Số hiệu: | 23/2018/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Lê Chiêm |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 27/04/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phải lập hồ sơ tạm giữ từ khi tiếp nhận người bị tạm giữ
Ngày 08/03/2018, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 23/2018/TT-BQP về việc quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội.
Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam được lập kể từ khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và kết thúc khi họ chết, bỏ trốn trong khi bị tạm giữ, tạm giam; được trả tự do, chuyển sang chấp hành án phạt tù, bị thi hành án tử hình theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền đề nghị sao tài liệu trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam của mình đang được lưu trữ. Khi vụ án đang giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác tài liệu trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải xuất trình văn bản đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án cho khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/04/2018.
Thông tư này quy định việc lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ (sau đây viết gọn là cơ sở tạm giữ, tạm giam) trong Quân đội; người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Tuân thủ quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về lập, quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.
2. Việc quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải đảm bảo Mục tiêu phục vụ công tác Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, quản lý người bị tạm giữ, tạm giam;
3. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
4. Bảo đảm thông tin của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thu thập đầy đủ, kịp thời, chính xác và phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
1. Chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm mất hồ sơ, tài liệu;
2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu có trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
3. Mua, bán, chuyển giao, tiêu hủy, sao, chụp trái phép hồ sơ, tài liệu;
4. Sử dụng hồ sơ, tài liệu vào Mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân;
5. Mang hồ sơ, tài liệu ra khỏi nơi quản lý mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
6. Truy cập, sao chép, thu thập, tiết lộ, gửi trái phép dữ liệu điện tử về tạm giữ, tạm giam;
7. Tạo ra, phát tán Chương trình Phần mềm nhằm phá hoại việc quản lý hồ sơ, tài liệu điện tử về tạm giữ, tạm giam.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực