Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
Số hiệu: | 34/2017/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 04/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2017 |
Ngày công báo: | 23/10/2017 | Số công báo: | Từ số 793 đến số 794 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2017/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI, XỬ LÝ SẢN PHẨM THẢI BỎ
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Thông tư này quy định chi tiết Khoản 13 Điều 5 và Khoản 1 Điều 9 của Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (sau đây viết tắt là Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg).
Thông tư này áp dụng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Hình thức, số lượng và vị trí điểm thu hồi
1. Điểm thu hồi được thiết lập theo các hình thức sau:
a) Điểm thu hồi cơ sở: là địa điểm được thiết lập cố định để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ trực tiếp từ người tiêu dùng;
b) Điểm thu hồi tập trung: là địa điểm được thiết lập cố định để tập trung, lưu giữ các sản phẩm thải bỏ được chuyển đến từ các điểm thu hồi khác và có thể tiếp nhận trực tiếp sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng;
c) Điểm thu hồi không cố định: là địa điểm lưu động do nhà sản xuất thiết lập hoặc phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập trong các cuộc phát động, tuyên truyền để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng.
2. Hệ thống các điểm thu hồi được thiết lập với số lượng, vị trí điểm thu hồi dựa vào các căn cứ sau:
a) Số lượng sản phẩm đã bán ra thị trường Việt Nam;
b) Hệ thống phân phối sản phẩm của nhà sản xuất;
c) Khoảng cách tới cơ sở xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ dự kiến.
3. Nhà sản xuất căn cứ vào các nội dung nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và các điều kiện khác (nếu có) để tự quyết định số lượng, hình thức điểm thu hồi và xây dựng lộ trình thiết lập các điểm thu hồi phù hợp.
Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật điểm thu hồi
1. Điểm thu hồi cơ sở và điểm thu hồi tập trung phải đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Điểm thu hồi không cố định phải đảm bảo lưu giữ an toàn, không rò rỉ, tràn đổ sản phẩm thải bỏ ra môi trường.
3. Biển báo, dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa tại điểm thu hồi thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Quy trình quản lý điểm thu hồi
1. Nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở để tuân thủ các quy trình quản lý sau:
a) Phải kê khai, sử dụng chứng từ chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH) với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp. Nhà sản xuất và chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở có thể thỏa thuận với nhau về việc đứng tên với vai trò đại diện chủ nguồn thải khi kê khai, sử dụng chứng từ CTNH;
b) Phải sử dụng Sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi tập trung, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;
c) Trường hợp chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở không phải là đối tượng phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì khi thiết lập điểm thu hồi không phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH đối với hoạt động thu hồi sản phẩm thải bỏ là CTNH;
d) Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Nhà sản xuất phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung để tuân thủ các quy trình quản lý sau:
a) Phải sử dụng sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ từ các điểm thu hồi cơ sở hoặc các điểm thu hồi không cố định, khi chuyển giao cho nhà sản xuất khác tiếp nhận lại những sản phẩm thải bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;
b) Phải kê khai, sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho đơn vị xử lý CTNH;
c) Phải tuân thủ theo các quy định của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và tiêu hủy chúng khi xuất khẩu sản phẩm thải bỏ là CTNH ra nước ngoài để xử lý, tái chế;
d) Thực hiện trách nhiệm báo cáo thu hồi sản phẩm thải bỏ được quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Nhà sản xuất khi thực hiện thu hồi sản phẩm thải bỏ tại các điểm thu hồi không cố định phải tuân thủ các quy trình quản lý sau:
a) Phải sử dụng Sổ giao nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ thu hồi được cho các điểm thu hồi tập trung hoặc khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường cho cơ sở xử lý, tái chế chất thải có chức năng phù hợp;
b) Phải sử dụng chứng từ CTNH với vai trò đại diện chủ nguồn thải CTNH khi chuyển giao sản phẩm thải bỏ là CTNH cho các cơ sở xử lý CTNH có chức năng phù hợp.
Điều 6. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ
1. Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như sau:
a) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quản lý CTNH, trừ trường hợp thu gom, vận chuyển từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi;
b) Phương tiện vận chuyển sản phẩm thải bỏ từ điểm thu hồi tập trung đến các cơ sở xử lý phải được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS.
2. Yêu cầu đối với việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ như sau:
a) Thời gian tối đa lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi tập trung là 06 tháng kể từ khi tiếp nhận. Trường hợp phải lưu giữ quá thời gian 06 tháng do chưa tìm được chủ xử lý, tái chế chất thải phù hợp để chuyển giao thì phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt điểm thu hồi tập trung về chủng loại, số lượng sản phẩm thải bỏ lưu giữ;
b) Việc lưu giữ sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi cơ sở không giới hạn về thời gian lưu giữ nhưng không vượt quá số lượng tối đa được phép lưu giữ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ người tiêu dùng đến điểm thu hồi không yêu cầu Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH nhưng một lần vận chuyển không được vượt quá số lượng tối đa (đối với một phương tiện vận chuyển) như sau:
a) 100 kg hoặc 50 sản phẩm thải bỏ, tùy điều kiện nào đến trước, đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện tử cỡ nhỏ (máy tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa, đầu đọc) và pin, ắc quy thải, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải;
b) 01 sản phẩm thải bỏ đối với sản phẩm thải bỏ là thiết bị điện, điện tử cỡ lớn (máy photocopy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa) và ô tô, xe máy;
c) 20 lít đối với dầu nhớt thải;
d) Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH với số lượng vượt quá quy định tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.
4. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến điểm thu hồi tập trung được quy định như sau:
a) Được thực hiện bởi các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp;
b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
5. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là CTNH từ các điểm thu hồi đến các cơ sở xử lý, tái chế phải được thực hiện bởi đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp.
6. Việc vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải thông thường không yêu cầu Giấy phép và không giới hạn số lượng cho một lần vận chuyển nhưng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về quản lý chất thải thông thường.
7. Các phương tiện thải bỏ là ô tô, xe máy còn khả năng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể chuyển đến điểm thu hồi bằng cách tự vận hành chính các phương tiện đó.
8. Trường hợp nhà sản xuất thiết lập các chương trình, dự án để trực tiếp thu gom sản phẩm thải bỏ từ người tiêu dùng, việc vận chuyển về điểm thu hồi tập trung hoặc về cơ sở xử lý, tái chế được thực hiện theo các hình thức sau:
a) Do các đơn vị có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thực hiện;
b) Trường hợp vận chuyển bởi nhà sản xuất hoặc các đơn vị không có Giấy phép quản lý CTNH hoặc Giấy phép xử lý CTNH phù hợp thì thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
9. Sản phẩm thải bỏ sau khi thu hồi phải được quản lý và xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg.
Điều 7. Báo cáo về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
1. Nhà sản xuất có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Tổng cục Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
2. Chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (B) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
3. Chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở (trừ trường hợp các chủ sở hữu hoặc điều hành thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư này) có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (C) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
4. Cơ sở thu gom, xử lý chất thải có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả việc thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (D) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đặt cơ sở xử lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
5. Các chứng từ CTNH, Sổ giao nhận được kê khai, sử dụng theo quy định tại Thông tư này được gửi kèm với báo cáo của các nhà sản xuất, chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung, điểm thu hồi cơ sở và báo cáo của cơ sở thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ theo quy định tại Điều này; trường hợp các chủ sở hữu hoặc điều hành thuộc đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư này thì chứng từ CTNH, Sổ giao nhận được lưu tại điểm thu hồi.
Điều 8. Thiết lập, quản lý dữ liệu về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm thải bỏ bao gồm các thông tin sau:
a) Danh sách các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
b) Hệ thống các điểm thu hồi và cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ;
c) Số lượng sản phẩm đã được bán ra thị trường Việt Nam hàng năm;
d) Số lượng sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi, xử lý được hàng năm tại Việt Nam;
đ) Số lượng sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi và vận chuyển ra nước ngoài để xử lý, tái chế hàng năm.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm thải bỏ.
Điều 9. Công bố danh sách các điểm thu hồi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật môi trường
1. Tổng cục Môi trường công bố danh sách các điểm thu hồi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật môi trường trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường (www.vea.gov.vn).
2. Tổng cục Môi trường phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương tiến hành khảo sát thực tế các điểm thu hồi để làm căn cứ công bố danh sách các điểm thu hồi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật môi trường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.
1. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi để nhà sản xuất thiết lập điểm thu hồi, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc xử lý sản phẩm thải bỏ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trên địa bàn.
2. Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, theo dõi, đôn đốc việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
YÊU CẦU KỸ THUẬT TẠI ĐIỂM THU HỒI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Đối với ắc quy và pin thải bỏ
1. Đối với ắc quy thải bỏ
1.1. Có biển báo “Điểm thu hồi ắc quy thải bỏ”.
1.2. Khu vực lưu giữ ắc quy thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
1.2.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Có rãnh thu gom chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn.
1.2.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn;
- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch soda gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axit;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
1.3. Trường hợp lưu giữ xếp chồng lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.
2. Đối với pin thải bỏ
2.1. Có biển báo “Điểm thu hồi pin thải bỏ”.
2.2. Dụng cụ, thiết bị chứa pin thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy chắc chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.
2.3. Khu vực lưu giữ pin thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
2.3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
2.3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
2.3. Lưu giữ, sắp xếp pin thải bỏ:
2.3.1. Pin thải bỏ khi lưu giữ phải để trong thiết bị, dụng cụ lưu giữ.
2.3.2. Trường hợp xếp chồng thiết bị, dụng cụ lưu giữ lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.
II. Đối với bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải
1. Có biển báo “Điểm thu hồi bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ”.
2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy vững chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.
3. Khu vực lưu giữ bóng đèn thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
4. Lưu giữ, sắp xếp bóng đèn compact, huỳnh quang thải bỏ:
- Bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải phải được lưu giữ trong dụng cụ, thiết bị lưu giữ;
- Tránh đổ, vỡ phát tán chất thải ra môi trường.
III. Đối với các loại dầu nhớt thải bỏ
1. Có biển báo “Điểm thu hồi dầu nhớt thải bỏ”.
2. Dụng cụ, thiết bị chứa các loại dầu nhớt thải phải đáp ứng yêu cầu sau:
2.1. Đảm bảo kín khít, không bị rò rỉ, thẩm thấu trong quá trình lưu giữ, có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với dầu nhớt thải chứa bên trong.
2.2. Có kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng, có nắp đậy kín.
3. Khu vực lưu giữ dầu nhớt thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
3.1. Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt, trường hợp dùng bể ngầm thì phải thiết kế tránh nước mưa chảy tràn vào.
3.2. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực, trừ các thiết bị lưu chứa với dung tích lớn hơn 5 m3 thì được đặt ngoài trời.
3.3. Có tường, đê hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực để ngăn ngừa dầu nhớt thải phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố, có rãnh thu chất lỏng về hố ga thấp hơn sàn bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.
3.4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
3.5. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp xử lý rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn.
3.6. Có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều.
3.7. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
4. Không được xếp chồng các dụng cụ, thiết bị lưu chứa dầu nhớt thải lên nhau.
IV. Đối với các thiết bị điện, điện tử thải
1. Có biển báo “Điểm thu hồi thiết bị điện, điện tử thải”.
2. Dụng cụ, thiết bị chứa thiết bị điện, điện tử thải bỏ phải có kết cấu cứng, thành và đáy vững chắc, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng sản phẩm thải bỏ trong quá trình sử dụng.
3. Khu vực lưu giữ thiết bị điện, điện tử thải bỏ phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
3.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực và không bị nước mưa chảy tràn từ ngoài vào.
3.2. Đối với điểm thu hồi tập trung, yêu cầu trang bị thêm:
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707: 2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
4. Trường hợp xếp chồng thiết bị, dụng cụ lưu giữ lên nhau thì phải có biện pháp đảm bảo không bị rơi, đổ trong quá trình lưu giữ.
V. Đối với săm, lốp thải
1. Có biển báo “Điểm thu hồi săm, lốp thải bỏ”.
2. Khu vực lưu giữ săm, lốp thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
2.1. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực, sàn kho không bị ngập lụt.
2.2. Trường hợp lưu giữ ngoài trời thì phải đáp ứng các yêu cầu:
- Phải bố trí bao che, hạn chế tác động của mưa, nắng tới săm, lốp thải được lưu giữ;
- Không để săm, lốp thải tiếp xúc trực tiếp với nền đất, nền khu vực lưu giữ không bị ngập lụt;
- Trường hợp xếp chồng lên nhau phải có biện pháp đảm bảo không bị đổ trong quá trình lưu giữ.
2.3. Có các thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
2.4. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
VI. Đối với phương tiện giao thông thải bỏ
1. Có biển báo “Điểm thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ”.
2. Phương tiện giao thông thải phải được tháo bỏ nhiên liệu trước khi đưa vào lưu giữ.
3. Khu vực lưu giữ phương tiện giao thông thải phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
3.1. Có các thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất bao gồm bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
3.2. Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
MẪU SỔ GIAO NHẬN SẢN PHẨM THẢI BỎ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Mẫu bìa sổ
TÊN NHÀ SẢN XUẤT THIẾT LẬP ĐIỂM THU HỒI
SỔ GIAO NHẬN SẢN PHẨM THẢI BỎ
Địa danh, năm……….. |
II. Nội dung ghi trong sổ
|
Ngày …. tháng.... năm …… |
1. Bên giao: ………………………………… Người đại diện: …………………………….. Số CMND/CCCD: ………………………….. |
Chức danh: …………………………………….. |
2. Bên nhận: ………………………………... Người đại diện: …………………………….. Số CMND/CCCD: ………………………….. |
Chức danh: …………………………………….. |
Thống nhất việc bàn giao các sản phẩm thải bỏ với thông tin cụ thể dưới đây:
STT |
Loại sản phẩm thải bỏ |
Nhà sản xuất* |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Tổng khối lượng bàn giao (kg) |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
(*) trường hợp không xác định rõ được sản phẩm của nhà sản xuất nào đề nghị ghi “Không xác định”
Sản phẩm thải bỏ nêu trên được (ghi rõ quy cách đóng gói) vận chuyển bằng phương tiện của …… biển kiểm soát ……..
Đại diện bên giao (Ký tên) |
Đại diện bên nhận (Ký tên) |
Ghi chú:
- Sổ giao nhận sản phẩm thải bỏ được lập thành 02 Sổ, Bên giao giữ 01 sổ và Bên nhận giữ 01 sổ. Mỗi lần giao nhận chất thải giữa hai bên được điền đầy đủ thông tin và ký nhận giữa hai bên vào 02 sổ để theo dõi, đối chiếu và quản lý;
- Hạn chế tẩy xóa, sửa chữa các thông tin trong sổ. Trường hợp tẩy xóa, sửa chữa thì phải có đóng dấu xác nhận và ký tên đại diện của các bên tham gia bàn giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ.
KHỐI LƯỢNG LƯU GIỮ TỐI ĐA TẠI ĐIỂM THU HỒI CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT |
Tên loại sản phẩm thải bỏ |
Khối lượng lưu giữ tối đa |
1 |
Pin, ắc quy |
1.000 kg |
2 |
Dầu nhớt |
1.000 lít |
3 |
Bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang |
500 kg |
4 |
Các sản phẩm thải bỏ khác |
Không quy định |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. BÁO CÁO VỀ THU HỒI, XỬ LÝ SẢN PHẨM THẢI BỎ CỦA NHÀ SẢN XUẤT
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
(Địa danh), ngày … tháng …năm … |
Kính gửi: Tổng cục Môi trường
…..(1)…… báo cáo về việc thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ năm…….. như sau:
I. Thông tin về nhà sản xuất
1. Tên:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax: Email:
II. Thông tin sản phẩm thuộc đối tượng phải thu hồi đã bán ra thị trường trong kỳ báo cáo
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Tổng khối lượng (kg) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
……………. |
|
|
|
Tổng cộng |
|
III. Báo cáo hệ thống điểm thu hồi theo địa bàn cấp tỉnh
STT |
Tên điểm thu hồi |
Địa chỉ (gồm điện thoại, fax, email) |
Loại hình (điểm thu hồi cơ sở, tập trung, không cố định) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
……………….. |
|
|
IV. Thông tin về việc xử lý sản phẩm thải bỏ
Thông tin về cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất:
STT |
Tên cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ |
Địa chỉ (điện thoại, fax, email) |
Tên sản phẩm thải bỏ chuyển giao |
Khối lượng đã chuyển giao để xử lý (kg) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
……………… |
|
|
|
Tổng cộng |
|
V. Kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
1. Tự thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
Kết quả thu hồi, xử lý:
STT |
Tên sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi, xử lý |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Tổng khối lượng thu hồi(kg)* |
Tổng khối lượng đã chuyển giao xử lý (kg) |
Khối lượng sản phẩm thải bỏ đã được xử lý (kg) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
……….. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Ghi chú: * đã bao gồm khối lượng sản phẩm thải bỏ tiếp nhận từ các nhà sản xuất khác chuyển giao theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg
2. Liên kết thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
Danh sách các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu liên kết thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ:
STT |
Tên nhà sản xuất liên kết |
Địa chỉ (điện thoại, fax, email) |
Tên sản phẩm thải bỏ liên kết thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ |
Khối lượng tiếp nhận (kg) |
Khối lượng chuyển giao (kg) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
………… |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
3. Trường hợp từ chối tiếp nhận sản phẩm thải bỏ và lý do từ chối
STT |
Tên loại sản phẩm thải bỏ đã từ chối tiếp nhận |
Địa điểm từ chối tiếp nhận |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Khối lượng (kg) |
Lý do từ chối |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
………………. |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
(1)…… xin cam kết về tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo này./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: (1) Tên nhà sản xuất
B. BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ THU HỒI, CHUYỂN GIAO SẢN PHẨM THẢI BỎ CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC ĐIỀU HÀNH ĐIỂM THU HỒI TẬP TRUNG
(Gửi kèm với báo cáo quản lý CTNH định kỳ hoặc báo cáo quản lý chất thải thông thường định kỳ theo quy định)
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
(Địa danh), ngày … tháng …năm … |
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có điểm, thu hồi)
……..(1)……. xin báo cáo về kết quả thu gom, chuyển giao sản phẩm thải bỏ năm…………. như sau:
1. Thông tin về điểm thu hồi
- Tên: ………………………….
- Địa chỉ: ………………………………
- Điện thoại:…………………. Fax:………………….. Email: ……………………..
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư: …………………..
2. Thông tin về kết quả thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ
a) Thông tin về nhà sản xuất có hợp đồng thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ:
- Tên nhà sản xuất: ………………………….
- Địa chỉ: ……………………………..
- Loại hình sản phẩm thải bỏ cần thu hồi, xử lý: ………………………………
b) Kết quả thu hồi, chuyển giao sản phẩm thải bỏ:
STT |
Tên sản phẩm thải bỏ đã thu hồi |
Tên nhà sản xuất có hợp đồng thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm(kg) |
Tổng khối lượng thu hồi(kg) |
Tổng khối lượng đã chuyển giao để xử lý (kg) |
Tên cơ sở thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ chuyển giao |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…………….. |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
………..(1)………… xin cam kết về tính chính xác, trung thực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo này./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: (1) là tên chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi tập trung
C. BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ THU HỒI, CHUYỂN GIAO SẢN PHẨM THẢI BỎ CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC ĐIỀU HÀNH ĐIỂM THU HỒI CƠ SỞ
(Gửi kèm với báo cáo quản lý CTNH định kỳ hoặc báo cáo quản lý chất thải thông thường định kỳ theo quy định)
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
(Địa danh), ngày … tháng …năm … |
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có điểm thu hồi)
……..(1)……. báo cáo về kết quả thu gom, chuyển giao sản phẩm thải bỏ năm…………… như sau:
1. Thông tin về điểm thu hồi
- Tên: ……………………………
- Địa chỉ: …………………………….
- Điện thoại:…………..……….Fax:………..………….Email: ……………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư: ………………………….
2. Thông tin về kết quả thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ
a) Thông tin về nhà sản xuất có hợp đồng thu hồi sản phẩm thải bỏ
- Tên nhà sản xuất: …………………………
- Địa chỉ: …………………………
- Loại hình sản phẩm thải bỏ cần thu hồi, xử lý: …………….
b) Kết quả thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ:
STT |
Tên sản phẩm thải bỏ đã thu hồi |
Tên nhà sản xuất có hợp đồng thu hồi sản phẩm thải bỏ |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Tổng khối lượng tiếp nhận (kg) |
Tổng khối lượng đã chuyển giao để xử lý (kg) |
Tên cơ sở thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ chuyển giao hoặc điểm thu hồi tập trung |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
………….. |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
....(1)…… xin cam kết về tính chính xác, trung thực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo này./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: (1) là tên chủ sở hữu hoặc điều hành điểm thu hồi cơ sở
D. BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ THU GOM, XỬ LÝ SẢN PHẨM THẢI BỎ CỦA CƠ SỞ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI
(Gửi kèm với báo cáo quản lý CTNH định kỳ hoặc báo cáo quản lý chất thải thông thường định kỳ theo quy định)
……(1)…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
(Địa danh), ngày … tháng …năm … |
Kính gửi: |
- Tổng cục Môi trường; |
…….(1)……..xin báo cáo về kết quả thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ năm………. như sau:
1. Thông tin về cơ sở thu gom, xử lý chất thải
- Tên: ……………………………
- Địa chỉ: …………………………….
- Điện thoại:…………..……….Fax:………..………….Email: ……………………….
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư: ………………….
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại của cơ sở thu gom, xử lý chất thải (trường hợp sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại): ………………………….
2. Thông tin về kết quả thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ
a) Thông tin về nhà sản xuất có hợp đồng thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ
- Tên nhà sản xuất:
- Địa chỉ:
- Loại hình sản phẩm thải bỏ cần thu hồi, xử lý:
b) Kết quả thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ:
STT |
Tên sản phẩm thải bỏ đã thu gom, xử lý theo hợp đồng với nhà sản xuất |
Đơn vị tính sản phẩm |
Đơn vị quy đổi/sản phẩm (kg) |
Tổng khối lượng tiếp nhận (kg) |
Tổng khối lượng đã xử lý (kg) |
Tên nhà sản xuất có hợp đồng thu gom, xử lý sản phẩm thải bỏ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
………… |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
....(1)……….. xin cam kết về tính chính xác, trung thực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo này./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú: (1) là tên cơ sở thu gom, xử lý chất thải
MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 34/2017/TT-BTNMT |
Hanoi, October 04, 2017 |
ON RECALL AND TREATMENT OF DISCARDED PRODUCTS
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2017/NĐ-CP dated April 04, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg dated May 22, 2015 of the Prime Minister on recall and treatment of discarded products;
Pursuant to the Decision No. 38/2015/NĐ-CP dated April 24, 2015 of the Prime Minister on management and waste and discarded materials;
At the request of the Director General of Vietnam Environment Administration, Director General of Department of Legal Affairs;
The Minister of Natural Resources and Environment hereby adopts a Circular on recall and treatment of discarded products.
This Circular elaborates Clause 13, Article 5 and Clause 1, Article 9 of the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg dated May 22, 2015 of the Prime Minister on recall and treatment of discarded products (hereinafter referred to as “Decision No. 16/2015/QĐ-TTg”).
This Circular applies to manufacturers, consumers and other organizations or individuals related to recall and treatment of discarded products within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Types, number and locations of recall stations
1. Recall stations include:
a) Internal recall station: a fixed station where discarded products from consumers are collected;
b) Stationary recall station: a fixed station that is used for gathering and storing discarded products from other recall stations and consumers;
c) Mobile recall station: a mobile station that is established by the manufacturer or the manufacturer in cooperation with the local government during a campaign to receive discarded products from consumers.
2. The number and locations of recall stations are based on:
a) The quantity of products sold in Vietnamese market;
b) The supply chain of the manufacturer;
c) The distance to the intended discarded product treatment and recycling establishment.
3. The manufacturer shall, according to the contents specified in Clauses 1 and 2 of this Article and other conditions (if any), decide the number and types of recall stations and build a road map for establishment of appropriate recall stations.
Article 4. Technical requirements applied to recall stations
1. The internal recall station and stationary recall station must be compliant with the requirements specified in the Appendix I enclosed herewith.
2. The mobile recall station must ensure safe storage, and no leak or overflow of discarded products into the environment.
3. Signs and warning signs must be put up at recall stations according to regulations specified in the Appendix I enclosed herewith.
Article 5. Procedures for management of recall stations
1. The manufacturer must cooperate with the owner or operator of the internal recall station in complying with the following management procedures:
a) They must provide and use hazardous waste documents in the name of the representative of the hazardous waste generator when discarded products that are hazardous wastes are transferred to an establishment licensed to treat hazardous wastes. The manufacturer and owner or operator of the recall station may reach an agreement on providing and using hazardous waste documents in the name of the representative of the hazardous waste generator.
b) A transfer book provided in the Appendix II enclosed herewith shall be used when discarded products are transferred to a stationary recall station or another manufacturer in accordance with regulations specified in Clause 5, Article 5 of the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg or when the discarded products that are conventional wastes are transferred to an establishment licensed to treat and recycle wastes.
c) In the cases where the recall station owner or operator is required to apply for registration of a hazardous waste generator according to regulations of the Government’s Decree No. 38/2015/NĐ-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and discarded materials, they do not have to assume responsibility of a hazardous waste generator for the recall of discard products that are hazardous wastes when establishing a recall station;
d) They must report on discarded product recall in accordance with regulations specified in Article 7 of this Circular.
2. The manufacturer must cooperate with the owner or operator of the stationary recall station in complying with the following management procedures:
a) A transfer book provided in the Appendix II enclosed herewith shall be used when discarded products are collected from the internal recall stations or mobile recall stations, or transferred to another manufacturer in accordance with regulations specified in Clause 5, Article 5 of the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg or when the discarded products that are conventional wastes are transferred to an establishment licensed to treat and recycle wastes;
b) They must provide and use hazardous waste documents in the name of the representative of hazardous waste generator when discarded products that are hazardous wastes are transferred to an establishment licensed to treat hazardous wastes;
c) They must comply with regulations of the Basel Convention on the control of transboundary movements of hazardous wastes and their disposal upon the export of discarded products that are hazardous wastes across the border for treatment and recycling;
d) They must report on discarded product recall in accordance with regulations specified in Article 7 of this Circular.
3. When recalling discarded products at mobile recall stations, the manufacturer must comply with the following management procedures:
a) A transfer book provided in the Appendix II enclosed herewith shall be used when recalled discarded products are transferred to a stationary recall station or when the discarded products that are conventional wastes are transferred to an establishment licensed to treat and recycle wastes.
b) They must provide and use hazardous waste documents in the name of the representative of the hazardous waste generator when discarded products that are hazardous wastes are transferred to an establishment licensed to treat hazardous wastes.
Article 6. Collection, storage, transport and treatment of discarded products
1. Transport means of hazardous wastes must satisfy the following technical requirements:
a) Transport means of hazardous wastes that are hazardous wastes must satisfy technical requirements for management of hazardous wastes, except for the collection and transport from consumers to each recall station;
b) The GPS must be installed in the transport means of discarded products transported from stationary recall stations to treatment establishments.
2. Requirements for storage of discarded products:
a) Discarded products shall be stored for a maximum of 06 months from the date of receipt at a stationary recall station. In case such discarded products must be stored for more than 06 months because a suitable waste treatment and recycling establishment is yet to be selected, types and quantity of the stored discarded products must be reported to the Department of Natural Resources and Environment of the province where a stationary recall station is located;
b) Discarded products shall be stored at an internal recall station for unlimited time but the maximum allowable storage quantity specified in the Appendix III enclosed herewith must not be exceeded.
3. The transport of discarded products that are hazardous wastes to a recall station shall not require the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license but the maximum quantity per shipment must not be exceeded (applicable to means of transport). To be specific:
a) 100 kg or 50 discarded products, whichever comes first, applicable to the discarded product that is small electronic equipment (computer, monitor, CPU, printer, fax machine, scanner, photo camera, movie camera, cell phone, tablet, disc player, reader) and discarded battery and accumulator, discarded compact light; discarded fluorescent light;
b) 01 discarded product, applicable to the discarded product that is large electric and electronic equipment (photocopier, television, refrigerator, washing machine, air conditioner), cars and motorbikes;
c) 20 liters, applicable to waste oil;
d) The transport of discarded products that are hazardous wastes with quantity in excess of the legal limit specified in Points a, b and c, Clause 3 of this Article must be carried out by the unit issued with the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license.
4. The transport of discarded products that are hazardous wastes from recall stations to a stationary recall station is specified as follows:
a) The transport shall be carried out by the unit issued with the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license;
b) In case a manufacturer or unit without the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license transports discarded products, the regulation specified in Point d, Clause 1, Article 13 of the Government’s Decision No. 38/2015/NĐ-CP on management of wastes and discarded materials shall be complied with.
5. The transport of discarded products that are hazardous wastes from recall stations to a treatment and recycling establishment must be carried out by the unit issued with the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license.
6. The transport of discarded products that are conventional wastes shall not require the license and is not limited to the quantity per shipment but must satisfy the technical requirements for management of conventional wastes.
7. If the discarded vehicles are cars and motorbikes that are still usable in accordance with applicable regulations of law, they may be moved to the recall station by their operator.
8. In the cases where the manufacturer sets up programs and projects to directly collect discarded products from consumers, such discarded products shall be transported to stationary recall stations or treatment and recycling establishments in the following forms:
a) The transport shall be carried out by the unit issued with the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license;
b) In case the transport is carried out by a manufacturer or unit without the hazardous waste management license or hazardous waste treatment license, the regulation specified in Point d, Clause 1, Article 13 of the Government’s Decision No. 38/2015/NĐ-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and discarded materials shall be complied with.
9. The discarded products after the recall must be managed and handled as prescribed in Clause 4, Article 4 of the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg.
Article 7. Report on recall and treatment of discarded products
1. The manufacturer shall prepare an annual report on recall and treatment of discarded products (beginning from 01 January to 31 December inclusive) according to the form provided in the Appendix IV (A) enclosed herewith and submit it to the Vietnam Environment Administration before 31 January of the succeeding year.
2. The owner or operator of the stationary recall station shall prepare an annual report on recall and transfer of discarded products (beginning from 01 January to 31 December inclusive) according to the form provided in the Appendix IV (B) enclosed herewith and submit it to the Department of Natural Resources and Environment before 31 January of the succeeding year.
3. The owner or operator of the internal recall station (except for the owner or operator mentioned in Point c, Clause 1, Article 5 of this Circular) shall prepare an annual report on recall and transfer of discarded products (beginning from 01 January to 31 December inclusive) according to the form provided in the Appendix IV (C) enclosed herewith and submit it to the Department of Natural Resources and Environment before 31 January of the succeeding year.
4. The waste collection and treatment establishment shall prepare an annual report on collection and treatment of discarded products (beginning from 01 January to 31 December inclusive) according to the form provided in the Appendix IV (D) enclosed herewith and submit it to the Vietnam Environment Administration and Department of Natural Resources and Environment of the province where the establishment is located before 31 January of the succeeding year.
5. The hazardous waste documents and transfer books provided and used in accordance with regulations of this Circular shall be attached to the reports of the manufacturer, owner or operator of the stationary and internal recall stations and report of the discarded product collection and treatment establishment according to regulations of this Article. In the cases where the owner or operator is mentioned in Point c, Clause 1, Article 5 of this Circular, hazardous waste documents and transfer books shall be retained at the recall station.
Article 8. Establishment and management of data on recall and treatment of discarded products
1. The database on discarded products includes the following information:
a) List of manufacturers and importers that must be responsible for recall and treatment of discarded products;
b) System of recall stations and treatment establishments;
c) The annual quantity of products sold in Vietnamese market;
d) The annual quantity of discarded products already recalled and treated in Vietnam;
dd) The annual quantity of discarded products already recalled and transported across the border for treatment and recycling.
2. The Vietnam Environment Administration shall establish a database on discarded products.
Article 9. Announcement of list of recall stations satisfying environmental requirements
1. The Vietnam Environment Administration shall publish the list of recall stations satisfying environmental requirements on its website (www.vea.gov.vn).
2. The Vietnam Environment Administration shall cooperate with the Department of Natural Resources and Environment in carrying out physical survey of recall stations, which serves as a basis for announcement of the list of recall stations satisfying environmental requirements.
This Circular comes into force from November 20, 2017.
1. The People’s Committees at all levels shall enable manufacturers to establish recall stations, treat or cooperate in treating discarded products. The People's Committees of provinces shall direct the Departments of Natural Resources and Environment to inspect the recall and treatment of discarded products within their provinces.
2. The Vietnam Environment Administration shall instruct, inspect and monitor the recall and treatment of discarded products.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment./.
|
PP. MINISTER |
TECHNICAL REQUIREMENTS APPLIDED TO RECALL STATIONS
(Enclosed with the Circular No. 34/2017/TT-BTNMT dated October 04, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment)
I. Regarding discarded accumulators and batteries
1. Regarding discarded accumulators
1.1. The sign “Điểm thu hồi ắc quy thải bỏ” (“Discarded accumulator recall station”) must be available.
1.2. The area for storage of discarded accumulators must satisfy the following general requirements:
1.2.1. A roof must be built to cover the entire area and prevent overflowing rainwater. A drain must be built lower than the floor to take liquid to the manhole.
1.2.2. Regarding stationary recall stations, it is additionally required to equip:
- Fire-fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting;
- Absorbent materials (like dry sand or sawdust) and shovels used in case of leaks, splashes and spills;
- First aid kits; domestic soda containers used to neutralize acid burns;
- Warning signs in conformity with each stored hazardous material according to TCVN 6707:2009, with at least 30 (thirty) cm in width and length;
- Evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
1.3. In case the stored discarded accumulators are stacked, measures must be taken to prevent any drop during storage.
2. Regarding discarded batters
2.1. The sign “Điểm thu hồi pin thải bỏ” (“Discarded battery recall station”) must be available.
2.2. Instruments and equipment containing discarded batteries must be solid with firm wall and bottom, must not be damaged, deformed or broken by the weight of the batteries during use.
2.3. The area for storage of discarded batteries must satisfy the following general requirements:
2.3.1. A roof must be built to cover the entire area and prevent overflowing rainwater.
2.3.2. Regarding stationary recall stations, it is additionally required to equip:
- Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting;
- Absorbent materials (like dry sand or sawdust) and shovels used in case of leaks, splashes and spills;
- Warning signs in conformity with each stored hazardous material according to TCVN 6707:2009, with at least 30 (thirty) cm in width and length;
- Evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
2.3. Storage and arrangement of discarded batteries:
2.3.1. Discarded batteries must be stored in storage equipment or instruments.
2.3.2. In case the storage equipment or instruments are stacked, measures must be taken to prevent any drop during storage.
II. Regarding discarded compact and fluorescent lights
1. The sign “Điểm thu hồi bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang thải bỏ” (“Discarded compact and fluorescent light recall station”) must be available.
2. Instruments and equipment containing discarded compact and fluorescent lights must be solid with firm wall and bottom, must not be damaged, deformed or broken by the weight of the lights during use.
3. The area for storage of discarded lights must satisfy the following general requirements:
3.1. A roof must be built to cover the entire area and prevent overflowing rainwater.
3.2. Regarding stationary recall stations, it is additionally required to equip:
- Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting;
- Warning signs in conformity with each stored hazardous material according to TCVN 6707:2009, with at least 30 (thirty) cm in width and length;
- Evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
4. Storage and arrangement of discarded compact and fluorescent lights:
- Discarded compact and fluorescent lights must be stored in storage equipment or instruments;
- The discarded lights must not be dropped and broken, affecting the environment.
III. Regarding types of waste oil
1. The sign “Điểm thu hồi dầu nhớt thải bỏ” (“Waste oil recall station”) must be available.
2. The instruments and equipment containing types of waste oil must satisfy the following requirements:
2.1. They must be tight without any leaks and osmosis during storage, ensure anti-corrosion, no rust, and non-chemical reaction with the waste oil.
2.2. They must have a solid structure withstanding impact, must not be damaged, deformed or broken by the weight of the waste oil during use and must be covered with a lid.
3. The area for storage of waste oil must satisfy the following general requirements:
3.1. A floor must be built so that it cannot be flooded. In case of use of an underground storage tank, it must be designed to prevent overflowing rainwater.
3.2. A roof must be built to cover the entire area, except for the storage equipment with a capacity of more than 5 m3, which shall be located outdoor.
3.3. There must be walls, dykes or edges surrounding entire or part of the area to prevent waste oil spills in case of emergency. Drains must be built lower than the floor to take liquid to the manhole.
3.4. Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) must be installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting.
3.5. There must be absorbent materials (like dry sand or sawdust) and shovels in case of leaks, splashes and spills.
3.6. There must be warning signs in conformity with each stored hazardous material according to TCVN 6707:2009, with at least 30 (thirty) cm in width and length.
3.7. There must be evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
4. Waste oil storage instruments and equipment must not be stacked.
IV. Regarding discarded electric and electronic equipment
1. The sign “Điểm thu hồi thiết bị điện, điện tử thải” (“Discarded electric and electronic equipment recall station”) must be available.
2. Instruments and equipment containing discarded electric and electronic equipment must be solid with firm wall and bottom, must not be damaged, deformed or broken by their weight during use.
3. The area for storage of discarded electric and electronic equipment must satisfy the following general requirements:
3.1. A roof must be built to cover the entire area and prevent overflowing rainwater.
3.2. Regarding stationary recall stations, it is additionally required to equip:
- Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting;
- Warning signs in conformity with each stored hazardous material according to TCVN 6707:2009, with at least 30 (thirty) cm in width and length;
- Evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
4. In case the storage equipment or instruments are stacked, measures must be taken to prevent any drop during storage.
V. Regarding discarded inner tubes and tires
1. The sign “Điểm thu hồi săm, lốp thải bỏ” (“Discarded inner tube and tire recall station”) must be available.
2. The area for storage of discarded inner tubes and tires must satisfy the following general requirements:
2.1. A roof must be built to cover the entire area and prevent warehouse floor from being flooded.
2.2. In case of outdoor storage, the following requirements must be satisfied:
- Cover and mitigate weather effects on discarded inner tubes and tires.
- Do not place discarded inner tubes and tires directly on the ground and non-flooded storage ground.
- In case of stacked discarded inner tubes and tires, take measures to prevent any drop during storage.
2.3. Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) must be installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting.
2.4. There must be evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
VI. Regarding discarded vehicles
1. The sign “Điểm thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ” (“Discarded vehicle recall station”) must be available.
2. Fuel must be removed from discarded vehicles before storage.
3. The area for storage of discarded vehicles must satisfy the following general requirements:
3.1. Fire fighting equipment (including at least foam extinguishers and fire sand buckets) must be installed under the guidance of a competent fire authority in accordance with regulations of the law on fire prevention and fighting.
3.2. There must be evacuation diagrams and exit signs put up at the turns.
SPECIMEN OF DISCARDED PRODUCT TRANSFER BOOK
(Enclosed with the Circular No. 34/2017/TT-BTNMT dated October 04, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment)
I. Specimen of book cover
NAME OF MANUFACTURER ESTABLISHING RECALL STATION
DISCARDED PRODUCT TRANSFER BOOK
Place, year……….. |
II. Book contents
|
…...date… |
1. Transferor: ………………………………… Representative: …………………………….. ID Number: ………………………….. |
Title: …………………………………….. |
2. Transferee: ………………………………… Representative: …………………………….. ID Number: ………………………….. |
Title: …………………………………….. |
Reach an agreement on transfer of discarded products. To be specific:
No. |
Type of discarded product |
Manufacturer* |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity transferred |
Notes |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
(*) In case of failure to clearly identify what manufacturer the product belongs to, write “Không xác định” ("Unknown")
The abovementioned product (specify packaging specifications) is transported by the vehicle of …… license plate ……
Representative of transferor (Signature) |
Representative of transferee (Signature) |
Notes:
- The transfer book shall be made into 02 copies. Each party shall keep 01 copy. When transferring waste, two parties must specify waste-related information in their own transfer books with certification by the other party to serve monitoring, comparison and management purposes;
- Revisions to the book should be limited. In case of revisions, seals and signatures of representatives of parties must be given.
MINIMUM QUANTITY OF DISCARDED PRODUCTS STORED AT INTERNAL RECALL STATIONS
(Enclosed with the Circular No. 34/2017/TT-BTNMT dated October 04, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment)
No. |
Type of discarded product |
Minimum storage quantity |
1 |
Batteries, accumulators |
1,000 kg |
2 |
Oil |
1,000 liters |
3 |
Compact and fluorescent lights |
500 kg |
4 |
Other discarded products |
Unspecified |
(Enclosed with the Circular No. 34/2017/TT-BTNMT dated October 04, 2017 of the Minister of Natural Resources and Environment)
A. REPORT ON RECALL AND TREATMENT OF DISCARDED PRODUCTS OF MANUFACTURER
……(1)…… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
(Place), ...date… |
To: The Vietnam Environment Administration
…..(1)……hereby reports on recall and treatment of discarded products of the year……. as follows:
I. Information about the manufacturer
1. Name:
2. Address:
3. Telephone: Fax: Email:
II. Information about the products sold during the reporting period that have to be recalled
No. |
Name of product |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
……………. |
|
|
|
Total |
|
III. Report on system of recall stations by province
No. |
Name of recall station |
Address (telephone, fax, email) |
Forms (internal, stationary or mobile recall stations) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
……………….. |
|
|
IV. INFORMATION ABOUT TREATMENT OF DISCARDED PRODUCTS
Information about the treatment establishment of the manufacturer:
No. |
Name of treatment establishment |
Address (telephone, fax, email) |
Name of transferred discarded product |
Quantity already transferred for treatment (kg) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
……………… |
|
|
|
Total |
|
V. Results of recall and treatment of discarded products
1. Self-recall and treatment of discarded products
Results of recall and treatment.
No. |
Name of discarded product already recalled and treated |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity recalled |
Total quantity already transferred for treatment (kg) |
Quantity of discarded products already treated (kg) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
……….. |
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
Notes: * already included in quantity of other manufacturers' discarded products transfereed as prescribed in Clause 5, Article 5 of the Decision No. 16/2015/QĐ-TTg
2. Cooperation in recall and treatment of discarded products
List of manufacturers and importers that cooperate with each other in recall and treatment of discarded products:
No. |
Name of cooperating manufacturer |
Address (telephone, fax, email) |
Name of discarded products subject to cooperation in recall and treatment |
Quantity received |
Quantity transferred (kg) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
………… |
|
|
|
|
Total |
|
|
3. In case of rejection of discarded products and explanation
No. |
Name of discarded products rejected |
Place of rejection |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Quantity |
Explanation |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
………………. |
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
…….(1) …… is responsible to law for the accuracy and truthfulness of this report./.
|
LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes: (1) Name of manufacturer
B. REPORT ON RECALL AND TRANSFER OF DISCARDED PRODUCTS OF STATIONARY RECALL STATION OWNER OR OPERATOR
(Enclosed with periodic report on hazardous wastes or periodic report on management of conventional wastes)
……(1)…… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
(Place), ...date… |
To: The Department of Natural Resources and Environment (of the area where the recall station is located)
…..(1)……hereby reports on collection and transfer of discarded products of the year…….as follows:
1. Information about recall station
- Name: ………………………….
- Address: ………………………………
- Telephone:…………………. Fax:………………….. Email: ……………………..
- Enterprise registration certificate/Investment certificate: …………………..
2. Information about results of recall and transfer of discarded products
a) Information about manufacturers signing an agreement on recall and transfer of discarded products:
- Name of manufacturer: ………………………….
- Address: ………………………………
- Type of discarded products that need to be recalled and treated: ………………………………
b) Results of recall and transfer of discarded products:
No. |
Name of discarded product already recalled |
Name of manufacturer signing an agreement on recall and treatment of discarded products |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity recalled |
Total quantity already transferred for treatment (kg) |
Name of collection and treatment establishment |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
…………….. |
|
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
………..(1)………… is responsible to law for the accuracy and truthfulness of this report./.
|
☺LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes: (1) name of the owner or operator of the stationary recall station
C. REPORT ON RECALL AND TRANSFER OF DISCARDED PRODUCTS OF INTERNAL RECALL STATION OWNER OR OPERATOR
(Enclosed with periodic report on hazardous wastes or periodic report on management of conventional wastes)
……(1)…… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
(Place), …date… |
To: The Department of Natural Resources and Environment (of the area where the recall station is located)
..…..(1)……hereby reports on collection and transfer of discarded products of the year…….as follows:
1. Information about recall station
- Name: ………………………….
- Address: ………………………………
- Telephone:…………..……….Fax:………..………….Email: ……………………….
- Enterprise registration certificate/Investment certificate: …………………..
2. Results of recall and treatment of discarded products
a) Information about manufacturers signing an agreement on recall of discarded products:
- Name of manufacturer: ………………………….
- Address: ………………………………
- Type of discarded products that need to be recalled and treated: ………………………………
b) Results of collection and treatment of discarded products:
No. |
Name of discarded product already recalled |
Name of manufacturer signing an agreement on recall of discarded products |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity received |
Total quantity already transferred for treatment (kg) |
Name of collection and treatment establishment or stationary recall station |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
………….. |
|
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
....(1) …… is responsible to law for the accuracy and truthfulness of this report./.
|
LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes: (1) name of the owner or operator of the internal recall station
D. REPORT ON COLLECTION AND TREATMENT OF DISCARDED PRODUCTS OF WASTE COLLECTION AND TREATMENT ESTABLISHMENT
(Enclosed with periodic report on hazardous wastes or periodic report on management of conventional wastes)
……(1)…… |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
(Place), ...date… |
To: |
- The Vietnam Environment Administration; |
..…..(1)……hereby reports on collection and treatment of discarded products of the year…….as follows:
1. Information about waste collection and treatment establishment
- Name: ………………………….
- Address: ………………………………
- Telephone:…………..……….Fax:………..………….Email: ……………………….
- Enterprise registration certificate/Investment certificate: …………………..
- Hazardous waste treatment license of the waste collection and treatment establishment (in case the discarded products are hazardous wastes): ………………………….
2. Information about results of collection and treatment of discarded products
a) Information about manufacturers signing an agreement on collection and treatment of discarded products
- Name of manufacturer
- Address:
- Type of discarded products that need to be recalled and treated: ………………………………
b) Results of collection and treatment of discarded products:
No. |
Name of discarded product already collected and treated under agreement signed with manufacturer |
Unit |
Weight (converted into kg) |
Total quantity received |
Total quantity already treated (kg) |
Name of manufacturer signing an agreement on collection and treatment of discarded products |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
………… |
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
....(1) …… is responsible to law for the accuracy and truthfulness of this report./.
|
LEGAL REPRESENTATIVE |
Notes: (1) name of the waste collection and treatment establishment
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực