary as the basis for determination of severance pay or redundancy pay is the average salary determined as prescribed in Clause 1 of this Article before the termination time of the last labor contract.
Example 1: Ms. A works for Company B under 3 continuous labor contracts; the first labor contract is a 12-month contract which is executed from January 1, 2014 to December 31, 2004 (1 year); the second labor contract is a 36-month contract which is executed from January 1, 2005 to December 31, 2007 (3 years); the third labor contract is an indefinite-term contract which is executed from January 1, 2008 to December 31, 2015 (8 years), then Ms. A terminates the third labor contract unilaterally and unlawfully. Ms. A's employer pays unemployment insurance for her continuously from January 1, 2009 to December 31, 2015 (7 years). The average monthly salary determined as prescribed in Clause 1 of this Article before her termination time of the third labor contract is VND 4.5 million.
Because Ms. A terminates the third labor contract unilaterally and unlawfully, her working time under the third labor contract (8 years) shall not be included in the working time as the basis for determination of severance pay. Ms. A’s severance pay shall be calculated as follows:
- Her working time in the first and the second labor contract as the basis for severance pay is: 1 + 3 = 4 years (from January 1, 2004 to December 31, 2007);
- Severance pay paid to Ms. A by Company B is: 4 (years) x VND 4.5 million x ½ = VND 9 million.
3. If wholly state-owned enterprises or enterprises equitized from the state-owned enterprises terminate the labor contract that the employees have the time to work in agencies, organizations, units and business in the state sector and transfer to another work at the enterprise before January 01, 1995 but have not received a severance pay or redundancy pay, the employer shall pay the severance allowance or redundancy pay for the time when the employee has worked for him/ her and pay severance allowance for the time when the employee has worked for previous agencies, organizations, units and enterprises in the state sector as prescribed in Clause 3 Article 38 of the Decree No. 05/2015/ND-CP.
The working time at agencies, organizations, units and enterprises in the state sector before January 1, 1995 includes: actual working time in State administrative agencies, public service providers, political organizations, socio-political organizations, the armed forces whose salaries/wages funded by government budget and other state-owned enterprises.
4. If an employee has worked for 12 months or longer, then he/she is laid off, but his/her working time as the basis for determination of redundancy pay is under 18 months, his/her redundancy pay is at least 2-month salary.
Example 2: Mr. C worked for Company D from September 1, 2007 to December 31. Then, due to changes of company's production technology, the company has no more work available for him. Accordingly, Company D terminates his labor contract. Mr. C's employer pays unemployment insurance for him continuously from January 1, 2009 to December 31, 2015 (7 years). His average monthly salary prescribed in Clause 1 of this Article before he loses his job is VND 4.5 million. Mr. C’s redundancy pay shall be calculated as follows:
- The working time as the basis for determination of redundancy pay is: 8 years 4 months – 7 years = 1 year 4 months (16 months).
- His redundancy pay paid by Company D is at least 2-month salary: (VND 4.5 million x 2 = VND 9 million).
5. When an enterprise or a cooperative is acquired, consolidated or divided, if an employee terminates his/her labor contract concluded with the transferor enterprise/cooperative, the transferee enterprise/cooperative must pay severance pay or redundancy pay to the employee for his/her working time in both enterprise/cooperative.
Example 3: Mr. Nguyen Thanh H worked for Company P from June 1, 2002. In 2006, Company P and Company Q are consolidated into Company PQ which operates officially from October 1, 2006; Mr. H keeps working at Company PQ until December 31, 2015 before he is laid off due to the changes of organizational structure of the Company PQ. Mr. H's employer pays unemployment insurance for him continuously from January 1, 2009 to December 31, 2015 (7 years). His average monthly salary prescribed in Clause 1 of this Article before he loses his job is VND 5.4 million per month. Mr. H’s redundancy pay shall be calculated as follows:
- His actual working time at Company P is 4 years 4 months; his actual working time at Company PQ is 9 years 3 months. Total actual working time is 13 years 7 months;
- The working time as the basis for determination of redundancy pay is: 13 years 7 months – 7 years = 6 year 7 months, which rounds up to 7 years;
- Severance pay paid to Mr. H by Company PQ is: 7 (years) x VND 5.4 million per month = VND 37.8 million.
Article 9. Responsibilities of transferee employees upon the transfer of ownership or rights to use of enterprise’s assets
1. Each employee kept being employed, employee kept being employed after retraining, and employee working under a part-time job at the transferee enterprise shall have his/her labor contract amended or have a new labor contract concluded.
2. The severance pay prescribed in Article 48 or redundancy pay prescribed in Article 49 of the Labor Code shall be paid for the total actual working time
Example 4: Mr. Dao Xuan K worked for the People’s Committee of district T (State administrative agencies) from September 1, 1990 to November 1, 1993. Then, he moves to Company S (state-owned enterprise). On September 1, 2007, Company S is equitizated into Joint-stock company S’, Mr. K keep working at Joint-stock company S’ until December 1, 2015 before he terminate his labor contract lawfully. Mr. K’s employer pays unemployment insurance for him continuously from January 1, 2009 to December 1, 2015. His average monthly salary prescribed in Clause 1 of this Article before he is laid off at Joint-stock company S’ is VND 5.5 million per month. Ms. K’s severance pay shall be calculated as follows:
- His actual working time in the State sector before January 1, 1995 is 3 years 2 months;
- His actual working time at Company S (before equitization) is 13 years 10 months;
- His actual working time at Joint stock company S’ is 08 years 03 months;
- His participation time of unemployment insurance is 6 years 11 months;
- His working time as the basis for severance pay is: 3 years 2 months + 13 years 10 months + 8 years 3 months - 6 years 11 months = 18 years 4 months, which rounds up to 18.5 years;
Severance pay paid to Mr. K by Joint stock S’ is: 18.5 (years) x VND 5.5 million x ½ = VND 50,875 million.
Chapter III
LABOR DISCIPLINE AND MATERIAL LIABILITY
Article 10. Registration of labor regulations and the effect of labor regulations
1. The document certifying the receipt of the registration dossier of labor regulations issued by a labor authority of province prescribed in Clause 2 Article 28 of the Decree No. 05/2015/ND-CP must contain at least the following information:
a) Name of the labor authority of province;
b) Full name and position of the person receiving the registration dossier of labor regulations;
c) Name and address of the enterprise, agency, organize, cooperative, household or individual registering labor regulations; the household or individual is also required to specify the full name and ID number of the householder or individual;
d) Hour and date of receipt of adequate registration dossier of labor regulations;
dd) Signature of the person receiving the registration dossier of labor regulations.
2. The labor authority of province must make a register of labor regulations using the form No. 2 of Appendix issued herewith.
3. The document notifying labor regulations contrary to regulations of law issued by the labor authority of each province prescribed in Clause 3 Article 28 of the Decree No. 05/2015/ND-CP must contain at least the following information:
a) Name of the labor authority of province;
b) Name and address of the enterprise, agency, organize, cooperative, household or individual registering labor regulations; the household or individual is also required to specify the full name and ID number of the householder or individual;
c) Contents of labor regulations contrary to regulations of law required necessary amendments and supplements (specific contents prescribed in particular Point, Clause, Article and legislative document and amended contents);
d) Signature, full name and position of the competent person of the labor authority of province.
4. The employer hiring less than 10 employees shall not be required to register the labor regulations; if the employee issues labor regulations in writing, its effect shall be specified in such written labor regulations; if the written labor regulations are not issued, the employer and the employee shall agree the contents of labor discipline and material responsibility that are included in the labor contract.
Article 11. Actions against breaches of labor discipline imposed on the employees raising children under 12 months of age
Each employer may not handle violations against labor discipline committed by an employee raising children under 12 months of age prescribed in Article 29 of the Decree No. 05/2015/ND-CP in any of the following cases:
1. Raising a natural child under 12 months of age;
2. Raising an adopted child as prescribed in law on marriage and families;
3. Raising a surrogacy child under 12 months of age by a surrogate mother as prescribed in law on marriage and families.
Article 12. Organizing meetings about handling of violations against labor discipline
1. The meeting about handling of violations against labor discipline shall be organized as prescribed in Clause 2 Article 30 of the Decree No. 05/2015/ND-CP in the presence of sufficient participants notified under the provisions of clause 1 of Article 30 of the Decree No. 05/2015/ND-CP.
2. In case the employer has sent written notification of participation in the meeting of handling of violations against labor discipline, but one of the participants is absent, the employer shall send another written notification to such person.
3. If the employer has noticed in writing 03 times, but one of the participants is absent (excluding the case that the meeting is postponed or cancelled or the meeting’s place is changed, the employer shall conduct the meeting unless the employee is in time that labor disciplinary measures may not applied as specified in clause 4 of Article 123 of the Labor Code.
4. If the person in charge of concluding contract of the employer authorizes another person to conclude the labor contract in writing lawfully as prescribed in Clause 1 Article 3 of the Decree No. 05/2015/ND-CP, the authorized person shall be entitled to convene and preside over the meeting about actions against breaches of labor discipline.
The authorized person may issue a decision on actions against breaches of labor discipline in the form of reprimands. Regarding other forms of actions against breaches of labor discipline, the authorized person must complete the documents on actions against breaches of labor discipline, and then request the employer to decide the forms of actions and implement the effective decision.
Article 13. Employees absent from work with plausible reasons
An employee absent from work with the following reasons shall be considered plausible reasons as prescribed in Clause 2 Article 31 of the Decree No. 05/2015/ND-CP:
1. A natural disaster or conflagration occurs that the employee is unable to present herself/himself at work regardless of every remedial measure adopted;
2. Illness of the employee or his/her mother, father, adoptive mother, adoptive father, mother-in-law, father-in-law, husband, wife, natural child or lawfully adopted child, surrogacy child with certification by a health facility founded and operated as prescribed in law.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 14. Effect
1. This Circular comes into force from January 1, 2016.
2. The Circular No. 19/2003/TT-BLDTBXH dated September 22, 2003 on guidelines for the Decree No. 41/CP dated July 6, 1995 on guidelines for the Labor Code in terms of labor discipline and material responsibility that is amended by the Decree No. 33/2003/ND-CP dated April 2, 2003 of the Government shall be annulled from the effective date of this Circular.
3. The salary as the basis for calculating the pay for an employee in work suspension time, annual leave, public holiday leave, paid leaves or salary advance prescribed in Article 26 of the Decree No. 05/2015/ND-CP is the salary specified in his/her labor contract prescribed in Clause 1, Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 4 of this Circular.
4. A number of Articles and Clauses of Circular No. 23/2015/TT-BLDTBXH dated June 23, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for some Articles on wages of the Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 of the Government on guidelines for some contents of the Labor Code shall be amended as follows:
a) Point c Clause 1 of Article 4 shall be amended as follows:
“c) Daily wage is paid for one working day which equals (=) a monthly wage divided by (:) number of working days in the under regulations of law as selected by the enterprise, provided that it does not exceed 26 days”.
b) Clause 1 of Article 5 shall be amended as follows:
“1. Monthly wage shall be paid on a monthly or semi-monthly basis on payday”.
c) Point a Clause 1 of Article 6 shall be amended as follows:
“a) Actual hourly wage on a normal working day equals (=) the actual wage for the current job of the month in which the employee works overtime divided by (:) actual number of working hours in the month (not exceeding 208 hours for jobs with normal labor and environment conditions and exclusive of overtime hours). If the employee receives a daily or weekly wage, the overtime pay equals (=) the actual wage of that working day or week (minus overtime pay and extra pay for night work) divided by (:) actual number of working hours in the day or week (not exceeding 8 hours per day and exclusive of overtime hours).
The aforesaid wage is exclusive of work overtime pay, extra pay for night work, the wage of public holiday leave, paid leave prescribed in the Labor Code; bonuses prescribed in Article 103 of the Labor Code, initiative bonuses; food expenses between shifts; subsidies on petrol, telephone, transportation, housing, child care, raising children; allowances for employees having dead relative(s), employees having relatives married relatives, employees’ birthday, benefits for employees facing difficulties due to their labor accidents and occupational diseases and other allowances and benefits not related to their jobs or positions mentioned in the labor contracts”.
d) Clause 2 of Article 9 shall be annulled.
Article 15. Transitional regulations
If the employment contracts, collective bargaining agreements, labor regulations and other lawful regulations or agreements of the employer that are signed or issued before the effective date of this Decree are more beneficial to employees than regulations in this Circular, they shall be still effective; if those regulations are contrary to the regulations of this Circular, the parties involved shall revise, amend, supplement and implement procedures promulgated in accordance with the provisions of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.
|
PP. MINISTER |
APPENDIX
(Issued together with Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH dated November 16, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs)
Form No. 1
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------------
AUTHORIZATION
To conclude labor contract
Pursuant to the Civil Code 2005;
Pursuant to …………….. (1).......................................................................... ;
……….., [date]……………………….; We are:
1. AUTHORIZING PARTY:
Full name: ……………………………..
Date of birth: …………………………
Address: ………………………
Position: ………………………
ID number: ……………., Date of issue …………………., Place of issue ……………….
Passport number (if any): ……………………….
Nationality: ……………………………………………
2. AUTHORIZED PARTY (2):
Full name: ……………………………..
Date of birth: …………………………
Address: ………………………
Position (if any): ……………………….
ID number: ……………., Date of issue …………………., Place of issue ……………….
Passport number (if any): ……………………….
Nationality: ……………………………………………
3. CONTENT OF AUTHORIZATION:
The authorized party shall, on behalf of the authorizing party, by this written authorization, perform the following tasks:
Article 1. The authorized party is entitled to conclude a labor contract with .......................[employer] (3) on behalf of the authorizing party as prescribed in legislation on labor.
Article 2. Authorization duration:
Authorization duration: from ……………………to………………………….
Article 3. Other agreements (if any).
4. COMMITMENTS OF PARTIES:
- The two Parties shall take full legal responsibility for the accuracy and truthfulness of the above declaration;
- Every dispute arising between the authorizing party and the authorized party shall be resolved themselves.
The above written authorization shall be made in ……..[number] copies, each party shall hold ……[number] copy/copies./.
AUTHORIZING PARTY |
AUTHORIZED PARTY (4) |
Notes: ………………………
(1) Relevant Laws, Charter and Regulations (if any) for agencies, organizations or enterprises;
(2) In case the legal representative of the enterprise authorizes the head of its branch or business facility to conclude a labor contract directly with the employee, the authorized party shall be the head (director, etc.) of such branch or business entity according to the list of authorized parties issued herewith.
(3) Limits of scope of authorization of labor contract, for example: The Director of the branch of bank X in Hanoi city will conclude labor contracts with employees on behalf of Director General of the bank X in order for the employees to work at the branch of bank X.
(4) In case the legal representative of the enterprise authorizes the head of its branch or business entity directly concluding a labor contract with the employee, the authorized party’s signature shall be borne in the list of authorized persons issued herewith.
Form No. 2
SUPERIOR AGENCY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
LABOR REGULATIONS MANAGEMENT BOOK
Year: 20……
No. |
Enterprise’s name |
Enterprise’s type |
Enterprise’s address |
Certificate of Enterprise registration |
Primary business lines |
Registration of labor regulations |
Amended labor regulations |
Re-registration of labor regulations |
Notes |
|||
Receipt date of labor regulations |
Effective date of labor regulations |
At the request from labor authority due to unlawful contents of internal regulations |
Enterprise changes contents of the labor regulations (including duration) |
Receipt date of labor regulations |
Effective date of labor regulations |
|
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[Location]…….,[date]…………. |
Instructions:
- Column (2): according to Certificate of Enterprise registration
- Column (3) according to classification: state-owned enterprises, non-state-owned enterprises or foreign-invested enterprises.
- Column (6): the line of business employing the highest number of employees in the enterprise (level 2) as mentioned in the System of industries issued together with Decision No. 10/2007/QD-TTg dated January 23, 2007 of the Prime Minister.
- Column (7) and (11): according to the document of management of regulatory agencies.
- Column (8): after 15 days from the date mentioned in the column (7), unless the labor regulations are not in accordance with regulations of law.
- Columns (9) and (10): mark X in the equivalent box according to the inspection result.
- Column (12): after 15 days from the date mentioned in the column (11).
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực