Chương III Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 29/2021/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 28/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2022 |
Ngày công báo: | 08/04/2022 | Số công báo: | Từ số 287 đến số 288 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH về việc quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành ngày 28/12/2021.
Theo đó, việc phân loại lao động theo điều kiện lao động dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo các phương pháp được quy định, cụ thể có các loại điều kiện lao động sau:
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm.
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 29/2021, tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2022.
Văn bản tiếng việt
1. Căn cứ đề xuất của người sử dụng lao động và bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Cục An toàn lao động chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện rà soát, đánh giá Danh mục nghề để đề xuất Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động đánh giá điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra, kiểm tra, báo cáo về hoạt động đánh giá điều kiện lao động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.
b) Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.
c) Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.
2. Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm:
a) Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.
b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.
2. Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
3. Tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION
Article 7. Responsibilities of Work Safety Department
1. Based on proposal of employers and the Ministry, Work Safety Department shall take change and cooperate with relevant authorities and agencies, organizations engaging in occupational safety and hygiene research in reviewing and assessing the List of occupation in order to request the Minister of Labor - War Invalids and Social affairs to consider and decide on amendments to the List of occupation in accordance with Article 22 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
2. Regularly, periodically, and irregularly inspect, examine, and supervise assessment of working conditions as per the law.
Article 8. Responsibilities of Departments of Labor – War Invalids and Social Affairs
1. Cooperate with relevant agencies in disseminating and guiding enterprises in the provinces implementing this Circular.
2. Inspect, examine, and produce reports on assessment of working conditions in provinces as per the law.
Article 9 Amendment, addition, or removal of occupations from the List of occupation
1. The amendment, addition, or removal of occupation from the List of occupation must fulfill the following principles:
a) The review and assessment must be conducted for occupations in specific sector.
b) The sampling process for review and assessment must be implemented in a manner suitable for models and scale of manufacturing facilities, business facilities, and service facilities and representative of sampling regions.
c) Work review, assessment, and classification results shall be used for proposing amendment, addition, or removal of occupations from the List of occupation if the proposal is made within 12 months from the date on which results are produced.
2. Based on work classification results produced by methods under this Circular, if an occupation needs to be amended, added, or removed from the List of occupation, employer shall submit the request to the Ministry overseeing the sector and Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.
Documents attached to written request for amendment, addition, or removal of occupations from the List of occupation:
a) Summary of current conditions of professional titles of the sector and comparison to the List of occupation promulgated by the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs; reasons for addition or amendment.
b) Measurement and assessment data of characteristic factors regarding working conditions of occupations requested to be added, amended and consolidated result form according to Appendix II attached hereto.
c) Consolidated schedule of amendment, addition of arduous, toxic, and dangerous occupations and very arduous, toxic, and dangerous occupations according to Appendix III attached hereto.
3. Ministries overseeing sector shall review arduous, toxic, and dangerous occupations and very arduous, toxic, and dangerous occupations; consider request of employers to submit proposal for amendment or addition to the List of occupation to Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in order to meet socio-economic development, information technology, and management from time to time.
Article 10. Responsibilities of employers and relevant agencies
1. Employers shall review, assess, and classify work initially and in case of any change to technology, production procedures which lead to changes in working conditions and when discovering new hazardous, dangerous factors which were not discovered in the previous assessment session as long as working condition review, assessment, and classification are conducted once every 5 years.
2. Regarding occupations in the List of occupation where employers have adopted measures to reduce or eliminate arduous, toxic, hazardous factors at workplace, the employers shall organize assessment, and classification and request the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs to comment on the work assessment and classification results. In this case, attach documents under Clause 2 Article 9 hereof.
3. Organize work assessment and classification using methods under this Circular.
4. Employers and relevant agencies, organizations are responsible for providing adequate policies for employees engaging in arduous, toxic, and dangerous occupations and very arduous, toxic, and dangerous occupations as per relevant laws.
5. If occupations that have been assessed and classified in accordance with Clause 2 of this Article lost the characteristic working conditions of an arduous, toxic, and hazardous occupation or a very arduous, toxic, and hazardous occupation, employers are not required to implement policies for employees engaging in such occupations after consulting Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs.
1. This Circular comes into force from April 15, 2022.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.