Chương II Thông tư 26/2019/TT-BTNMT: Thẩm định, phê duyệt đề án; kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện đề án; thẩm định, phê duyệt báo cáo kết quả đề án
Số hiệu: | 26/2019/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Trần Quý Kiên |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 08/02/2020 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng anh
1. Đề án Chính phủ: là đề án quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đề án cấp Bộ: là đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề án do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phê duyệt theo phân cấp hoặc ủy quyền.
1. Đề án bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Cơ sở pháp lý của việc lập đề án;
b) Phạm vi thực hiện (vị trí địa lý, tọa độ, diện tích khu vực điều tra);
c) Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực điều tra;
d) Cơ sở tài liệu địa chất, khoáng sản để lập đề án;
đ) Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án;
e) Hệ phương pháp kỹ thuật và khối lượng các dạng; công việc;
g) Dự kiến kết quả sẽ đạt được và sản phẩm sau khi kết thúc đề án;
h) Kế hoạch thi công và tiến độ thực hiện;
i) Dự toán kinh phí.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, đề án có thể có các nội dung khác nhưng phải bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định của đơn vị được giao lập đề án;
b) Quyết định giao nhiệm vụ lập đề án của cấp có thẩm quyền;
c) Hồ sơ thẩm định cấp cơ sở, bao gồm: biên bản hội nghị; văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân liên quan; giải trình và tiếp thu góp ý của đơn vị lập đề án;
d) Thuyết minh đề án; các phụ lục, bản vẽ, các tài liệu kèm theo (nếu có);
d) Văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành ba (03) bộ và nộp về cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án.
1. Nội dung thẩm định:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, mức độ tin cậy của thông tin địa chất, khoáng sản để lập đề án;
b) Sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về điều tra địa chất, khoáng sản;
c) Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, tính khả thi, hiệu quả của hệ phương pháp kỹ thuật và khối lượng các dạng công việc được đề xuất; sự phù hợp với quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
d) Dự kiến kết quả đạt được và các sản phẩm dự kiến thành lập khi kết thúc đề án;
đ) Sự phù hợp giữa khả năng thực hiện đề án, khối lượng công việc dự kiến với trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực và tiến độ thực hiện của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án;
e) Cơ sở lập dự toán kinh phí thực hiện đề án.
2. Nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 và Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc thẩm định đề án phải được thực hiện qua hai (02) cấp gồm: thẩm định cấp cơ sở và thẩm định cấp Bộ. Việc thẩm định đề án thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Thẩm định đề án Chính phủ
a) Thẩm định cấp cơ sở:
Cơ quan, đơn vị được Bộ giao quản lý, chủ trì đề án (gọi tắt là đơn vị chủ trì) phải tổ chức thẩm định ở cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung, dự toán của đề án; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan trước khi trình Bộ thẩm định.
Hội đồng thẩm định cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan được Bộ giao quản lý đề án làm chủ tịch và có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện.
Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ họp Hội đồng gồm Phiếu đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 và Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thẩm định cấp Bộ:
Đơn vị chủ trì hoàn thiện hồ sơ thẩm định cấp cơ sở, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổ chức thẩm định cấp Bộ.
Trường hợp hồ sơ không đúng, đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có văn bản thông báo cho đơn vị chủ trì để hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, đơn vị chủ trì phải hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm: lấy ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng, cơ quan liên quan trực thuộc Bộ; tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định cấp Bộ.
Hội đồng thẩm định cấp Bộ do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính. Thành viên Hội đồng phải có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện. Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thẩm định, Vụ Kế hoạch - Tài chính gửi Biên bản họp Hội đồng thẩm định cho đơn vị chủ trì đề án.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng thẩm định, đơn vị chủ trì đề án hoàn thiện đề án theo kết luận của Hội đồng thẩm định, kèm theo văn bản giải trình và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính). Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định nội dung dự toán và báo cáo lãnh đạo Bộ để xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thảo luận, trao đổi thống nhất các nội dung tiếp thu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án. Thời gian tổ chức thảo luận không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Sau không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc trao đổi, thảo luận, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ văn bản yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án gửi đơn vị chủ trì đề án.
Sau không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án, đơn vị chủ trì đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án, kèm theo báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
3. Thẩm định đề án cấp Bộ
a) Thẩm định cấp cơ sở:
Cơ quan, đơn vị được Bộ giao quản lý, chủ trì đề án phải tổ chức thẩm định ở cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung, dự toán đề án; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan, hoàn thiện đề án trước khi trình Bộ thẩm định.
Việc tổ chức Hội đồng thẩm định và thành lập hồ sơ thẩm định thực hiện như quy định đối với thẩm định cấp cơ sở đề án Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Thẩm định cấp Bộ
Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị chủ trì, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đủ, không đúng theo quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Kế hoạch - Tài chính có văn bản thông báo cho đơn vị chủ trì biết để hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, đơn vị phải hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính lấy ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng và các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến thẩm định và báo cáo Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng thành lập. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính. Thành viên Hội đồng phải có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện. Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các ý kiến thẩm định. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc sau khi họp Hội đồng, Vụ Kế hoạch -Tài chính gửi Biên bản họp Hội đồng thẩm định cho đơn vị chủ trì đề án để tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện đề án.
Trường hợp không thành lập Hội đồng, trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng và cơ quan liên quan, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, thông báo ý kiến thẩm định gửi đơn vị chủ trì đề án để hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng hoặc thông báo ý kiến thẩm định của Vụ Kế hoạch - Tài chính, đơn vị chủ trì đề án chỉnh sửa và gửi hồ sơ đề án đã hoàn thiện về Bộ.
4. Thẩm định đề án phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị phê duyệt: thẩm định theo hai cấp. Cấp cơ sở do thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì đề án thực hiện; cấp Bộ do Thủ trưởng đơn vị được Bộ phân cấp phê duyệt thực hiện. Thủ tục, trình tự thẩm định đề án được thực hiện tương tự như quy định đối với đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Hồ sơ trình phê duyệt đề án:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án của đơn vị chủ trì;
b) Văn bản nhận xét, thẩm định về chuyên môn kỹ thuật, dự toán kinh tế;
c) Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
d) Văn bản giải trình của đơn vị chủ trì về các nội dung đã bổ sung, sửa chữa hoàn thiện đề án;
d) Đề án đã hoàn thiện.
2. Phê duyệt đề án:
a) Đề án Chính phủ: sau không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đề án hoàn thiện, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các nội dung đã được chỉnh sửa, lập Phiếu trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
b) Đề án cấp Bộ: sau không quá 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đề án hoàn thiện, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra đề án, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Quyết định phê duyệt đề án được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đề án phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị phê duyệt: thời gian kiểm tra, phê duyệt không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề án hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định phê duyệt, đơn vị được phân cấp phê duyệt có trách nhiệm gửi 02 bản Quyết định phê duyệt kèm theo đề án về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi và quản lý.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định phê duyệt của đơn vị, Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thẩm định và phê duyệt đề án bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành.
Trường hợp phát hiện Quyết định phê duyệt của đơn vị chưa đúng quy định hiện hành, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký văn bản yêu cầu đơn vị chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi triển khai thực hiện.
1. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, dự toán của năm gồm: đề án địa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách năm; quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ; dự toán đã được cấp có thẩm quyền duyệt; các văn bản chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung khác.
2. Quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật (sau đây gọi tắt là quy định kỹ thuật), định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Các văn bản giao nhiệm vụ thi công, bao gồm: phiếu giao việc, quyết định giao nhiệm vụ, quyết định đặt hàng, hợp đồng kinh tế - kỹ thuật.
1. Chủ nhiệm đề án phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thi công chịu trách nhiệm tự kiểm tra 100% khối lượng các hạng mục công việc.
a) Chủ nhiệm đề án chịu trách nhiệm về chất lượng thi công các hạng mục. Chủ nhiệm phải kiểm tra, đánh giá, xác nhận chất lượng trực tiếp tại các tài liệu, sản phẩm;
b) Thủ trưởng đơn vị thi công chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận khối lượng các hạng mục thi công;
c) Thứ trưởng đơn vị thi công phối hợp với Chủ nhiệm đề án lập bảng thống kê chi tiết khối lượng từng công trình, hạng mục công việc kèm theo báo cáo kết quả thực hiện đề án trình Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu các cấp.
2. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khối lượng, chất lượng, sản phẩm các hạng mục thi công, tiến độ thực hiện theo kế hoạch giao hàng năm của đề án.
3. Cơ quan quản lý cấp trên đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất một phần khối lượng hoặc toàn bộ nội dung đề án địa chất tùy theo mục đích kiểm tra sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Kiểm tra về kế hoạch, tiến độ, khối lượng thực hiện đề án theo nội dung và dự toán đã phê duyệt.
2. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định kỹ thuật về trình tự thi công, chất lượng thực hiện các hạng mục công việc.
3. Kiểm tra chất lượng thu thập, thành lập tài liệu, các sản phẩm.
4. Kiểm tra về an toàn lao động trong thi công.
5. Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ để tiến hành nghiệm thu các cấp về khối lượng, chất lượng thực hiện các đề án.
1. Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện đối với từng đề án để phát hiện các tồn tại, sai sót trong quá trình thi công, kịp thời kiến nghị khắc phục, sửa chữa, bổ sung.
2. Đơn vị thi công thống kê đầy đủ các hạng mục, khối lượng được đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp giao thực hiện phục vụ cho việc kiểm tra.
3. Chủ nhiệm đề án phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thi công tự kiểm tra, xác nhận chất lượng, khối lượng các hạng mục công việc; lập báo cáo kết quả thực hiện phục vụ việc kiểm tra, nghiệm thu các cấp.
4. Kiểm tra của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp:
a) Thời gian kiểm tra tùy theo từng đề án cụ thể nhưng định kỳ không ít hơn 3 tháng một lần;
b) Trên cơ sở báo cáo của Chủ nhiệm đề án và đơn vị thi công, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm các cán bộ quản lý và cán bộ có chuyên môn phù hợp với nội dung hạng mục được kiểm tra;
c) Trưởng đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ kiểm tra phù hợp với năng lực chuyên môn của từng thành viên tham gia kiểm tra;
d) Các thành viên đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung được phân công; lập phiếu kiểm tra theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp về kết quả kiểm tra được phân công;
đ) Kết thúc mỗi đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra phải thành lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản nêu rõ các hạng mục kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện và các kiến nghị các biện pháp khắc phục;
e) Đối với công tác thực địa, có thể kết hợp kiểm tra với nghiệm thu khối lượng. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thành lập Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu.
5. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thành lập đoàn kiểm tra, thông báo cho đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp kế hoạch và nội dung kiểm tra;
b) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án địa chất có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình thực hiện đề án theo nội dung đà được thông báo, trình đoàn kiểm tra;
c) Việc thành lập đoàn kiểm tra, nội dung phân công kiểm tra, trình tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 4 Điều này.
1. Nghiêm thu theo niên độ được tiến hành đối với các đề án có thời gian thực hiện trên một năm; nghiệm thu đề án hoàn thành được tiến hành đối với các đề án có thời gian thi công không quá một năm.
2. Công tác nghiệm thu được tiến hành đối với các giai đoạn thực hiện đề án có hạng mục chi gồm: lập đề án, thi công và lập báo cáo tổng kết, nộp Lưu trữ Địa chất.
3. Nghiệm thu được chia làm 2 cấp gồm nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp quản lý:
a) Nghiệm thu cấp cơ sở do đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp tiến hành để xác định khối lượng, chất lượng các hạng mục thi công và giá trị đề nghị thanh toán. Kết quả nghiệm thu là cơ sở để tổ chức nghiệm thu cấp quản lý;
b) Nghiệm thu cấp quản lý do cơ quan quản lý tiến hành. Kết quả nghiệm thu là cơ sở để thanh toán và quyết toán kinh phí theo niên độ và nhiệm vụ hoàn thành.
4. Phân kỳ nghiệm thu:
a) Nghiệm thu có thể được tiến hành nhiều đợt trong năm trên cơ sở đề nghị của đơn vị thi công và yêu cầu của công tác quản lý để nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng và giá trị thi công hàng năm của đề án;
b) Đối với nghiệm thu cấp cơ sở, không quy định số đợt nghiệm thu cụ thể đối với từng đề án nhưng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp phải nghiệm thu kịp thời, đầy đủ khối lượng các hạng mục công việc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
1. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, dự toán của năm gồm: đề án địa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách năm; quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ; dự toán đà được cấp có thẩm quyền duyệt; các văn bản chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung khác.
2. Quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Các văn bản giao nhiệm vụ thi công, bao gồm: phiếu giao việc, quyết định giao nhiệm vụ, quyết định đặt hàng, hợp đồng kinh tế - kỹ thuật. Đối với các công trình khoan, cụm công trình khai đào tập trung (hào, giếng, lò) phải có sơ đồ thiết kế thi công được Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp xác nhận.
4. Các tài liệu nguyên thủy, kết quả phân tích mẫu và các kết quả xử lý, tổng hợp tài liệu, các sản phẩm được thành lập trong quá trình thực hiện đề án hàng năm theo quy định hiện hành.
5. Các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ khác có liên quan; các loại sổ sách, biểu mẫu thống kê kinh tế, tài chính được lập theo quy định hiện hành.
6. Báo cáo kết quả thực hiện (lập theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này); biên bản kiểm tra.
7. Đối với nghiệm thu cấp quản lý, đơn vị chủ trì phải có báo cáo kết quả nghiệm thu (lập theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ nghiệm thu cấp cơ sở.
8. Các văn bản, hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
1. Đánh giá trình tự, chất lượng, hiệu quả của việc thi công các phương pháp kỹ thuật - công nghệ, các hạng mục công trình theo đề án được phê duyệt.
2. Đánh giá việc tuân thủ các quy định kỹ thuật, tính trung thực trong việc thu thập, thành lập tài liệu; tính đúng đắn, khoa học trong việc phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu; chất lượng sản phẩm.
3. Xác nhận khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện đạt yêu cầu chất lượng. Tại các phiếu nghiệm thu phải ghi đầy đủ danh mục các tài liệu, bản vẽ, sản phẩm là cơ sở xác nhận khối lượng thực hiện.
4. Đánh giá độ tin cậy, tính chính xác của các kết quả điều tra địa chất; các phát hiện mới về địa chất, khoáng sản; các kết luận về đặc điểm địa chất, khoáng sản và các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của đối tượng điều tra.
5. Đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách lao động, tài chính và các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hiện hành.
6. Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các kết quả đạt được.
7. Đối với các công trình, hạng mục thực hiện theo hợp đồng thì phải nghiệm thu theo hợp đồng.
8. Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; các quy định kỹ thuật; định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hiện hành liên quan đến hạng mục thi công.
9. Kết quả nghiệm thu được đánh giá theo ba mức, gồm: đạt, chưa đạt, không đạt. Trường hợp đạt yêu cầu chất lượng, cơ quan nghiệm thu xác nhận khối lượng thực hiện; trường hợp chưa đạt, cơ quan nghiệm thu phải xác định rõ các yêu cầu về nội dung và thời hạn bổ sung hoàn thiện hoặc tỷ lệ khối lượng được nghiệm thu; trường hợp không đạt, cơ quan nghiệm thu phải xác định rõ nguyên nhân, khối lượng hủy bỏ, kiến nghị biện pháp xử lý.
1. Hồ sơ nghiệm thu cấp cơ sở:
a) Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu nghiệm thu công trình khai đào (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu nghiệm thu sản phẩm, hạng mục công việc (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành và đề nghị nghiệm thu, thanh toán (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Hồ sơ nghiêm thu cấp quản lý:
a) Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (Mẫu số 15 ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu nghiệm thu công trình khai đào (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu nghiệm thu hạng mục công việc, sản phẩm (Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản nghiệm thu cấp quản lý (Mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bảng xác định khối lượng, giá trị công việc được nghiệm thu, thanh toán (Mẫu số 19 ban hành kèm theo Thông tư này).
1. Đơn vị thi công thống kê đầy đủ các hạng mục, khối lượng được giao thực hiện phục vụ cho việc nghiệm thu. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, chứng từ phục vụ cho việc nghiệm thu.
2. Chủ nhiệm đề án phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thi công lập báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phục vụ nghiệm thu cấp cơ sở. Báo cáo phải nêu rõ hình hình thực hiện, khối lượng, chất lượng thực hiện các hạng mục; mức độ khắc phục, sửa chữa các sai sót, tồn tại của các kiến nghị kiểm tra trước đó; các kết quả đạt được; mức độ hoàn thành kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ được giao.
a) Chủ nhiệm đề án chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì và trước pháp luật về chất lượng các hạng mục công việc trình nghiêm thu;
b) Thủ trưởng đơn vị thi công chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì và trước pháp luật về khối lượng các hạng mục công việc trình nghiệm thu.
3. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp:
a) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đối với từng đề án địa chất;
b) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp phải nghiệm thu 100% khối lượng và chất lượng từng hạng mục công việc được thi công;
c) Đối với các công trình khoan, hào, lò, giếng, đo địa vật lý tại các khu vực thi công tập trung theo mạng lưới gồm: khu vực điều tra khoáng sản chi tiết tỷ lệ 1:10.000; đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1:5.000 hoặc lớn hơn, phải nghiệm thu tại thực địa 100% khối lượng công việc hoàn thành. Trong đó, không ít hơn 25% khối lượng nghiệm thu ngay sau khi kết thúc thi công;
d) Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về chất lượng, tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả nghiệm thu cấp cơ sở. Trường hợp có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp phải báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để giải quyết;
đ) Kết thúc kỳ nghiệm thu cuối năm, đơn vị chủ trì phải xác định khối lượng, giá trị thực hiện đề án trong năm đề nghị nghiệm thu cấp quản lý, thanh, quyết toán.
1. Hội đồng nghiệm thu
a) Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thành lập.
b) Thành phần Hội đồng gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, 01 Thư ký; các Ủy viên gồm các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn phù hợp với đề án được nghiệm thu. Đơn vị thi công, Chủ nhiệm đề án và những người trực tiếp thi công không được tham gia thành viên của Hội đồng.
2. Trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu
a) Các Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về tính trung thực, khách quan của kết quả nghiệm thu các hạng mục công việc được giao nghiệm thu;
b) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và trước pháp luật về chất lượng, tính trung thực, khách quan của các kết quả nghiệm thu.
1. Đơn vị thi công có đề nghị nghiệm thu bằng văn bản.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thành lập hội đồng nghiệm thu, thông báo cho chủ nhiệm đề án và đơn vị thi công kế hoạch nghiệm thu.
3. Hội đồng tiến hành nghiệm thu các hạng mục công việc theo đề nghị của đơn vị thi công:
a) Chủ nhiệm đề án và đơn vị thi công trình Hội đồng báo cáo kết quả thực hiện và các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
b) Các Ủy viên hội đồng tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc theo phân công và thành lập các phiếu nghiệm thu;
c) Khi họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Hội đồng có mặt, Chủ nhiệm đề án, đại diện đơn vị thi công tham dự để thông qua biên bản nghiệm thu;
d) Hội đồng thành lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này;
đ) Trong quá trình nghiệm thu, trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể tổ chức kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra thực địa được thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
4. Kết thúc mỗi đợt nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp kết quả nghiệm thu.
5. Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp tổng hợp kết quả các đợt nghiệm thu cấp cơ sở, thành lập báo cáo kết quả nghiệm thu, trình Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp (hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiệm thu) có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu cấp quản lý theo đề nghị của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án.
2. Nghiệm thu chất lượng các dạng công việc:
a) Để đánh giá chất lượng các dạng công việc, Hội đồng sẽ tiến hành kiểm tra xác suất một số hạng mục công việc. Các hạng mục công việc được lựa chọn để kiểm tra xác suất phải có tính đặc trưng, đại diện hoặc là những hạng mục công việc chính, có khối lượng lớn của đề án.
b) Trường hợp có nhiều đơn vị tham gia thực hiện các hạng mục có liên quan đến việc đánh giá chất lượng đề án, phải nghiệm thu đồng thời các đơn vị thực hiện để đánh giá đầy đủ khối lượng, chất lượng thực hiện của đề án.
3. Xác định khối lượng các hạng mục công việc thực hiện:
a) Hội đồng nghiệm thu công nhận toàn bộ hoặc một phần khối lượng hạng mục công việc thực hiện dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng các hạng mục nghiệm thu xác suất đạt yêu cầu chất lượng;
b) Những hạng mục không nghiệm thu xác suất, khối lượng được xác định theo kết quả nghiệm thu cấp cơ sở;
c) Trường hợp khối lượng thực hiện vượt dự toán được duyệt không quá 10%, Hội đồng sẽ xem xét về cơ sở pháp lý; sự cần thiết, phù hợp về yêu cầu kỹ thuật và chất lượng thi công để nghiệm thu, công nhận khối lượng vượt dự toán và kiến nghị chuyển sang năm tiếp theo thanh toán.
4. Xác định sự phù hợp của đơn giá với các điều kiện thi công cụ thể: Hội đồng xem xét các điều kiện thi công thực tế, đối chiếu với điều kiện thi công theo đề án đã được phê duyệt để xác định đơn giá theo điều kiện thi công cụ thể.
5. Xác định giá trị thực hiện: giá trị thực hiện được Hội đồng nghiệm thu công nhận và đề nghị thanh toán được xác định theo quy định hiện hành về lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường.
1. Thành lập Hội đồng
a) Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý do Thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định thành lập;
b) Hội đồng gồm có Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, Thư ký và một số Ủy viên có chuyên môn về quản lý, kỹ thuật, kế hoạch, tài chính phù hợp với đề án được nghiệm thu. Mỗi chuyên môn không quá 2 ủy viên Hội đồng.
c) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đơn vị thi công, chủ nhiệm đề án không được tham gia thành phần của Hội đồng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng
a) Hội đồng có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả thi công đề án địa chất theo Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng có quyền yêu cầu đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện, Chủ nhiệm đề án cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ liên quan để kiểm tra, đánh giá chất lượng, khối lượng thi công đề án;
c) Các Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về chất lượng nghiệm thu các hạng mục được phân công;
d) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý và trước pháp luật về tính đúng đắn, khách quan của kết quả nghiệm thu,
1. Đơn vị chủ trì có đề nghị nghiệm thu bằng văn bản, kèm theo hồ sơ nghiệm thu cơ sở về đơn vị giúp việc.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thành lập hội đồng nghiệm thu và thông báo cho đơn vị chủ trì kế hoạch nghiệm thu.
3. Hội đồng tiến hành nghiệm thu:
a) Hội đồng tiến hành nghiệm thu khi có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên theo quyết định thành lập Hội đồng;
b) Chủ nhiệm đề án, đơn vị thi công báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện đề án và các kết quả đạt được;
c) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp báo cáo kết quả nghiệm thu cấp cơ sở;
d) Các Ủy viên Hội đồng tiến hành nghiệm thu xác suất các hạng mục công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng và lập các phiếu nghiệm thu;
đ) Hội đồng tiến hành họp, có sự tham dự của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, Chủ nhiệm đề án, đơn vị thi công để thảo luận và thông qua biên bản nghiệm thu. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể tổ chức họp kín trước khi đưa ra thảo luận và thông qua biên bản nghiệm thu.
e) Hội đồng thành lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Thông tư này, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kết quả nghiệm thu.
g) Trong quá trình nghiệm thu, trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể tổ chức kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra thực địa được thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì;
b) Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh đề án của cấp có thẩm quyền và các văn bản khác có liên quan;
c) Biên bản nghiệm thu và xác nhận thanh toán của Kho bạc Nhà nước;
d) Hồ sơ thẩm định cấp cơ sở: biên bản hội nghị, hội thảo; văn bản nhận xét của tổ chức, cá nhân liên quan; giải trình và tiếp thu góp ý của đơn vị lập báo cáo;
đ) Báo cáo kết quả; phụ lục, bản vẽ và các tài liệu khác kèm theo.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 03 bộ và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo.
1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (sau đây gọi tắt là báo cáo) bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Cơ sở pháp lý lập báo cáo;
b) Mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo đề án được phê duyệt;
c) Phương pháp kỹ thuật chủ yếu đã tiến hành và tính hiệu quả; khối lượng công việc đã thực hiện, những thay đổi so với thiết kế ban đầu; nguyên nhân và cơ sở pháp lý;
d) Kết quả về địa chất, khoáng sản, mức độ hoàn thành so với mục tiêu đề án đã được phê duyệt;
đ) Tồn tại, nguyên nhân và đề xuất;
e) Tổng hợp chi phí đã thực hiện.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, báo cáo có thể có các nội dung khác nhưng phải bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nội dung thẩm định báo cáo bao gồm:
a) Cơ sở, độ tin cậy của tài liệu thu thập, xử lý, tổng hợp để lập báo cáo;
b) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các phương pháp kỹ thuật - công nghệ đã áp dụng;
c) Độ tin cậy, tính chính xác của các kết quả điều tra; các kết luận được nêu trong báo cáo;
d) Mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các kết quả đạt được;
đ) Cấu trúc, hình thức báo cáo, số lượng, chất lượng các sản phẩm giao nộp theo các quy định hiện hành liên quan.
2. Nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 20 và Mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trình tự thẩm định, Hội đồng thẩm định báo cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Phiếu đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng được lập theo quy định tại Mẫu số 22 và Mẫu số 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời gian thẩm định không quá 35 ngày làm việc đối với báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản họp Hội đồng, đơn vị chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo.
4. Trường hợp báo cáo được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân cấp, ủy quyền phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị quy định trình tự, thời gian thẩm định nhưng không được vượt quá thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo:
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo đối với đề án Chính phủ;
b) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với đề án cấp Bộ;
c) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phê duyệt báo cáo đối với đề án theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo
a) Văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo của đơn vị chủ trì;
b) Văn bản thẩm định báo cáo kết quả về chuyên môn kỹ thuật, kinh tế;
c) Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
d) Văn bản giải trình của đơn vị chủ trì về các nội dung đã bổ sung, sửa chữa hoàn thiện báo cáo;
đ) Báo cáo hoàn thiện.
3. Phê duyệt báo cáo:
a) Đề án Chính phủ: Vụ Kế hoạch - Tài chính tiếp nhận, kiểm tra báo cáo hoàn thiện, trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện;
b) Đề án cấp Bộ: Vụ Kế hoạch - Tài chính tiếp nhận, kiểm tra báo cáo hoàn thiện, trình Bộ trưởng phê duyệt. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện. Quyết định phê duyệt báo cáo được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đề án theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thủ trưởng đơn vị phê duyệt báo cáo theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời gian kiểm tra, trình phê duyệt không quá 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định phê duyệt, đơn vị có trách nhiệm gửi 02 bản Quyết định phê duyệt kèm theo các hồ sơ liên quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý.