Chương VI Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Tiền lương
Số hiệu: | 24/2022/TT-BLĐTBXH | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 30/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Ngày công báo: | 25/01/2023 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với NLĐ làm việc trong điều kiện nguy hiểm
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/11/2022 quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động (NLĐ) làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại.
Theo đó, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau:
- Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng);
- Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng);
- Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng);
- Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng).
Đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng thì mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I của Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
- Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
- Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
- Trong trường hợp NLĐ làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 và thay thế Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013.
Văn bản tiếng việt
Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:
1. Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
2. Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.
2. Xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 của Bộ luật Lao động.
3. Rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
4. Hằng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
5. Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
c) Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
3. Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
1. Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động tập thể thông qua các phiên họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; thảo luận dân chủ, công khai; quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số.
2. Hội đồng tiền lương quốc gia có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
1. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cử đại diện tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia và gửi danh sách để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
2. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp trao đổi ý kiến với Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để lựa chọn và đề nghị hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia phù hợp với từng thời kỳ.
3. Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia có trách nhiệm trao đổi ý kiến với các Phó Chủ tịch Hội đồng, đề xuất, lựa chọn thành viên độc lập của Hội đồng để báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, bổ nhiệm; ban hành quy chế làm việc của Hội đồng, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận thường trực của Hội đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia; đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia.
5. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp kết quả khảo sát mức sống dân cư, điều tra lao động, việc làm, điều tra doanh nghiệp và các số liệu thống kê liên quan khác theo đề nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số giờ làm thêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
x |
Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Tiền lương làm việc vào ban đêm theo khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được tính theo công thức sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm |
= |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
+ |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số giờ làm việc vào ban đêm |
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
+ |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
x |
Số sản phẩm làm vào ban đêm |
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động, được hưởng tiền lương tính theo công thức sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm |
= |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
+ |
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ |
20% |
x |
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương |
x |
Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này;
b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
b1) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
b2) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
b3) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm |
= |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% |
+ |
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường |
x |
Mức ít nhất 30% |
+ |
20% |
x |
Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương |
x |
Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm |
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
b) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;
c) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
Chapter VI
SALARIES
Section 1. NATIONAL SALARY COUNCIL
Article 49. Functions of National Salary Council (NSC)
NSC shall be established by the Prime Minister in accordance with Clause 2 Article 92 of the Labor Code and will provide consultation for the Government regarding:
1. Region-based minimum wages (including monthly and hourly minimum wages).
2. Policies on salaries of employees according to the Labor Code.
Article 50. Duties of National Salary Council (NSC)
1. Carry out surveys; collect information; carry out analysis of salaries and subsistence standards of workers, business performance of enterprises, labor demand – supply relation, employments and unemployment in the economy, and other relevant factors as the basis for determination of minimum wages.
2. Prepare reports on minimum wages based on the factors prescribed in Clause 3 Article 91 of the Labor Code.
3. Review the subsistence standards of workers and their families; apply minimum wages to separate regions.
4. Hold annual negotiations to propose to the Government the plan for adjustments to region-based minimum wages (including monthly and hourly minimum wages).
5. Provide consultation for the Government regarding policies on salaries of employees in enterprises, agencies, organizations and cooperatives in accordance with the Labor Code.
Article 51. Composition of NSC
1. NSC has 17 members: 05 members are representatives of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs; 05 members are representatives of Vietnam General Confederation of Labor; 05 members are representatives of some central employer representative organizations; 02 members are independent experts (hereinafter referred to as “independent members). To be specific:
a) The President of NSC is a Deputy Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs;
b) 03 Vice Presidents of NSC include a Vice President of Vietnam General Confederation of Labor, a Vice President of Vietnam Chamber of Commerce and Industry and a Vice President of Vietnam Cooperative Alliance (VCA);
c) Other members of NSC: 04 representatives of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs; 05 representatives of Vietnam General Confederation of Labor; 03 representatives of central employer representative organizations (including 01 representative of Vietnam Association of Small and Medium Enterprises and 02 representatives of 02 central labor-intensive trade associations); 02 independent members are experts or scientists specialized in salaries, economics, society (except those working at agencies, units, research institutes, universities of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, Vietnam General Confederation of Labor and central employer representative organizations).
2. The President and Vice Presidents of NSC mentioned in Point a and Point b Clause 1 of this Article shall be designated and discharged by the Prime Minister. The Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs is authorized by the Prime Minister to designate and discharge other members of NSC mentioned in Point c Clause 1 of this Article. The Presidents and Vice Presidents of NSC work on a part-time basis and have a term of office of up to 05 years.
3. NSC has a technical department and assistance department, which will assist NSC and its President in preparing technical reports relevant to the duties of NSC and performance of its administrative tasks. Members of the technical department and assistance department are personnel of the organizations that participate in NSC and relevant organizations and work on a part-time basis.
1. NSC shall work as a collective via meetings chaired by the President; open and democratic discussions; voting under majority rules.
2. NSC has its own seal which s managed by the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs as prescribed by law.
3. Funding for operation of NSC shall be included in annual budget for regular expenditures of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs and other lawful sources of funding as prescribed by law. The management, use and reporting of state funding shall comply with regulations of law on state budget and their guiding documents.
Article 53. Responsibility for establishment and operation of NSC
1. The Presidents of Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, VCA, Vietnam Association of Small and Medium Enterprises shall appoint representatives to participate in NSC and send a list of their representatives to the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
2. The President of Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall preside over and consult with the President of VCA in selecting and requesting two central trade associations to appoint representatives as members of NSC.
3. The President of NSC shall discuss with the Vice Presidents, propose independent members to the Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs; issue regulations on operation of NSC, the technical department and assistance department.
4. The Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs shall request the Prime Minister to consider issuing the decision on establishment of NSC; propose designation of the President and Vice Presidents of NSC to the Prime Minister; decide designation and discharge of other members of NSC.
5. The Minister of Planning and Investment shall provide the results of surveys in living standards, labor, employment, enterprises and other relevant statistics at the request of NSC.
Section 2. SALARY PAYMENT FORMS, OVERTIME PAY, NIGHT WORK PAY
Article 54. Salary payment forms
The forms of salary payment prescribed in Article 96 of the Labor Code are elaborated as follows:
1. The form of salary payment shall be specified in the employment contract on the basis of consensus between the employer and the employee. To be specific:
a) Time-based salary shall be paid to the employee monthly, weekly, daily or hourly as agreed in the employment contract. To be specific:
a1) Monthly salary is the salary for a month’s work;
a2) Weekly salary is the salary for a week’s work. In case monthly salary is specified in the employment contract, the weekly salary equals (=) the monthly salary multiplied by (x) 12 months and divided by (:) 52 weeks;
a3) Daily salary is the salary for a days’ work. In case monthly salary is specified in the employment contract, the daily salary equals (=) the monthly salary divided by (:) the number of normal working days in a month as decided by the employer. In case weekly salary is specified in the employment contract, the daily salary equals (=) the weekly salary divided by (:) the number of working days in a week as specified in the employment contract;
a4) Hourly salary is the salary for an hour’s work. In case monthly, weekly or daily salary is specified in the employment contract, the hourly salary equals (=) the daily salary divided by (:) the number of normal working hours in a day as prescribed by Article 105 of the Labor Code.
b) Piece rate pay is paid to piece workers according to the quantity and quality of products, productivity norms and unit prices of the products.
c) Fixed salary is paid according to the quantity and quality of works and time needed for completion of these works.
2. Payment of salaries in the forms specified in Clause 1 of this Article shall be made transferred to the employees’ bank accounts. In the latter case, the employers shall pay the fees for opening accounts and transferring salaries.
Overtime pay prescribed in Clause 1 Article 98 of the Labor Code is elaborated as follows:
1. An employee receiving time-based salaries will receive overtime pay for working outside of the normal working hours prescribed in Article 105 of the Labor Code shall be calculated as follows:
Overtime pay |
= |
Hourly salary in a normal working day (normal hourly salary) |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
x |
Overtime hours |
Where:
a) Hourly salary in a normal working day (hereinafter referred to as “normal hourly salary”) is the actual salary of the work in the month or week in which the employee works overtime (excluding overtime pay, night work pay, salary of public holidays and paid leave prescribed by the Labor Code; bonuses prescribed in Article 104 of the Labor Code; rewards for innovation; mid-shift meal allowance, allowances for travel, communication, housing, daycare, infant care; financial assistance upon death or marriage of a family member, the employee’s birthday, occupational diseases, other allowances and benefits that are not relevant to the performance of the works or position specified in the employment contract) divided by (:) the total number of working hours of the same month or week, which must not exceed the number of normal working days of a month and normal working hours of a day or a week as decided by the enterprise, excluding overtime hours;
b) At least 150% of the normal hourly salary in case of overtime work on normal days; at least 200% of the normal hourly salary in case of overtime work during weekly breaks; at least 300% of the normal hourly salary in case of overtime work during public holiday or paid leave, excluding the daily salary during public holidays or paid leave in case the employee receives daily salary.
2. Employees receiving piece rate pay will be receive overtime pay for working outside of the normal working hours in order to increase the quantity or volume of products according to the productivity norms under agreement with the employer. Overtime pay will be calculated as follows:
Overtime pay |
= |
Piece rate in a normal working day (normal piece rate) |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
x |
Additional quantity of products |
Where:
At least 150% of the normal piece rate in case of overtime work on normal days; at least 200% of the normal piece rate in case of overtime work during weekly breaks; at least 300% of the normal piece rate in case of overtime work during public holidays or paid leave.
3. Employees that work overtime during public holidays that are also weekly breaks will receive the overtime pay for working during public holidays. Employees that work overtime on compensatory days off that are also weekly breaks will receive the overtime pay for working during weekly breaks.
Night work pay prescribed in Clause 2 Article 98 of the Labor Code is elaborated as follows:
1. Night work pay for employees receiving time-based salaries:
Night work pay |
= |
Normal hourly salary |
+ |
Normal hourly salary |
x |
At least 30% |
x |
Night work hours |
Where: Normal hourly salary is determined in accordance with Point a Clause 1 Article 55 of this Decree.
2. Night work pay for employees receiving piece rate pay:
Night work pay |
= |
Normal piece rate |
+ |
Normal piece rate |
x |
At least 30% |
x |
Night work products |
Article 57. Night overtime pay
Employees who work overtime at night as prescribed in Clause 3 Article 98 of the Labor Code will receive overtime pay as follows:
1. For employees receiving time-based salaries:
Night overtime pay |
= |
Normal hourly salary |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
+ |
Normal hourly salary |
x |
At least 30% |
+ |
20% |
x |
Daytime hourly salary of a normal working day, during weekly breaks, public holidays or paid leave |
x |
Extra night work hours |
Where:
a) Normal hourly salary is determined in accordance with Point a Clause 1 Article 55 of this Decree;
b) Daytime hourly salary of a normal working day, during weekly breaks, public holiday or paid leave is determined as follows:
b1) Daytime hourly salary of a normal working day shall be at least 100% of the normal hourly salary if the employee does not work overtime during the daytime of the same day (before the night work); at least 150% of the normal hourly salary if the employee works overtime during the daytime of the same day (before the night work);
b2) Daytime hourly salary during weekly breaks shall be at least 200% of the normal hourly salary;
b3) Daytime hourly salary during public holidays or paid leave shall be at least 300% of the normal hourly salary.
2. For employees receiving piece rate pay:
Night overtime pay |
= |
Normal piece rate |
x |
At least 150% or 200% or 300% |
+ |
Normal piece rate |
x |
At least 30% |
+ |
20% |
x |
Daytime piece rate of a normal working day, during weekly breaks, public holidays or paid leave |
x |
Quantity of extra products during night work |
Daytime piece rate of a normal working day, during weekly breaks, public holidays or paid leave is determined as follows:
a) Daytime piece rate of a normal working day shall be at least 100% of the normal piece rate if the employee does not work overtime during the daytime of the same day (before the night work); at least 150% of the normal piece rate if the employee works overtime during the daytime of the same day (before the night work);
b) Daytime piece rate during weekly breaks shall be at least 200% of the normal piece rate;
c) Daytime piece rate during public holidays or paid leave shall be at least 300% of the normal piece rate.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Điều 47. Hội nghị người lao động
Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
Noi dung cap nhat ...