Thông tư 218/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 218/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 14/02/2016 |
Ngày công báo: | 01/02/2016 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 218/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2015.
1. Chính sách thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
- Thông tư số 218 quy định thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định.
- Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải có đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa trước khi xuất bán đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đã được nộp đủ các loại thuế ở khâu NK theo quy định
- Theo Thông tư 218/2015 của Bộ Tài chính, hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân là doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Sử dụng hóa đơn đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
Thông tư số 218/2015/BTC quy định thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải sử dụng hóa đơn theo quy định.
Khi bán hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần thì phải xuất hóa đơn giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Trường hợp khi bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Theo quy định tại Thông tư 218/2015/TT-BTC, ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Khai, nộp thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
- Thương nhân là doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư số 218 năm 2015 thực hiện khai và nộp thuế GTGT theo tháng; tạm nộp thuế TNDN theo quý và hết năm thực hiện quyết toán thuế TNDN theo quy định.
Doanh thu bán hàng hóa được xác định theo tờ khai thuế GTGT tháng.
- Việc khai và nộp thuế theo phương pháp khoán của hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện theo Thông tư 92/2015/TT-BTC và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thông tư 218 có hiệu lực từ ngày 14/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 218/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA TẠI CHỢ BIÊN GIỚI, CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/2015/QĐ-TTG NGÀY 20/10/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động Thương mại biên giới với các nước có chung biên giới;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán; trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Thông tư này hướng dẫn về chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.
1. Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
- Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
- Thương nhân là doanh nghiệp Việt Nam và hộ kinh doanh được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch của nước có chung biên giới, có một trong các giấy tờ có giá trị sử dụng như sau: Giấy Chứng minh thư biên giới, Giấy Thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh của nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
2. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
2. Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải có đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa trước khi xuất bán đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đã được nộp đủ các loại thuế ở khâu nhập khẩu theo quy định, cụ thể:
- Trường hợp hàng hóa mua gom của cư dân biên giới thì thương nhân phải có đủ tài liệu theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính để chứng minh hàng hóa thu mua gom đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định.
- Trường hợp hàng hóa do thương nhân trực tiếp nhập khẩu thì phải có đủ tài liệu theo quy định của Luật hải quan và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hàng hóa mua lại từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác thì phải có hóa đơn do tổ chức, cá nhân bán hàng xuất bán theo quy định của pháp luật về hóa đơn.
3. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân là doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng hiện hành.
1. Thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu phải sử dụng hóa đơn theo quy định. Khi bán hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần thì phải xuất hóa đơn giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa. Trường hợp khi bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với thương nhân là hộ, cá nhân kinh doanh
Hộ, cá nhân kinh doanh tại khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu, trong khu kinh tế cửa khẩu phải lưu giữ đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Hàng tháng, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân phát sinh theo hóa đơn theo tháng (01 lần/tháng). Thời hạn nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn và nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
3. Đối với thương nhân là doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in hoặc hóa đơn mua của cơ quan thuế theo quy định hiện hành, sử dụng hóa đơn điện tử theo lộ trình của cơ quan thuế và phải thực hiện chế độ sổ kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp theo quy định.
- Khi bán hàng hóa phải lập hóa đơn giao cho người mua theo quy định và phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa, phải lưu giữ đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hàng hóa theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
- Doanh nghiệp thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính) theo tháng. Thời hạn nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
1. Thương nhân là doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư này thực hiện khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng; tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và hết năm thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh thu bán hàng hóa được xác định theo tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng.
2. Việc khai và nộp thuế theo phương pháp khoán của hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh thu khoán của năm tính thuế được xây dựng trên cơ sở: mức doanh thu khoán năm trước; mức doanh thu do cá nhân tự khai; cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan; dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá; ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Quá trình quản lý thuế đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra hàng tháng, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo sử dụng hóa đơn (Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) với tình hình sử dụng hóa đơn tại hộ kinh doanh. Trường hợp kiểm tra phát hiện có hành vi bán hàng hóa không xuất hóa đơn giao cho người mua thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế, xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Kiểm tra giá trị hàng hóa xuất bán ghi trên hóa đơn: trường hợp tham khảo cơ sở dữ liệu về giá tham vấn của cơ quan hải quan và quy định của Luật Quản lý thuế có đủ tài liệu xác định giá trị hàng hóa xuất bán ghi trên hóa đơn không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định giá làm căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo hóa đơn.
- Trường hợp kiểm tra phát hiện doanh thu bán hàng hóa nhập khẩu, chủng loại hàng hóa không phù hợp với nguồn gốc hàng hóa, giá trị hàng hóa trên Tờ khai hải quan, hoặc hàng hóa thu gom chưa làm thủ tục hải quan, chưa nộp thuế đối với hàng hóa thu mua gom thì cơ quan thuế cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xử lý truy thu thuế ở khâu nhập khẩu theo quy định.
Trong quá trình quản lý thuế cơ quan thuế thực hiện khai thác dữ liệu của cơ quan hải quan để đối chiếu với doanh thu do thương nhân xuất bán hàng hóa. Nếu qua đối chiếu thấy giá trị hàng hóa nhập khẩu và giá trị hàng hóa bán ra có dấu hiệu bất hợp lý (giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn doanh thu bán hàng hóa, hoặc doanh thu bán hàng hóa lớn nhưng giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp) thì cơ quan thuế phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra kho hàng để xác định hàng hóa tồn kho đồng thời làm căn cứ để xác định điều chỉnh doanh thu khoán của hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế và xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Các nội dung khác về quản lý hóa đơn, quản lý thu thuế đối với thương nhân có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu không được hướng dẫn tại Thông tư này vẫn được thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 218/2015/TT-BTC |
Hanoi, December 31, 2015 |
GUIDING POLICIES AND TAX ADMINISTRATION FOR TRADERS THAT PURCHASE, SELL OR EXCHANGE GOODS IN BORDER MARKETS, BORDER-GATE MARKETS OR MARKETS IN BORDER- GATE ECONOMIC ZONES UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 52/2015/QD-TTG OF OCTOBER 20, 2015[1]
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH10 on Tax Administration; November 20, 2012 Law No. 21/2012/QH13 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Tax Administration; and November 26, 2014 Law No. 71/2014/QH13 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Laws on Taxes;
Pursuant to the Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010, and Decree No. 04/2014/ND-CP of January 17, 2014, providing goods sale and service provision invoices;
Pursuant to June 14, 2005 Commercial Law No. 36/2005/QH11; Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP of February 12, 2015, detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Laws on Taxes and amending and supplementing a number of articles of the decrees on taxes;
Pursuant to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods sale and purchase and goods sale, purchase, processing and transit activities with foreign countries;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 52/2015/QD-TTg of October 20, 2015, on management of border trade with neighboring countries;
Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP of December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the proposal of the General Director of Taxation,
The Minister of Finance promulgates the Circular guiding policies and tax administration for traders that purchase, sell or exchange goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides policies and tax administration for traders that purchase, sell or exchange goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones.
Article 2. Subjects of application
1. Traders that purchase, sale or exchange goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones specified in Article 18 of the Prime Minister’s Decision No. 52/2015/QD-TTg of October 20, 2015, include:
- Traders that are business individuals bearing Vietnamese citizenship and having registered for permanent residence in border areas.
- Traders that are Vietnamese enterprises and business households established and registered in accordance with the law on business registration.
- Traders that are business individuals bearing the citizenship of a neighboring country, possessing any of the following valid papers: border identity card, border laissez passer, passport or another entry and exit paper issued in accordance with the law of the neighboring country, and having been granted a business registration certificate by a Vietnamese competent agency according to regulations.
- Traders that are enterprises or business households of a neighboring country that possess a business registration certificate granted in accordance with the law of the neighboring country.
2. Tax agencies, customs offices and related agencies, organizations and individuals.
POLICIES, USE OF INVOICES AND TAX ADMINISTRATION FOR TRADERS THAT PURCHASE, SELL AND EXCHANGE GOODS IN BORDER MARKETS, BORDER-GATE MARKETS OR MARKETS IN BORDER-GATE ECONOMIC ZONES
Article 3. Tax policies for business organizations and individuals
1. A trader that purchases, sells or exchanges goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones shall pay value-added tax, enterprise income tax, personal income tax and other taxes, charges and fees in accordance with the current tax laws.
2. A trader that purchases, sells or exchanges goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones must have sufficient documents proving the origin of his/her/its goods before selling them, ensuring that taxes have been fully paid for such imported goods at the stage of importation under regulations, specifically:
- For goods re-purchased from border inhabitants, the trader must have sufficient documents prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 52/2015/QD-TTg of October 20, 2015, and the Ministry of Finance’s guidance to prove that such goods have gone through customs procedures with taxes and other obligations fully paid and fulfilled according to regulations.
- For goods directly imported by the trader, documents prescribed in the customs law and the Ministry of Finance’s guidance are required.
- For goods purchased from other business organizations or individuals, invoices issued by goods sellers under regulations on invoices are required.
3. Goods exported in the form of cross-border purchase and sale of goods by a trader being an enterprise shall be eligible for value-added tax refund if satisfying conditions prescribed in the current value-added tax law.
1. A trader that purchases, sells or exchanges goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones shall use invoices under regulations. When selling goods of a value of VND 200,000 or more each time, the trader shall issue an invoice to the buyer and take responsibility for goods origin. In case the buyer refuses to receive the invoice or provide his/her name, address and tax identification number (in any), the trader shall still make out the invoice and write “the buyer refuses to receive the invoice” or “the buyer fails to provide his/her name, address and tax identification number”.
The date of making out a sale invoice is the time of transferring the right to own or use the goods to the buyer, regardless of whether payment has been made or not.
2. For traders being business households or individuals
A household or an individual doing business in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones shall fully keep documents proving the origin of its/his/her goods according to Clause 2, Article 3 of this Circular.
Every month, the business household or individual shall declare its/his/her invoice-based turnover in the report on use of invoices made according to form No. 01/BC-SDHD-CNKD promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 92/2015/TT-BTC of June 15, 2015, and pay value-add tax and personal income tax arising according to these invoices on a monthly basis (once a month). The deadline for submission of a report on use of invoices and tax payment is the 20th of the following month.
3. For a trader being an enterprise
- The enterprise may use invoices printed on order, invoices purchased from tax agencies under current regulation or e-invoices according to the roadmap set by tax agencies and shall comply with the accounting book regime applicable to enterprises under regulations.
- When selling goods, the enterprise shall make out and hand over invoices to buyers according to regulations, take responsibility for goods origin and fully keep documents proving goods origin according to Clause 2, Article 3 of this Circular.
- Every month, the enterprise shall submit a report on use of invoices made according to form No. 3.9 provided in Appendix 3 to the Ministry of Finance’s Circular No. 39/2014/TT-BTC of March 31, 2014, not later than the 20th of the following month.
Article 5. Tax declaration and payment
1. A trader being an enterprise governed by this Circular shall declare and pay value-added tax on a monthly basis; pay temporarily calculated enterprise income tax on a quarterly basis; and make year-end enterprise income tax finalization in accordance with the Law on Tax Administration and the Ministry of Finance’s guiding documents.
Turnover from goods sale shall be determined according to monthly value-added tax declarations.
2. Tax declaration and payment by the presumption method of business households and individuals must comply with the Ministry of Finance’s Circular No. 92/2015/TT-BTC of June 15, 2015, and guiding documents.
An individual’s presumptive turnover in a tax year shall be assessed on the basis of the previous year’s presumptive turnover; turnover declared by the individual; tax agencies’ databases; customs offices’ databases; forecasts of economic growth and price indexes; and opinions of tax advisory councils of communes, wards or townships.
Tax agencies shall conduct tax administration of traders that purchase, sell and exchange goods in border markets, border-gate markets and markets in border-gate economic zones through monthly inspections, focusing on:
- Examining and comparing reports on use of invoices (made according to form No. 01/BC-SDHD-CNKD promulgated together with the Ministry of Finance’s Circular No. 92/2015/TT-BTC of June 15, 2015) with the situation of use of invoices at business households. If detecting acts of selling goods without making out invoices, tax agencies shall retrospectively collect taxes and sanction acts of tax evasion in accordance with the law on tax administration.
- Examining the value of sold goods stated in invoices. If, after referring to customs offices’ databases on reference prices and regulations of the Law on Tax Administration, tax agencies have sufficient documents to determine that the value of sold goods stated in an invoice is unconformable with the market price, they shall assess a price for use as a basis for determining value-added tax, personal income tax and enterprise income tax amounts payable according to invoices.
- If detecting that turnover from sale of imported goods or goods categories is/are unconformable with goods origin and value stated in customs declarations, or re-purchased goods have not yet gone through customs procedures or taxes have not yet been paid, tax agencies shall provide information to customs offices for the latter to retrospectively collect taxes at the stage of importation according to regulations.
Article 7. Principles of coordination between tax agencies and customs offices
Tax agencies shall, in the course of tax administration, exploit customs offices’ databases for comparison with traders’ turnovers from goods sale. If detecting any unreasonable signs in the value of imported goods and sold goods (value of imported goods is higher than turnover from goods sale or turnover from goods sale is large while the value of imported goods is low), tax agencies shall coordinate with other functional agencies in inspecting traders’ warehouses in order to determine inventories, adjust presumptive turnover of business households and individuals under regulations on taxes and handle the case according to relevant regulations.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
2. Other contents on invoice management and tax collection management for traders that purchase, sell or exchange goods in border markets, border-gate markets or markets in border-gate economic zones not guided in this Circular shall still comply with currently effective legal documents.
Article 9. Implementation responsibility
1. Provincial-level People’s Committees shall direct functional agencies to comply with the Prime Minister’s Decision No. 52/2015/QD- TTg and the Ministry of Finance’s guidance.
2. Tax agencies at all levels shall disseminate and guide organizations and individuals to comply with this Circular.
3. Organizations and individuals governed by this Circular shall comply with the guidance in this Circular.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for settlement.-
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
[1] Công Báo Nos 143-144 (01/2/2016)
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực