Thông tư 46/2018/TT-NHNN thủ tục chuyển tiếp cổ đông sở hữu cổ phần từ 5% trở lên
Số hiệu: | 46/2018/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2019 |
Ngày công báo: | 18/01/2019 | Số công báo: | Từ số 63 đến số 64 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/12/2018, Thông tư 46/2018/TT-NHNN hướng dẫn xử lý trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng (TCTD) và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác đã được ban hành.
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, TCTD đầu mối phải thực hiện các công việc sau đây:
- Phối hợp với các TCTD liên quan và nhóm cổ đông lớn có liên quan lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn (sau đây gọi tắt là “Kế hoạch”); sau đó,
- Gửi Kế hoạch đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các TCTD liên quan và nhóm cổ đông lớn có liên quan;
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo chậm nhất là ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Ngoài ra, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nhóm cổ đông lớn có liên quan không được tăng số lượng cổ phần sở hữu tại TCTD đầu mối và TCTD khác, trừ một số trường hợp cụ thể.
Thông tư 46/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/3/2019 và là Thông tư thứ hai bên cạnh Thông tư 06/2015/TT-NHNN hướng dẫn cụ thể cho Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2018/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỔ ĐÔNG LỚN CỦA MỘT TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN CỦA CỔ ĐÔNG ĐÓ SỞ HỮU CỔ PHẦN TỪ 5% TRỞ LÊN VỐN ĐIỀU LỆ CỦA MỘT TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 06 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi tắt là sở hữu cổ phần vượt giới hạn) phát sinh trước ngày Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành.
2. Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp sở hữu cổ phần của nhà nước tại tổ chức tín dụng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng đầu mối là:
a) Tổ chức tín dụng có cổ đông lớn mà cổ đông đó và người có liên quan sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác; hoặc
b) Tổ chức tín dụng có cổ đông lớn được các tổ chức tín dụng thỏa thuận, lựa chọn làm tổ chức tín dụng đầu mối lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn trong trường hợp các tổ chức tín dụng có cùng cổ đông lớn; hoặc
c) Tổ chức tín dụng có cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất trong trường hợp các tổ chức tín dụng có cùng cổ đông lớn không thỏa thuận được tổ chức tín dụng đầu mối lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo quy định tại điểm b khoản này.
2. Tổ chức tín dụng khác là:
a) Tổ chức tín dụng có cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ mà cổ đông đó là cổ đông lớn của tổ chức tín dụng đầu mối; hoặc
b) Tổ chức tín dụng có cổ đông lớn không phải tổ chức tín dụng đầu mối theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
Điều 3. Thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp
1. Tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn rà soát, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi tắt là nhóm cổ đông lớn có liên quan).
2. Tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn (sau đây gọi tắt là Kế hoạch khắc phục), triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2020 tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung). Kế hoạch khắc phục tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Danh sách nhóm cổ đông lớn có liên quan, bao gồm các thông tin:
(i) Đối với cổ đông lớn là cá nhân: Họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ thường trú; thông tin về số cổ phần và tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ đang sở hữu tại tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác (bao gồm cả số lượng, tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác; thông tin của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và cổ đông đó (nếu có));
(ii) Đối với cổ đông lớn là tổ chức: Tên tổ chức; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, ngày cấp, nơi cấp, mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; thông tin về số cổ phần và tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ đang sở hữu tại tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác (bao gồm cả số lượng, tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác; thông tin của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và cổ đông đó (nếu có));
(iii) Đối với người có liên quan của cổ đông lớn: Mối quan hệ liên quan với cổ đông lớn và các thông tin theo quy định tại điểm a(i) khoản này đối với cá nhân, điểm a(ii) khoản này đối với tổ chức;
b) Biện pháp và lộ trình khắc phục.
3. Tổ chức tín dụng đầu mối gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan Kế hoạch khắc phục trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ đạo tổ chức tín dụng đầu mối hoàn thiện Kế hoạch khắc phục (nếu cần thiết); theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch khắc phục.
Tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan hoàn thiện Kế hoạch khắc phục và gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), tổ chức tín dụng khác và nhóm cổ đông lớn có liên quan Kế hoạch khắc phục đã được hoàn thiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện Kế hoạch khắc phục.
5. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhóm cổ đông lớn có liên quan không được tăng số lượng cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ tức bằng cổ phiếu;
b) Mua cổ phiếu phát hành thêm khi tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác tăng vốn điều lệ nhưng đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi mua tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
6. Tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho nhóm cổ đông lớn có liên quan sau 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành cho đến khi nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
7. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức thuộc nhóm cổ đông lớn có liên quan có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn được phép chuyển nhượng số cổ phần sở hữu vượt giới hạn.
8. Việc chuyển nhượng số cổ phần sở hữu vượt giới hạn thuộc trường hợp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đầu mối
1. Đôn đốc tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan thực hiện Kế hoạch khắc phục.
2. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng tiếp theo quý báo cáo) phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục, trong đó nêu rõ:
a) Kết quả khắc phục tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt giới hạn của nhóm cổ đông lớn có liên quan;
b) Trường hợp chưa thực hiện được theo đúng tiến độ nêu trong Kế hoạch khắc phục, báo cáo các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất xử lý.
3. Báo cáo về vấn đề cổ đông, cổ phần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).Bổ sung
4. Bảo đảm nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong trường hợp mua cổ phiếu phát hành thêm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư này.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của thông tin cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng khác
1. Phối hợp với tổ chức tín dụng đầu mối và nhóm cổ đông lớn có liên quan để lập, hoàn thiện Kế hoạch khắc phục; triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Phối hợp với tổ chức tín dụng đầu mối đôn đốc nhóm cổ đông lớn có liên quan thực hiện Kế hoạch khắc phục.
3. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục (trong đó nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất xử lý) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng đầu mối để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
4. Báo cáo về vấn đề cổ đông, cổ phần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
5. Bảo đảm nhóm cổ đông lớn có liên quan tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) trong trường hợp mua cổ phiếu phát hành thêm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư này.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của thông tin cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng đầu mối.
Điều 6. Trách nhiệm của nhóm cổ đông lớn có liên quan
1. Trách nhiệm của cổ đông lớn
a) Phối hợp với tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác để lập, hoàn thiện Kế hoạch khắc phục; triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục (trong đó nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, đề xuất xử lý) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng đầu mối để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác.
2. Trách nhiệm của người có liên quan của cổ đông lớn
a) Phối hợp với cổ đông lớn, tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác để lập, hoàn thiện Kế hoạch khắc phục; triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng đầu mối, tổ chức tín dụng khác, cổ đông lớn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2019.
2. Bãi bỏ khoản 1 và 2 Điều 3 Thông tư số 06/2015/TT-NHNN ngày 01 tháng 06 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng.
Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.Bổ sung
|
KT. THỐNG ĐỐC |
STATE BANK OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 46/2018/TT-NHNN |
Hanoi, December 28, 2018 |
PROVIDING REGULATIONS ON TIME LIMITS, PROCESSES AND PROCEDURES FOR TRANSITION APPLIED TO CASES IN WHICH MAJOR SHAREHOLDERS OF A CREDIT INSTITUTION AND RELATED PERSONS THEREOF OWN SHARES EQUALLING AT LEAST 5% OF CHARTER CAPITAL OF ANOTHER CREDIT INSTITUTION
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Upon the request of the Banking Inspection and Supervision Chief;
The State Bank’s Governor hereby promulgates the Circular providing regulations on time limits, processes and procedures for transition applied to cases in which major shareholders of a credit institution and related persons thereof own shares equaling at least 5% of charter capital of another credit institution.
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Circular deals with time limits, processes and procedures for transition applied to cases in which major shareholders of a credit institution and related persons thereof own shares equaling at least 5% of charter capital of another credit institution (hereinafter referred to as ownership of shares beyond allowed limits) before the effective date of the Law No. 17/2017/QH14 on amendments and supplements to certain articles of the Law on Credit Institutions.
2. This Circular shall not apply to cases of ownership of state-owned shares in credit institutions.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. Presiding credit institution refers to:
a) Credit institution with major shareholders and related persons thereof that own shares making up at least 5% of charter capital of another credit institution; or
b) Credit institution with major shareholders that is selected under agreements between credit institutions as the one presiding over the formulation of the plan for remedy for the ownership of shares beyond allowed limits in case these credit institutions have the same major credit institutions; or
c) Credit institution with major shareholders which owns the highest percentage of shares in case credit institutions having the same major credit institutions fail to reach an agreement to appoint a credit institution to preside over the formulation of the plan for remedy for the ownership of shares beyond allowed limits as provided in point b of this clause.
2. Other credit institution refers to:
a) Credit institution of which at least 5% of charter capital is owned by shareholders, which are major shareholders in that credit institution, and related persons thereof; or
b) Credit institution having a major shareholder that is not the presiding credit institution as provided in point b and c of clause 1 of this Article.
Article 3. Time limits, processes and procedures for transition
1. The credit institution shall cooperate with its major shareholders in reviewing and determining the list of major shareholders and related persons thereof that own shares making up at least 5% of charter capital of another credit institution (hereinafter referred to as group of related major shareholders).
2. The presiding credit institution in collaboration with another credit institution and the group of related major shareholders shall work out the plan for remedy for the ownership of shares beyond allowed limits (hereinafter referred to as remedial plan) and implement the remedial plan in order to ensure, by December 31, 2020 at the latest, the percentage of ownership of shares by the group of related major shareholders conforms to provisions of the Law on Credit Institution (revised and supplemented version). The remedial plan must include, but not limited to, the followings:
a) List of related major shareholders, including the following information:
(i) Major shareholder that is an individual: Full name; ID or citizen ID card or passport number or number of other personal identification paper, issue date and place; permanent address; details about the number of shares and percentage of shares making up charter capital which this major shareholders is holding in a presiding and other credit institution (including quantity, percentage of shares constituting charter capital which are entrusted to other organization and individual; particulars of the entrusted organization or individual, and relationship between the entrusted organization or individual and that major shareholder (if any));
(ii) Major shareholder that is an organization: Full name; number of the certificate of enterprise registration or the like, issue date, place and tax identification number; main office address; details about the number of shares and percentage of shares making up charter capital that this major shareholders is holding in a presiding and other credit institutions (including quantity, percentage of shares constituting charter capital which are entrusted to other organization and individual; particulars of the entrusted organization or individual, and relationship between the entrusted organization or individual and that major shareholder (if any));
(iii) Related persons of a major shareholder: Relationship with the major shareholder and other information to be provided by individuals as prescribed in point a(i) of this clause or by organizations as prescribed in point a(ii) of this clause;
b) Remedial method and roadmap.
3. Presiding credit institutions shall send the State Bank (care of the Bank Supervision and Inspection Agency), other credit institution, and group of related major shareholders, remedial plans within a period of 90 days after this Circular enters into force.
4. Bank Supervision and Inspection Agency shall direct presiding credit institutions to complete the remedial plans (where necessary); shall monitor and oversee implementation of remedial plans.
Presiding credit institutions shall cooperate with other credit institutions and groups of related major shareholders in completing remedial plans and send complete remedial plans to the State Bank (care of Bank Supervision and Inspection Agency), other credit institutions and groups of related major shareholders within a period of 05 working days from the date of formulation of complete remedial plans.
5. From the effective date of this Circular, groups of related major shareholders shall not be allowed to increase the number of shares that they own in presiding and other credit institutions in any form, except in the following situations:
a) They receive bonus shares or share dividends paid in a form of shares;
b) They buy shares which are additionally issued by presiding and other credit institutions to increase their charter capital, but are obliged to ensure that the ownership percentage of these shares is within allowed limits defined in Article 55 of the (amended or supplemented) Law on Credit Institutions.
6. Presiding and other credit institutions shall not be allowed to grant credit or re-issue new credit (in case credit has already been granted) to groups of related major shareholders within the duration of 90 days after the entry into force of this Circular until these groups of related major shareholders comply with the ownership percentages of shares defined in Article 55 of the (amended and supplemented Law on Credit Institutions.
7. In case where both individual and organizational shareholders belonging to groups of related major shareholders have representatives that are members of the Management Boards, members of the Control Boards, Directors General (Directors) of presiding and other credit institutions, and are holding shares beyond allowed limits, they shall be allowed to transfer the ownership of these shares.
8. The transfer of the ownership of shares beyond allowed limits in such cases as purchases of shares by foreign investors; trading and transfer of shares by major shareholders; trading and transfer of shares resulting in changing major shareholders into common shareholders and vice versa, shall be subject to legislation on foreign investors' purchases of shares of Vietnamese credit institutions, regulations of the State Bank on application requirements, processes and procedures for approval of changes in credit institutions and foreign bank branches.
Article 4. Responsibilities of presiding credit institutions
1. Push other credit institutions and groups of related major shareholders to implement remedial plans.
2. On a quarterly basis (prior to the 10th day of the month following the reporting quarter), cooperate with other credit institutions and groups of related major shareholders in sending reports on results of implementation of remedial plans to the State Bank (care of Bank Supervision and Inspection Agency), including the following details:
a) Results of remedy for the ownership percentage of shares beyond allowed limits, achieved by groups of related major shareholders;
b) Cases in which implementation of remedial plans is not on schedule, reports on difficulties or queries (if any) and recommended solutions.
3. Report on issues relating to shareholders and shares upon the request of the State Bank (if any).
4. Ensure that groups of related major shareholders comply with the ownership percentages of shares defined in Article 55 of the (amended and supplemented) Law on Credit Institutions in case of purchase of additionally issued shares as provided in point b of clause 5 of Article 3 herein.
5. Bear legal liability for accuracy and adequacy of information provided to the State Bank, other credit institutions and groups of related major shareholders.
Article 5. Responsibilities of other credit institutions
1. Cooperate with presiding credit institutions and groups of related major shareholders in formulating and completing remedial plans; make necessary arrangements for implementing remedial plans to ensure compliance with provisions of this Circular and other relevant legislation.
2. Cooperate with presiding credit institutions in pushing groups of related major shareholders to implement remedial plans.
3. Prepare reports on results of implementation of remedial plans (clarifying difficulties, problems and recommended solutions) upon the request of presiding credit institutions which are consolidated into a general report submitted to the State Bank.
4. Report on issues relating to shareholders and shares upon the request of the State Bank (if any).
5. Ensure that groups of related major shareholders comply with the ownership percentages of shares defined in Article 55 of the (amended and supplemented) Law on Credit Institutions in case of purchase of additionally issued shares as provided in point b of clause 5 of Article 3 herein.
6. Bear legal liability for accuracy and adequacy of information provided to the State Bank and presiding credit institutions.
Article 6. Responsibilities of groups of related major shareholders
1. Responsibilities of major shareholders
a) Cooperate with presiding and other credit institutions in formulating and completing remedial plans; make necessary arrangements for implementing remedial plans to ensure compliance with provisions of this Circular and other relevant legislation;
b) Prepare reports on results of implementation of remedial plans (clarifying difficulties, problems and recommended solutions) upon the request of presiding credit institutions which are consolidated into a general report submitted to the State Bank;
c) Bear legal liability for accuracy and adequacy of information provided to presiding and other credit institutions.
2. Responsibilities of related persons of major shareholders
a) Cooperate with major shareholders, presiding and other credit institutions in formulating and completing remedial plans; make necessary arrangements for implementing remedial plans to ensure compliance with provisions of this Circular and other relevant legislation;
b) Bear legal liability for accuracy and adequacy of information provided to presiding and other credit institutions as well as major shareholders.
1. This Circular shall enter into force from March 1, 2019.
2. Clause 1 and 2 of Article 3 in the Circular No. 06/2015/TT-NHNN dated June 1, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam, prescribing time limits, processes and procedures for transition applied to cases of ownership of share beyond allowed limits defined in Article 55 of the Law on Credit Institutions, shall be repealed.
Article 8. Implementation responsibilities
The Chief of the Office, Banking Inspection and Supervision Chief, Heads of affiliates of the State Bank, Directors of State Bank branches in centrally-affiliated cities and provinces, Chairs of Management Boards, and General Directors (Directors) of credit institutions, shall be responsible for implementing this Circular./.
|
PP. GOVERNOR |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực