Chương V Thông tư 37/2017/TT-BQP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 37/2017/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 16/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 02/04/2017 |
Ngày công báo: | 04/03/2017 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc; quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc; kế toán thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng.
1. Quản lý thu, nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc Bộ Quốc phòng
- Thông tư 37/2017 quy định người lao động hưởng lương trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng mức bảo hiểm xã hội 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và đơn vị sử dụng lao động đó sẽ đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Riêng người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí thì mức đóng bằng 23% mức lương cơ sở và do ngưởi sử dụng lao động thuộc Bộ Quốc phòng đóng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH theo Thông tư số 37/BQP là mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Thông tư 37 cũng hướng dẫn thêm việc xác định mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với một số trường hợp đặc thù.
- Theo Thông tư số 37/TT-BQP, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ căn cứ danh sách từ Bảng thanh toán lương hoặc hợp đồng lao động để tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (để trừ vào tiền lương khi cấp phát tiền lương) và phần BHXH do đơn vị sử dụng lao động đóng, tổng hợp nộp lên cấp trên để nộp vào tài khoản BHXH Bộ Quốc phòng chậm nhất là ngày cuối tháng đó.
Với các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng cũng xác định phần đóng BHXH của người lao động dựa trên danh sách người lao động và quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm xã hội và phần BHXH do doanh nghiệp đóng dựa trên quỹ lương tháng đóng BHXH và mức đóng quy định. Số tiền đóng BHXH của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Bộ Quốc phòng.
- Thông tư 37/2017 quy định truy thu tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng động và người lao động Bộ Quốc phòng trong các trường hợp sau:
+ Điều chỉnh tăng lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
+ Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
+ Trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc Bộ Quốc phòng
- Theo Thông tư số 37/2017/BQP, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng sẽ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội sau đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm cơ yếu, công nhân viên chức quốc phòng:
+ Chế độ ốm đau: trợ cấp ốm đau; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm, đau.
+ Chế độ thai sản: Trợ cấp thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm trợ cấp tai nạn lao động, suy giảm khả năng lao động; phương tiện trợ giúp sinh hoạt và phục hồi sức khỏe sau tai nạn.
+ Và hai chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
- Riêng với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ, học viên cơ yếu thì được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ xuất ngũ và chế độ tử tuất.
Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng có hiệu lực ngày 02/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật BHXH trong Bộ Quốc phòng.
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị và Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng lao động hợp đồng của các đơn vị; thực hiện việc liên thẩm quân số; chỉ đạo, hướng dẫn ngành mình trong việc thực hiện các chế độ BHXH theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
3. Cục Tài chính Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với BHXH Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thu, chi BHXH; chỉ đạo, hướng dẫn ngành mình trong việc thực hiện các chế độ BHXH theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
4. Cục Quân y Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn ngành mình trong việc xác nhận người lao động nghỉ việc vì ốm đau, thai sản; giám định y khoa để giải quyết các chế độ BHXH.
5. BHXH Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thu, chi BHXH; chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
6. Các đơn vị tổ chức thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật về BHXH; bảo đảm thu, chi đầy đủ, chính xác và đúng nội dung; gắn việc giải quyết chính sách BHXH, cấp sổ BHXH với việc thu BHXH; không được dùng tiền từ quỹ BHXH để chi cho các nội dung khác và ngược lại, không được tập hợp các khoản chi thuộc nội dung chi của BHXH để quyết toán với ngân sách quốc phòng; chi hỗ trợ quản lý BHXH trong phạm vi kế hoạch được giao.
7. Thủ trưởng đơn vị các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của đơn vị mình và đơn vị trực thuộc thực hiện tốt việc chấm công, theo dõi đầy đủ, chính xác thời gian người lao động nghỉ việc và điều kiện được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc; lập và tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến thu, chi BHXH bắt buộc tại đơn vị; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc.
Các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 4 năm 2017. Riêng đối tượng áp dụng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thực hiện kể từ ngày 01/01/2018.
2. Thông tư số 42/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn quản lý thu chi về BHXH bắt buộc trong Quân đội nhân dân Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Những quy định trước đây về quản lý thu chi BHXH trong Bộ Quốc phòng trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì các nội dung được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật mới đó.
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) để được xem xét, giải quyết./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực