Chương II Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động: Nguyên tắc trang cấp, sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
Số hiệu: | 25/2022/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 30/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2023 |
Ngày công báo: | 08/02/2023 | Số công báo: | Từ số 351 đến số 352 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lập sổ theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Đây là nội dung tại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/11/2022.
Theo đó, NSDLĐ cần lập sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của NLĐ hoặc người đại diện của tổ đội, phân xưởng nơi NLĐ làm việc nhận phương tiện bảo vệ cá nhân.
Khuyến khích NSDLĐ thực hiện số hóa việc theo dõi, cấp phát trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo đảm việc xác nhận của NLĐ phù hợp với ứng dụng CNTT.
Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trước khi quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho NLĐ.
NSDLĐ cần kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp, trong quá trình sử dụng.
Hằng năm, NSDLĐ cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ.
Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.
Văn bản tiếng việt
Làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài việc lập danh mục quy định tại khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động chủ động xây dựng danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này mà người sử dụng lao động xét thấy có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.
b) Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động.
4. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở của mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo vệ cá nhân để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
5. Tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho người đến thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập để sử dụng trong thời gian thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập.
6. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
RULES FOR PROVIDING, USING, AND PRESERVING PPE
Article 4. Eligibility for PPE
Employees working in environments where they are exposed to dangerous and hazardous factors below shall be provided with PPE:
1. Exposure to physical factors that do not meet hygiene standards.
2. Exposure to toxic dust and chemicals.
3. Exposure to toxic biological factors:
a) Toxic and infectious viruses, bacteria, harmful insects;
b) Faeces, wastewater, garbage, sewers;
c) Other toxic biological factors.
4. When working with equipment, tools, machinery with risks to occupational safety, hygiene; working in a position prone to occupational accidents; working at heights; working in underground structures or places with poor air supply; working in mountains, caves, or other dangerous and hazardous working conditions.
Article 5. Rules for providing PPE
1. Employers must assess and control dangerous, hazardous factors at workplace as per the law; adopt technology solutions, occupational safety and hygiene techniques, equipment in order to eliminate or minimize effects of dangerous and hazardous factors, and improve working conditions before providing PPE.
2. Employers shall list and provide PPE for employees in accordance with the list under Appendix attached hereto.
3. In addition to listing in accordance with Clause 2 of this Article, employers shall also list and provide PPE for employees in the following cases:
a) Occupations and professions not mentioned under Appendix I attached hereto which dangerous and hazardous factors to employees’ health are deemed present by employers.
b) Occupations and professions mentioned under Appendix I attached hereto which require additional PPE for the purpose of effectively prevent harmful effects of dangerous and hazardous factors in working environments.
4. Employers shall rely on the level of requirement of each occupation and profession at their workplace and recommendations of manufacturers of each type of PPE to determine expiry date and number of PPE in a manner that fits the nature of the occupations and professions and quality of PPE.
5. Depending on specific request, employers provide PPE for individuals visiting the workplace for the purpose of inspecting, investigating, visiting, or studying throughout the inspection, investigation, visit, and studying duration.
6. Employees are not required to pay to wear PPE and have the right to request employers to replenish or change types of PPE to fit actual circumstances.
Article 6. Rules for using PPE
1. Employers must provide instructions to allow employees to proficiently use PPE in accordance with manufacturers’ instructions and inspect the use of PPE.
2. In regard to specialized PPE with high technical requirements, employers must organize inspections and testing in order to ensure quality and specifications of these equipment before providing them as well as periodic inspection during use and logging their use; employers must not use PPE that does not meet technical requirements or have expired according to providers’ recommendation; employers must immediately discard defective PPE and PPE that does not meet occupational safety and hygiene standards.
3. Employees must use the provided PPE accordingly while working. Violations shall be met with disciplinary actions depending on level of violation as prescribed by working regulations of their workplace or the law.
4. Employers must resupply employees with new PPE if their previous PPE is lost, damaged, or expired. Employees are liable for compensation if their PPE is lost or damaged without justifiable reasons in accordance with working regulations of their workplace. Upon expiry of the PPE or when employees are reassigned to other tasks, employees must return their PPE at request of their employers and sign the transfer form.
Article 7. Rules for preserving PPE
1. Employers are responsible for designing locations for storing and preserving PPE in accordance with manufacturers' instructions. Employers are responsible for preserving provided PPE.
2. In regard to PPE for use in places with inadequate hygiene conditions or vulnerable to toxic, infection, or radiation, employees must clean, disinfect, sterilize, or perform radioactive decontamination after each use in order to maintain occupational safety and hygiene for other employees and surrounding environment and carry out periodic inspection.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực