Số hiệu: | 29/2016/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 06/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 20/08/2016 |
Ngày công báo: | 14/08/2016 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2021 |
Bộ Công an ban hành Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam. Thông tư này áp dụng đối với công dân Việt Nam đang ở trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
1. Thời hạn của hộ chiếu
Thông tư số 29/2016 quy định thời hạn hộ chiếu cho công dân Việt Nam như sau:
- Hộ chiếu có thời hạn 10 năm được cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trừ:
+ Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước bằng hộ chiếu được cấp ở nước ngoài mà không đủ điều kiện cấp lại hộ chiếu thì được cấp hộ chiếu có thời hạn không quá 01 năm.
+ Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh, nếu được Bộ Công an cho xuất cảnh thì được cấp hộ chiếu với thời hạn do Bộ Công an quyết định.
- Hộ chiếu có thời hạn 05 năm đối với: Trẻ em dưới 14 tuổi; hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và con dưới 9 tuổi; hộ chiếu cấp riêng cho trẻ em từ 09 đến dưới 14 tuổi.
- Trường hợp bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình thì thời hạn của hộ chiếu như sau:
+ Nếu thời hạn hộ chiếu còn không quá 5 năm thì giữ nguyên;
+ Nếu thời hạn hộ chiếu còn trên 5 năm thì điều chỉnh xuống còn 5 năm.
2. Cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu
- Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả theo quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BCA như sau:
+ Hồ sơ cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu được nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu còn có thể nộp ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
+ Thông tư 29 quy định hồ sơ cấp lại có thể nộp thông qua doanh nghiệp bưu chính trừ trường hợp cấp lại hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
+ Bên cạnh đó, các trường hợp cần hộ chiếu gấp theo quy định thì có thể nộp và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
- Hồ sơ theo Thông tư 29 năm 2016 gồm có:
+ 01 tờ khai Mẫu X01;
+ 02 ảnh 4 x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh 3 x 4cm;
+ Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu giấy khai sinh.
Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể sẽ bổ sung thêm một số giấy tờ cần thiết khác.
- Thông tư 29 còn quy định nếu bị mất hộ chiếu thì phải trình báo cho cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh gần nhất trong vòng 48 giờ. Nếu không báo cáo kịp thời sẽ bị xử phạt hành chính.
Thông tư 29/2016/TT-BCA có hiệu lực ngày 20/8/2016.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Điều 1 Thông tư số 07/2013/TT-BCA ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 và Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC.
Hộ chiếu phổ thông do cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho công
dân Việt Nam trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu còn
thời hạn thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.
1. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục An ninh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo về Bộ Công an (qua Tổng cục An ninh) để có hướng dẫn, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực