Số hiệu: | 37/2017/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 16/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 02/04/2017 |
Ngày công báo: | 04/03/2017 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc; quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc; kế toán thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng.
1. Quản lý thu, nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc Bộ Quốc phòng
- Thông tư 37/2017 quy định người lao động hưởng lương trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng mức bảo hiểm xã hội 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và đơn vị sử dụng lao động đó sẽ đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Riêng người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí thì mức đóng bằng 23% mức lương cơ sở và do ngưởi sử dụng lao động thuộc Bộ Quốc phòng đóng.
- Tiền lương tháng đóng BHXH theo Thông tư số 37/BQP là mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Thông tư 37 cũng hướng dẫn thêm việc xác định mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với một số trường hợp đặc thù.
- Theo Thông tư số 37/TT-BQP, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ căn cứ danh sách từ Bảng thanh toán lương hoặc hợp đồng lao động để tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (để trừ vào tiền lương khi cấp phát tiền lương) và phần BHXH do đơn vị sử dụng lao động đóng, tổng hợp nộp lên cấp trên để nộp vào tài khoản BHXH Bộ Quốc phòng chậm nhất là ngày cuối tháng đó.
Với các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng cũng xác định phần đóng BHXH của người lao động dựa trên danh sách người lao động và quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm xã hội và phần BHXH do doanh nghiệp đóng dựa trên quỹ lương tháng đóng BHXH và mức đóng quy định. Số tiền đóng BHXH của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Bộ Quốc phòng.
- Thông tư 37/2017 quy định truy thu tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng động và người lao động Bộ Quốc phòng trong các trường hợp sau:
+ Điều chỉnh tăng lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
+ Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
+ Trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc Bộ Quốc phòng
- Theo Thông tư số 37/2017/BQP, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng sẽ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội sau đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm cơ yếu, công nhân viên chức quốc phòng:
+ Chế độ ốm đau: trợ cấp ốm đau; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm, đau.
+ Chế độ thai sản: Trợ cấp thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm trợ cấp tai nạn lao động, suy giảm khả năng lao động; phương tiện trợ giúp sinh hoạt và phục hồi sức khỏe sau tai nạn.
+ Và hai chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
- Riêng với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ, học viên cơ yếu thì được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ xuất ngũ và chế độ tử tuất.
Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng có hiệu lực ngày 02/4/2017.
1. Tất cả các hoạt động thu, chi BHXH tại đơn vị phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực trong sổ kế toán của đơn vị.
2. Chứng từ thu, chi BHXH được tập hợp theo trình tự thời gian, theo từng chế độ, đóng thành tập riêng và được bảo quản, lưu trữ chung với chứng từ kế toán của đơn vị theo đúng quy định hiện hành.
1. Đối với đơn vị dự toán
Kế toán thu, chi BHXH thực hiện theo hướng dẫn của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về chế độ kế toán đối với đơn vị dự toán trong quân đội.
2. Đối với doanh nghiệp
Kế toán thu, chi BHXH thực hiện theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực