Số hiệu: | 25/2009/TT-BNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 05/05/2009 | Ngày hiệu lực: | 19/06/2009 |
Ngày công báo: | 20/05/2009 | Số công báo: | Từ số 259 đến số 260 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng về diện tích tại thời điểm thống kê, kiểm kê là chỉ tiêu quan trọng nhất của thống kê, kiểm kê rừng và được tính trực tiếp trên nền bản đồ kiểm kê rừng VN-2000 và tổng hợp theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng, đơn vị tính diện tích rừng là héc ta (ha).
2. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng về trữ lượng được tính toán, tổng hợp theo đơn vị quản lý rừng của ngành lâm nghiệp (lô quản lý, khoảnh, tiểu khu), theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng; đơn vị tính trữ lượng rừng gỗ là mét khối (m3), rừng tre nứa là nghìn cây (1.000 cây) và rừng cây đặc sản theo các đơn vị thích hợp.
Đất quy hoạch lâm nghiệp bao gồm đất có rừng và đất không có rừng:
1. Đất có rừng:
a) Rừng núi đất;
b) Rừng núi đá;
c) Rừng trên đất cát;
d) Rừng ngập nước (phèn hoặc ngập mặn).
2. Đất không có rừng là diện tích đất trống, đồi trọc hoặc cây gỗ, tre, nứa mọc rải rác.
3. Đất khác (ngoài 2 loại đất kể trên)
Tiêu chí phân loại đất quy hoạch lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chủ quản lý rừng gồm:
1. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để bảo vệ và phát triển rừng.
2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
3. Hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
6. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương, có cùng phong tục, tập quán được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng rừng để bảo vệ và phát triển rừng.
7. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
8. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
9. Rừng chưa có chủ quản lý là rừng chưa giao hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Nguyên nhân gây biến động trạng thái rừng gồm:
1. Trồng rừng.
2. Rừng hình thành sau khoanh nuôi tái sinh rừng.
3. Mất rừng do cháy rừng.
4. Mất rừng do sâu bệnh hại rừng.
5. Mất rừng do bị phá (phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc, nuôi tôm,...).
6. Do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
7. Rừng được khai thác trắng.
8. Nguyên nhân khác (sụt lở đất, bão, lũ lụt, không rõ nguyên nhân,...)
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực