Chương I Luật dân quân tự vệ năm 2009: Những quy định chung
Số hiệu: | 229/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 11/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 17/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1237 đến số 1238 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/10/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định về lệ phí đăng ký phương tiện giao thông, lệ phí cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được ban hành ngày 11/11/2016.
1. Tổ chức thu lệ phí và người nộp lệ phí theo Thông tư 229/2016
- Tổ chức thu lệ phí theo Thông tư 229 năm 2016 là công an thực hiện đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông.
- Người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy đăng ký phương tiện giao thông và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Mức thu lệ phí và miễn lệ phí đăng ký xe, cấp biển số xe
- Mức thu lệ phí được quy định chi tiết trong biểu mức lệ phí. Theo đó:
+ Lệ phí cấp mới giấy đăng ký xe kèm theo biển số xe ô tô là 150.000- 500.000 (Khu vực I); 150.000 đồng (khu vực II và khu vực III).
Tuy nhiên, ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách phải nộp mức lệ phí 2.000.000- 20.000.000 đồng (khu vực I); 1.000.000 (khu vực II); 200.000 đồng (khu vực III).
+ Lệ phí đăng ký phương tiện kèm theo biển số xe máy ở khu vực III là 50 nghìn đồng.
Lệ phí đăng ký xe máy ở khu vực I là 500.000- 1.000.000 đồng (xe trị giá 15 triệu trở xuống); 1.000.000- 2.000.000 (xe từ 15 đến 40 triệu); 2.000.000- 4.000.000 (xe trên 40 triệu); lệ phí 50 nghìn đối với xe máy chuyên dùng cho người tàn tật.
Lệ phí đăng ký xe máy ở khu vực II là 200.000 đồng (xe trị giá 15 triệu trở xuống); 400.000 (xe từ 15 đến 40 triệu); 800.000 (xe trên 40 triệu); lệ phí 50 nghìn đối với xe máy chuyên dùng cho người tàn tật.
+ Lệ phí cấp lại giấy đăng ký xe bằng nhau ở các khu vực I, II, III như sau:
Lệ phí cấp lại đăng ký xe kèm theo biển số xe ô tô là 150 nghìn; xe máy là 50 nghìn, xe Sơ mi rơ móc là 100 nghìn đồng. Trường hợp cấp đổi đăng ký không kèm theo biển số thì lệ phí là 30 nghìn. Lệ phí cấp lại biển số là 100 nghìn.
+ Lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời là 50 nghìn đồng.
Hội đồng nhân dân Hà Nội và Hồ Chí Minh căn cứ biểu mức thuế tại Thông tư 229/ 2016 để ban hành mức thu cụ thể tại địa phương.
- Các trường hợp sau theo quy định tại Thông tư số 229 năm 2016 được miễn lệ phí đăng ký xe theo nguyên tắc có đi có lại: Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự; Viên chức, nhân viên kỹ thuật cơ quan ngoại giao, lãnh sự; Tổ chức, cá nhân nước ngoài được miễn lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số theo điều ước quốc tế.
3. Kê khai, nộp lệ phí và quản lý lệ phí
- Thông tư số 229 quy định tổ chức thu lệ phí kê khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm.
- Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Thông tư 229 năm 2016.
Thông tư 229/2016/TT-BTC về lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư 127/2013 và Thông tư 53/2015 của Bộ Tài chính về lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và trách nhiệm quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
1. Công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ.
2. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
3. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.
4. Dân quân tự vệ biển là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.
5. Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
6. Dân quân tự vệ rộng rãi là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
7. Mở rộng lực lượng dân quân tự vệ là biện pháp tăng cường biên chế, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
1. Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
2. Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Tổ chức, biên chế của dân quân tự vệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; giám sát hoạt động của dân quân tự vệ.
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.
1. Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nồng cốt là 04 năm.
2. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thể được kéo dài đối với dân quân không quá 02 năm, đối với tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ có thể được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.
3. Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;
b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;
d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;
đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;
b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
1. Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
2. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi.
3. Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắng mặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để quản lý và huy động khi cần thiết.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
1. Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt, nhưng còn trong độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật này thì chuyển sang dân quân tự vệ rộng rãi hoặc được đăng ký vào quân nhân dự bị theo quy định của pháp luật.
1. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn hình thức, quy mô tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của dân quân tự vệ.
1. Tổ chức, huấn luyện, sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt; chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ.
3. Giả danh dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ trái pháp luật.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the obligation to join militia and self-defense forces: the organization, tasks and operations of militia and self-defense forces, regimes and policies for militia and self-defense forces and state management responsibilities for militia and self-defense forces.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese citizen, agencies and organizations.
2. Foreign organizations and individuals residing and operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam related to the organization and operation of militia and self-defense forces.
Article 3. Position and functions of militia and self-defense forces
Militia and self-defense forces are mass armed forces not detached from production and work and constitute a part of the people's armed forces of the Socialist Republic of Vietnam. They shall protect the Party, the administration, the lives and property of people and property of the State, act as core forces together with the entire people to fight enemies in their localities and workplaces when a war breaks out. These forces, if organized in communes, wards and townships (below referred collectively to as communes), are called militia: if organized in state agencies, political organizations, socio-political organizations, non-business units and economic organizations (below referred collectively to as agencies and organizations), are called self-defense forces.
Article 4. Composition of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces include the core militia and self-defense force and mass militia and self-defense force.
2. The core militia and self-defense forces comprise:
a/ Mobile militia and self-defense force:
b/ On-site militia and self-defense force:
c/ Marine militia and self-defense force:
d/ Air defense, artillery, engineer, reconnaissance, communication, chemical warfare and medical militia and self-defense forces.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law. the terms and phrases below are construed as follows:
1. Core militia and self-defense force means a force of citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces recruited to serve for a specified period in militia and self-defense units.
2. Mobile militia and self-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized into mobile units ready to perform tasks in different geographical areas upon commands of competent authorities.
3. On-site militia and self-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized and operating in hamlets, villages and street quarters (below collectively referred to as villages) and in agencies and organizations to perform tasks on site, ready to reinforce the mobile militia and self-defense force.
4. Marine militia and sell-defense force means a force within the core militia and self-defense force organized in coastal communes, island communes and in agencies and organizations with vessels operating at sea to perform tasks on Vietnam's sea areas.
5. Standing militia and self-defense force means the core militia and self-defense force standing ready for combat in key defense and security geographical areas.
6. Mass militia and self-defense force means the force consisting of citizens in the age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces who have been registered and managed to be ready to expand the forces and be mobilized upon commands of competent authorities.
7. Expansion of militia and self-defense forces means a measure for increasing the payroll and organization of militia and self-defense forces to meet the requirements of defense and security tasks upon commands of competent authorities.
Article 6. Principles on the organization and operation of militia and self-defense forces
1. Militia and self-defense forces are placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the command of the President, the management and administration of the Government, directly under the leadership and direction of Party committees and local administrations at all levels: the uniform command of the Minister of National Defense and the direct command of commanders of local military agencies.
2. The organization and operation of militia and self-defense forces must abide by the Constitution and the laws: rely on the people and promote the aggregate strength of the entire people and the political system to perform their tasks.
3. The organization and payroll of militia and self-defense forces must be based on the requirements of defense and security tasks and linked with their geographical areas and tasks of their production units or workplaces: ensure convenience for direction, management and command work and conformity with the socioeconomic conditions of each locality.
Article 7. Oversight of the implementation of the law on militia and self-defense forces
1. The National Assembly. National Assembly agencies, delegations of National Assembly deputies. National Assembly deputies. People's Councils and People's Council deputies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, oversee the implementation of the law on militia and self-defense forces.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall conduct propaganda and mobilize people of all strata to participate in building militia and self-defense forces: and shall oversee operations of militia and self-defense forces.
Article 8. Tasks of militia and self-defense forces
1. To stand ready for combat, to combat and render combat services to defend their localities and worplaces; to collaborate with border guard, navy and marine police units and other forces in defending the national sovereignty and border security and the sovereignty and sovereign rights on Vietnam's sea areas.
2. To collaborate with People's Army and People's Public Security units and other forces in localities in participating in building the all-people defense and defense zones: in maintaining political security as well as social order and safety, in protecting the Party, the administration.
The lives and property of people and the property of the State:
3. To perform the tasks of preventing and fighting, and overcoming consequences of, natural disasters and epidemics, search and rescue, protecting forests and preventing and fighting forest fires and protecting the environment and other civil defense tasks:
4. To conduct propaganda and mobilize people to implement the Party's line and policies and the State's laws on defense and security: to participate in building up a comprehensively strong grassroots and in the construction and socio-economic development of localities and establishments.
5. To study politics and law and attend military training and exercises.
6. To perform other tasks as prescribed by law.
Article 9. Age group to perform the obligation to join militia and self-defense forces in peacetime
Vietnamese citizens aged between full 18 and full 45 for men and between full 18 and full 40 for women are obliged to join militia or self-defense forces; for volunteers, their maximum age may be 50 years for men and 45 years for women.
Article 10. Term of service in the core militia and self-defense force in peacetime
1. The term of service in the core militia and self-defense force is 4 years.
2. Based on the practical situation, the nature of tasks and work requirements, the term of service in the core militia and self-defense force may be prolonged for not more than 2 years for militiamen or for a longer period for self-defense members and commanders of militia and self-defense units until they reach the age limits specified in Article 9 of this Law.
3. 3. Chairpersons of commune-level People's Committees and heads of agencies or organizations shall decide to prolong the term of service in the core militia and self-defense force under Clause 2 of this Article.
Article 11. Criteria and selection for recruitment into the core militia and self-defense force
1. Vietnamese citizens who fully satisfy the following criteria may be recruited into the core militia and self-defense force:
a/ Having a clear personal record;
b/ Having properly observed the Party's line and policies and the State's laws:
c/ Being physically fit to serve in militia and self-defense forces.
2. Those who fully meet the criteria specified in Clause 1 of this Article and are capable of operating at sea may be recruited into the marine militia and self-defense force.
3. Recruitment into the core militia and self-defense force is provided as follows:
a/ Ensuring publicity, democracy and equality:
b/ Annually, the military commands of districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district level) shall direct and guide commune-level military commands, military commands of grassroots agencies and units or self-defense units in agencies or organizations without military commands in planning and carrying out the selection and recruitment of qualified citizens into the core militia and self-defense force in accordance with the situation of the geographical area, population and socio-economic conditions and the requirements of defense and security tasks in each locality or establishment;
c/ Chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations shall decide on the lists of core militiamen or self-defense members.
4. Reserve army men not yet enlisted into mobilization reserve units shall be arranged in militia or self-defense units.
5. The Minister of National Defense shall detail this Article.
Article 12. Postponement of. exemption from or termination ahead of time of the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force in peacetime.
1. To postpone the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force in the following cases:
a/ Women who are pregnant or nursing a under-36-month child;
b/ Being physically unfit as concluded by a commune- or higher-level health establishment;
c/ Having the spouse who is an officer, professional army man, non-commissioned officer or a soldier currently serving in the People's Army or People's Public Security Force:
d/ Being the sole breadwinner in a poor household;
e/ Persons who are learning at general school, professional secondary school, vocational intermediate school, college, vocational college, university or academy.
2. To exempt from performing the obligation to join the core militia and self-defense force in the following cases:
a/ Spouses or children of fallen heroes; spouses or children of class-1 war invalids or diseased soldiers; spouses or children of orange agent victims who have lost their working capacity;
b/ Reserve army men already arranged in mobilization reserve units:
c/ Caretakers of those who have lost 81 % or more of their working capacity.
3. If volunteering, those specified at Points c and d. Clause 1. and Point a. Clause 2 of this Article, may be considered and recruited into the core militia and self-defense force.
4. Core militiamen and self-defense members may be allowed to stop their service ahead of time in the following cases:
a/ Because of health decline as concluded by a commune- or higher-level health establishment, they are unable to complete their service in the core militia and self-defense force;
b/ Because of unexpected difficult familial circumstances, they have no condition to complete their service in militia and self-defense forces.
5. Chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations may decide on the postponement of. Exemption from or termination ahead of time of the performance of the obligation to join the core militia and self-defense force.
Article 13. Registration and management of militia and self-defense forces
1. In April every year, chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations shall organize first-time registration for citizens in the eligible age group to join militia and self-defense forces.
2. Commune-level military commands and military commands of grassroots agencies and organizations shall make plans for the registration and management of the mass militia and self-defense force.
3. Before leaving their communes, core militiamen and self-defense members shall report to their direct commanders for management and mobilization when necessary.
4. When changing their places of residence or workplaces for 3 or more months, core militiamen and self-defense members shall report the change to the commune-level military commands of their places of residence or military commands of their grassroots agencies or organizations or the commanders of their self-defense units, in case there is no such military command; when arriving at their new places of residence or workplaces, they shall register themselves with the commune-level People's Committees or their new agencies or organizations for performing the obligation to join militia and self-defense forces.
Article 14. Fulfillment of the obligatory service in the core militia and self-defense force in peacetime
1. Citizens who have fulfilled their obligatory service in the core militia and self-defense force shall be issued certificates of fulfillment of the obligatory service in the core militia and self-defense force by chairpersons of commune-level People's Committees or heads of agencies or organizations.
2. Citizens who have fulfilled their obligatory service in the core militia and self-defense force but are still in the age group specified in Article 9 of this Law shall be transferred to the mass militia and self-defense force or registered themselves as reserve army men in accordance with law.
Article 15. Traditional day of militia and self-defense forces
1. March 28 every year is taken as the traditional day of militia and self-defense forces.
2. The Minister of National Defense shall guide the form and scope of organization of the celebration of the traditional day of militia and
self-defense forces.
3. The People's Committees at all levels and agencies and organizations shall direct and organize the celebration of the traditional day of militia and self-defense forces.
1. To illegally organize, train and use militia and self-defense forces.
2. To dodge service in the core militia and self-defense force: to oppose and obstruct the organization, training and operation of militia and self-defense forces.
3. To impersonate as core militiaman and self-defense member.
4. To abuse the position and powers of militia and self-defense forces to infringe upon the interests of the State or lawful rights and interests of agencies, organizations or individuals.
5. To illegally produce, trade in. stockpile or use weapons, explosive materials, support instruments, technical equipment, uniforms, stars and caps and insignias of militia and self-defense forces.
6. Other illegal acts related to the organization and operation of militia and self-defense forces.