Chương IV Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Cho thuê lại lao động
Số hiệu: | 20/2023/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 30/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 30/05/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy chuẩn về thu gom và xử lý các chất được kiểm soát từ 30/05/2024
Ngày 30/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 20/2023/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát.
Thu gom các chất được kiểm soát từ 30/05/2024
Theo đó, việc thu gom các chất được kiểm soát từ 30/05/2024 phải đảm bảo:
(1) Thu gom các chất được kiểm soát phải tuân thủ các biện pháp bảo đảm an toàn và các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
(2) Thiết bị chuyên dụng để thu gom các chất được kiểm soát phải được kiểm định, hiệu chuẩn trước khi sử dụng theo quy định của pháp luật về đo lường, bao gồm:
- Máy thu hồi là thiết bị có khả năng thu hồi các chất được kiểm soát với độ chân không nhỏ hơn 10 kPa và không cần sự hỗ trợ của các thiết bị khác có trong hệ thống lạnh và điều hòa không khí.
- Bình chứa thu hồi là bình chịu áp lực chuyên dùng để chứa các chất được kiểm soát, bình chứa thu hồi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Mã hóa màu sắc theo Hướng dẫn K năm 2015 của Viện Lạnh, điều hòa không khí và sưởi ấm (sau đây gọi tắt là AHRI) về Bình chứa thu hồi các môi chất lạnh Fluorocarbon không có tính cháy;
+ Áp suất của bình chứa thu hồi không được vượt quá áp suất cho phép theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
+ Các van áp lực, đệm kín của bình chứa thu hồi được kiểm tra định kỳ theo quy định.
- Cân định lượng để xác định khối lượng các chất được kiểm soát có trong bình chứa thu hồi.
- Bơm chân không để loại bỏ hoàn toàn khí không ngưng trong bình chứa thu hồi tới áp suất chân không nhỏ hơn 10 kPa.
- Thiết bị kiểm tra rò rỉ để xác định độ rò rỉ chất được kiểm soát, được hiệu chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với Tiêu chuẩn ISO 20486:2018 về Thử nghiệm không phá hủy, thử nghiệm rò rỉ, hiệu chuẩn rò rỉ tham chiếu cho khí hoặc tiêu chuẩn tương đương.
- Đồng hồ đo áp suất để xác định áp suất làm việc của hệ thống.
- Các dụng cụ, thiết bị an toàn khác: Thiết bị đo nhiệt độ để xác định nhiệt độ chất được kiểm soát; Đồng hồ đo điện để xác định các thông số về điện đang làm việc.
(3) Yêu cầu về thu gom các chất được kiểm soát:
- Chuẩn bị các thiết bị chuyên dụng cần thiết quy định tại mục 2.1.2 Quy chuẩn này trước khi thực hiện thu gom các chất được kiểm soát.
- Sử dụng bơm chân không để loại bỏ hoàn toàn khí không ngưng trong bình chứa thu hồi trong trường hợp bình chứa thu hồi mới chưa sử dụng.
- Thu gom các chất được kiểm soát riêng biệt theo từng loại vào mỗi bình chứa thu hồi bằng máy thu hồi.
- Chất được kiểm soát được nạp vào bình chứa thu hồi không quá 80% khối lượng (đơn vị tính là kg) hoặc 70% thể tích của bình chứa thu hồi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng cân định lượng để xác định khối lượng của bình chứa thu hồi. Khối lượng chất được thu gom tùy thuộc theo loại và áp suất làm việc của chất được kiểm soát.
- Sử dụng thiết bị kiểm tra rò rỉ trong suốt quá trình thực hiện thu gom chất được kiểm soát.
- Ghi nhãn bình chứa thu hồi với thông tin tối thiểu như sau: số hiệu môi chất lạnh, mối nguy hiểm và cảnh báo (nếu có).
- Đặt các bình chứa thu hồi đã thu gom các chất được kiểm soát theo phương thẳng đứng.
- Thực hiện ghi chép sổ nhật ký với thông tin tối thiểu như sau: họ và tên kỹ thuật viên, thời gian và địa điểm thực hiện; số hiệu môi chất lạnh; khối lượng hoặc thể tích của chất được kiểm soát; số hiệu thiết bị, sản phẩm có chứa chất được kiểm soát.
Xử lý các chất được kiểm soát từ 30/05/2024
Việc xử lý các chất được kiểm soát từ 30/05/2024 phải đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Xử lý các chất được kiểm soát phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
(2) Yêu cầu về công nghệ xử lý các chất được kiểm soát:
- Bảo đảm tuân thủ yêu cầu về công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, khí hậu.
Thông tư 20/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ 30/05/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.
Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ và tuân thủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cho thuê lại được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng nhận ký quỹ và phù hợp quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp cho thuê lại hoàn thành thủ tục ký quỹ. Trường hợp thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; số tài khoản ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi văn bản đề nghị và các tài liệu chứng minh việc thay đổi thông tin tới ngân hàng nhận ký quỹ để thay đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động.
1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, quản lý tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật về ký quỹ.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện cho doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ, trích tiền ký quỹ và yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại nộp bổ sung tiền ký quỹ theo đúng quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
3. Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt trụ sở chính đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
d) Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
đ) Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.
2. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, gồm: lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách, số lượng người lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại trong trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 02/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp cho thuê lại nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác thực hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại và việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ và phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp cho thuê lại và ngân hàng nhận ký quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời doanh nghiệp cho thuê lại trong đó nêu rõ lý do không đồng ý;
d) Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê lại nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;
đ) Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.
Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
1. Khi hết 60 ngày kể từ ngày đến hạn mà doanh nghiệp chưa thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại sau khi trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan tổ chức liên quan khác. Sau 10 ngày kể từ ngày Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu mà doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện thanh toán, không có văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ để thanh toán chế độ cho người lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại báo cáo về số lượng, danh sách người lao động cho thuê lại, số tiền chưa thanh toán, bồi thường các chế độ, quyền lợi của từng người lao động thuê lại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp cho thuê lại phải hoàn thành việc báo cáo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại để thanh toán chế độ cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại. Quyết định trích tiền ký quỹ theo Mẫu số 03/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại và trực tiếp chi trả cho người lao động thuê lại theo danh sách kèm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê được thanh toán theo thứ tự ưu tiên: tiền lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giám sát việc thực hiện thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại theo quy định tại khoản 1 Điều này và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày rút tiền ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 và Điều 19 Nghị định này, doanh nghiệp cho thuê lại phải nộp bổ sung tiền ký quỹ bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà doanh nghiệp cho thuê lại không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định này.
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
4. Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định này là một trong các loại văn bản sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
5. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
2. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
5. Không cấp giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động;
c) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do tại các điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Nghị định này trong 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
d) Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.
4. Đối với doanh nghiệp cho thuê lại không bảo đảm quy định theo khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép như sau:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép hoặc giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
c) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp giấy phép bị mất;
đ) Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp lại giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới cấp theo quy định của pháp luật; giấy phép đã được cấp bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây;
b) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới để đề nghị cấp giấy phép. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ khi hồ sơ có đủ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và xác nhận về các điều kiện không bị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp cho thuê lại;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê lại đã được cấp giấy phép có ý kiến về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cho thuê lại trong thời gian hoạt động tại địa bàn, trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới và gửi kèm bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp cho thuê lại.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép theo khoản 1 Điều 28 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê lại đã được cấp giấy phép có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép và thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới;
đ) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê lại đã được cấp giấy phép, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho doanh nghiệp cho thuê lại.
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 28 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không cấp giấy phép đối với doanh nghiệp cho thuê lại;
e) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
1. Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với trường hợp giấy phép bị mất;
c) Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại giải quyết chế độ cho người lao động theo Điều 29 Nghị định này và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 08/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện doanh nghiệp cho thuê lại thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Doanh nghiệp cho thuê lại không được cấp giấy phép trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
1. Niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại. Trường hợp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đó để theo dõi, quản lý.
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
3. Kịp thời báo cáo những trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Lao động và Chương này.Bổ sung
1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại và các quy định liên quan đến tài khoản này.
2. Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình thực hiện ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại theo Mẫu số 11/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ngày 15 của tháng đầu quý sau.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Chương này.
1. Tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn.
3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm về tình hình ký quỹ, cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 7 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau.
4. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Chương này.
1. Gửi thông báo về việc cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép để theo dõi, quản lý. Đồng thời gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép trước đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
2. Công bố doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Chương này.
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật lao động về cho thuê lại lao động.
2. Tổng hợp, công khai doanh nghiệp được cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Chương này.
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhận ký quỹ về việc nộp, quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định của pháp luật.
Chapter IV
LABOR DISPATCH
Article 12. Dispatching agencies
A dispatching agency means an enterprise that is established in accordance with the Law on Enterprises and is licensed to provide labor dispatch services; hires and enters into employment contracts with employees then dispatch them to work for other employers while still maintaining their labor relation with the enterprise with which their employment contracts are concluded (the dispatching agency)
Article 13. Client enterprises
Client enterprises are enterprises, organizations, cooperatives, households and individuals that have full legal capacity and hire dispatched employees to do the jobs on the list of the dispatching agencies for a specific period of time.
Article 14. Dispatched employees
Dispatched employees are workers who have full legal capacity and are hired by dispatching agencies under employment contracts and dispatched to work for the client enterprises.
Section 2. DISPATCHING AGENCIES’ DEPOSITS
Article 15. Payment and use of deposits
1. Enterprises shall pay the deposits specified in Clause 2 Article 21 of this Decree at Vietnamese commercial banks or foreign bank branches (FBB) that are established and operating in accordance with Vietnam’s law (hereinafter referred to as “receiving banks").
2. The deposits shall be used for payment of salaries, social insurance, health insurance, unemployment insurance, occupational accident and disease insurance premiums and provision of other benefits for dispatched employees in accordance with the employment contracts, collective bargaining agreements, rules and regulations of the dispatching agencies; payment of compensation to the dispatched employees in case the dispatching agency violates the employment contracts or causes damage to the dispatched employees due to failure to protect lawful rights and interests of the dispatched employees.
Article 16. Payment of deposits
1. The dispatching agency shall pay deposits will receive an interest on these deposits in accordance with regulations of the receiving bank and law.
2. The receiving bank shall issue a certificate of deposit payment (Form No. 01/PLIII in Appendix III hereof) after the dispatching agency completes the depositing procedures. In case any of the information on the certificate is changed (name, headquarters address, deposit account number), the dispatching agency shall send a written request and supporting documents to the bank.
Article 17. Management of deposits
1. The receiving bank shall freeze the deposit paid by the dispatching agency and manage the deposits in accordance with depositing laws.
2. The receiving bank shall decide whether to allow the dispatching agency withdraw or extract the deposit and request the dispatching agency to pay additional deposit in accordance with Article 18, Article 19 and Article 20 of this Decree.
3. The receiving bank must not allow the dispatching agency to withdraw the deposit without a written permission of the President of the People’s Committee of the province.
Article 18. Withdrawal of deposits
1. The President of the People’s Committee of the province where the dispatching agency is headquartered will permit the dispatching agency in the following cases:
a) The dispatching agency is facing difficulties and is not financially capable of paying salaries, social insurance, health insurance, unemployment insurance, occupational accident and disease insurance premiums and provide other benefits for the dispatched employees under their employment contracts, collective bargaining agreement, rules and regulations of the dispatching agency after 30 days from the payment deadline as prescribed by law;
b) The dispatching agency is facing difficulties and is not financially capable of paying compensation for breaching the employment contracts with the dispatched employees or for the damage to the dispatched employees due to the dispatching agency’s failure to ensure lawful rights and interests of the dispatched employees after 60 days from the deadline for paying compensation as prescribed by law;
c) The dispatching agency is not licensed;
d) The dispatching agency has its licensed revoked or cannot have its license renewed or reissued;
dd) The dispatching agency has paid deposit at another Vietnamese commercial bank or FBB.
2. An application for permission of the President of the People’s Committee of the province for deposit withdrawal consists of:
a) A written request for permission for deposit withdrawal;
b) The plan for use of the withdrawn deposit: reasons for withdrawal, list of employees, amount, time and method of payment in the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article;
c) A report and documents proving fulfillment of obligations to dispatched employees in the cases specified in Point d Clause 1 of this Article;
d) The certificate of deposit payment in the cases specified in Point dd Clause 1 of this Article.
3. An application for withdrawal of deposit submitted to the receiving bank consists of:
a) A written request for deposit withdrawal as prescribed in Point a Clause 2 of this Article;
b) The written permission of the President of the People’s Committee of the province (Form No. 02/PLIII in Appendix III hereof);
c) Deposit withdrawal documents required by the receiving bank (if any).
4. Deposit withdrawal procedures:
a) The dispatching agency shall submit 01 application prescribed in Clause 2 of this Article to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where it is headquartered;
b) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive the application, issue a receipt note specifying the date of receipt; verify the application within 05 working days from the day on which adequate documents are received and submit it to the President of the People’s Committee of the province for decision;
c) Within 05 working days from the receipt of the application from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall decide whether to issue the permission for deposit withdrawal and send it to the dispatching agency and the receiving bank. If the application is rejected, the President of the People’s Committee of the province shall send a written response to the dispatching agency specifying the reasons for rejecting;
d) After the written permission is issued by the President of the People’s Committee of the province, the dispatching agency shall submit the application specified in Clause 3 of this Article to the receiving bank;
dd) If the application is satisfactory, the receiving bank shall allow the dispatching agency to withdraw the deposit within 01 working day from the day on which the application is received.
In the cases of deposit withdrawal specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article, the amounts and compensations to the dispatched employees shall be directly paid by the receiving bank under the plan approved by the President of the People’s Committee of the province after deducting banking fees.
Article 19. Extraction of deposits in case a dispatching agency fails to fulfill its obligations to the dispatched employees
1. In case the dispatching agency fails to pay and provide benefits for the dispatched employees according to Clause 2 Article 15 of this Decree upon the expiration of the 60-day time limit, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for payment and provision of benefits for the dispatched employees after consulting with the social insurance authority and relevant organizations. If the dispatching agency does not make payment or submits an application for withdrawal of the deposit for making payment within 10 days from the day on which the request is sent by the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the President of the People’s Committee of the province to grant permission for extracting the dispatching agency’s deposit to pay and provide benefits for the dispatched employees following the procedures below:
a) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the dispatching agency to submit a report including the list of dispatched employees, unpaid amounts, compensations and benefits of each employee. The dispatching agency shall submit the report within 05 working days from the receipt of the request. Within 03 working days from the receipt of the request from the dispatching agency, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the President of the People’s Committee of the province to consider permitting the extraction of the dispatching agency’s deposit;
b) Within 05 working days from the receipt of the request from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider issue a decision on extracting the dispatching agency’s deposit (Form No. 03/PLIII in Appendix III hereof);
c) Within 07 working days from the receipt of the decision from the President of the People’s Committee of the province, the receiving bank shall extract the dispatching agency’s deposit and make payments to the dispatched employees on the list enclosed with the decision after deducting banking fees. Payments shall be made in the following order of priority: salaries, social insurance, health insurance, unemployment insurance; occupational accident and disease insurance; other benefits for the dispatched employees under the employment contracts, collective bargaining agreement, rules and regulations of the dispatching agency.
2. The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall supervise the process of making payment and compensation to the dispatched employees in accordance with Clause 1 of this Article and submit a report to the People’s Committee of the province.
Article 20. Payment of additional deposits
1. Within 30 days from the day on which the deposit is withdrawn for making the payments prescribed in Point a and Point b Clause 1 Article 18 and Article 19 of this Decree, the enterprise shall pay additional deposits to conform to Clause 2 Article 21 of this Decree.
2. If the dispatching agency fails to pay the additional deposit within 30 days from the expiration of the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, the receiving bank shall send a written notice to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and the President of the People’s Committee of the province where the dispatching agency is headquartered. Within 15 days from the receipt of such notice, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall propose revocation of the dispatching agency’s license to the President of the People’s Committee of the province in accordance with Clause 4 Article 28 of this Decree.
Section 3. CONDITIONS, AUTHORITY, PROCEDURES FOR ISSUANCE, RENEWAL, REISSUANCE, REVOCATION OF LABOR DISPATCH LICENSES AND LIST OF WORKS PERMITTED FOR LABOR DISPATCH
Article 21. Licensing conditions
1. The legal representative of the dispatching agency shall:
a) be an enterprise executive as prescribed by the Law on Enterprises;
b) not have any criminal conviction;
c) have at least 03 years (36 months) of working in labor dispatch or labor supply in the last 05 years before the application for licensing is submitted.
2. The enterprise has paid a deposit of 2.000.000.000 VND (2 billion Vietnam dongs).
Article 22. Authority for issuing, renewing, reissuing and revoking the labor dispatch license
The President of the People’s Committee of the province where the dispatching agency is headquartered has the authority to issue, renew, reissue and revoke its license.
Article 23. Labor dispatch license
1. The labor dispatch license shall be printed on an A4 paper (21 cm x 29,7 cm). The front side of the license has blue pattern on a white background with the national symbol watermark and black border. The back side also has the national emblem and the text GIẤY PHÉP HOẠT DỘNG CHO THUÊ LẠI LAO DỘNG” (“LABOR DISPATCH LICENSE”) on a blue background.
2. The content of the labor dispatch license shall comply with Form No 04/PLIII in Appendix III hereof.
3. License duration:
a) A license shall be valid for up to 60 months;
b) A license may be renewed multiple times, each renewal must not exceed 60 months;
c) The expiration date of a reissued license is the same as that on the previously issued license.
Article 24. Application for licensing
1. The application form No. 05/PLIII in Appendix III hereof.
2. The résumé of the dispatching agency’s legal representative according to Form No. 07/PLIII in Appendix III hereof.
3. The judicial record form No. 1 of the legal representative. If the legal representative is a foreigner, use the judicial record of his/her home country.
The documents prescribed in this Clause must be issued within 06 months before the application is submitted. Documents in foreign languages must be translated into Vietnam, authenticated and consularly legalized as prescribed by law.
4. Documents proving the legal representative’s period of working in labor dispatch or labor supply prescribed in Point c Clause 1 Article 21 of this Decree. To be specific:
a) An authenticated copy of the employment contract or decision on employment and designation of the enterprise’s legal representative;
b) An authenticated copy of the decision on designation or election of the legal representative as the case may be or copy of the Certificate of Enterprise Registration.
The documents prescribed in Point a and Point b of this Clause must be translated into Vietnam, authenticated and consularly legalized as prescribed by law if they are written in foreign languages.
5. The certificate of deposit payment (Form No. 01/PLIII in Appendix III hereof).
Article 25. Licensing procedures
1. a) The applicant shall submit 01 application prescribed in Article 24 of this Decree to Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where it is headquartered.
2. After making sure the application contains adequate documents as prescribed in Article 24 of this Decree, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a receipt note specifying the date of receipt.
3. Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall examine the application and propose issuance of the license to the President of the People’s Committee of the province.
In case the application is not satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for supplementation of the application to the applicant.
4. Within 07 working days from the receipt of the proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider issuing the license; in case the application is rejected, provide a written response and explanation.
5. The application will be rejected in the following cases:
a) The conditions specified in Article 21 of this Decree are not fully satisfied;
b) A fake license is used for labor dispatch operation;
c) The legal representative used to be the legal representative of an enterprise whose license was revoked because of the reasons specified in Points d, dd, e Clause 1 Article 28 of this Decree over the last 05 years before the application is submitted;
d) The legal representative used to be the legal representative of an enterprise that used a fake license.
1. A dispatching agency may have its license renewed if:
a) The conditions specified in Article 21 of this Decree are fully satisfied;
b) The license does not have to be revoked in any of the cases specified in Article 28 of this Decree;
c) Reports are submitted in accordance with regulations of this Decree;
d) The application for license renewal is sent to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs at least 60 days before its expiration date.
2. An application for license renewal consists of:
a) The application form No. 05/PLIII in Appendix III hereof;
b) The documents prescribed in Clause 5 Article 24 of this Decree;
c) The documents prescribed in Clauses 2, 3 and 4 Article 24 of this Decree in case the legal representative is also changed.
3. License renewal procedures
a) The dispatching agency (license holder) shall submit the application prescribed in Clause 2 of this Article to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where it is headquartered. After making sure that the application contains adequate documents, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a note of receipt specifying the date of receipt;
b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall propose renewal of the license to the President of the People’s Committee of the same province. In case the application is not satisfactory, within 7 working days from the day on which the application is received, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for supplementation of the application to the license holder.
c) Within 07 working days from the receipt of the proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider renewing the license; in case the application is rejected, provide a written response and explanation.
4. In case the dispatching agency fails to fully satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article or in any of the cases specified in Clause 5 Article 25 of this Decree, the President of the People’s Committee of the province shall send a written response to the dispatching agency and provide explanation for rejection.
Article 27. License reissuance
1. A dispatching agency shall apply for reissuance of the license by the President of the People’s Committee of the province in the following cases:
a) Any of the following information on the license is changed: the dispatching agency’s name, headquarters address (but still in the same province), the legal representative;
b) The license is lost;
c) The license is so damaged the information thereon is no longer sufficient;
d) The headquarters are moved to another province.
2. An application for reissuance of the license consists of:
a) The application form No. 05/PLIII in Appendix III hereof;
b) Copy of the Certificate of Enterprise Registration in case the enterprise’s name is changed or the headquarters are relocated within the same province or the license is damaged;
c) The documents prescribed in Clauses 2, 3 and 4 Article 24 of this Decree in case the legal representative is changed.
d) The documents prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 24 of this Decree in case the license is lost;
dd) The previously issued license in the cases specified in Point a, Point c Clause 1 of this Article.
3. Procedures for reissuance of the license in the cases specified in Points a, b and c Clause 1 of this Article:
a) The dispatching agency (license holder) shall submit the application prescribed in Clause 2 of this Article to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where it is headquartered. After making sure that the application contains adequate documents, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a receipt note specifying the date of receipt;
b) Within 15 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall propose reissuance of the license to the President of the People’s Committee of the same province. In case the application is not satisfactory, within 07 working days from the day on which the application is received, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for supplementation of the application to the license holder.
c) Within 07 working days from the receipt of the proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider reissuing the license; in case the application is rejected, provide a written response and explanation.
4. Procedures for reissuance of the license in the cases specified in Point d Clause 1 of this Article:
a) The application shall consist of: the application form No. 05/PLIII in Appendix III hereof; copy of the Certificate of Enterprise Registration issued by the business registration authority of the province to which the headquarters are relocated (hereinafter referred to as “new location”); the license issued by the President of the People’s Committee of the province from which the headquarters are relocated (hereinafter referred to as “old location”);
b) The license holder shall submit the application prescribed in Point a of this Clause to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location. After making sure that the application contains adequate documents, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a receipt note specifying the date of receipt;
c) Within 10 working days, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location shall send a written requests to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the license was originally issued (old location) for provision of copies of the application for issuance of the license and confirmation that the license is not revoked;
d) Within 07 working days from the receipt of the documents send by the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the old location shall provide information about the operation of the license holder in the latter’s province and copies of the application for issuance of the license as requested.
In case the license has to be revoked as prescribed in Clause 1 Article 28 of this Decree, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the old location shall request the President of the People’s Committee of the province to revoke the license and send a notice to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location;
dd) Within 06 working days from the day on which the notice is received, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of new location shall propose the reissuance of the license to the President of the People’s Committee of the same province.
In case the license is revoked by the President of the People’s Committee of the old location as prescribed in Point a Clause 1 Article 28 of this Decree, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location shall request the license holder to complete the application and propose issuance of the license to the President of the People’s Committee of the same province.
In case the license is revoked by the President of the People’s Committee of the old location as prescribed in Points c, d, dd and e Clause 1 Article 28 of this Decree, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs propose rejection of the application to the President of the People’s Committee of the same province;
e) Within 04 working days from the receipt of the proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location, the President of the People’s Committee of the province shall decide whether to issue the license; in case the application is rejected, provide a written response and explanation.
Article 28. Revocation of the license
1. A dispatching agency will have its license revoked in the following cases:
a) It wishes to terminate the labor dispatch operation;
b) It is dissolved or declared bankrupt by the court;
c) Any of the conditions specified in Article 21 of this Decree is not satisfied;
d) It allows another organization or individual to use its license;
dd) It dispatches employees to do the works that are not on the list of works permitted for labor dispatch in Appendix II hereof;
e) It forges documents in the application for issuance, renewal or reissuance of the license; falsifies the license; uses a fake license.
2. An application for license revocation in the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article consists of:
a) The application form No. 06/PLIII in Appendix III hereof;
b) The issued license or a document assuming legal responsibility in case the license is lost;
c) The report on labor dispatch operation (Form No. 09/PLIII in Appendix III hereof);
d) Copies of the labor dispatch contracts that are still effective when the license is revoked.
3. Procedures for license revocation in the cases specified in Point a and Point b Clause 1 of this Article:
a) The license holder shall submit the application prescribed in Clause 2 of this Article to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where it is headquartered;
b) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive the application, issue a receipt note specifying the date of receipt. Within 10 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall review the effective labor dispatch contracts and request the license holder to provide benefits for the employees in accordance with Article 29 of this Decree, and propose revocation of the license to the President of the People’s Committee of the same province;
c) Within 07 working days from the receipt of the proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall issue a decision on revocation of the license (Form No. 08/PLIII in Appendix III hereof).
4. Procedures for license revocation in the cases specified in Points c, d, dd and e Clause 1 of this Article:
a) Upon discovery of the events mentioned in Point c, d, dd or e Clause 1 of this Article, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the license holder is headquartered shall carry out inspection, collect evidence and propose revocation of the license to the President of the People’s Committee of the same province;
b) Within 07 working days from the receipt of proposal from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee shall issue a decision on revocation of the license;
c) Within 03 working days from the receipt of the revocation decision, the license holder shall submit the license to the People’s Committee of the province.
5. The license shall not be reissued for 05 years from the day on which it is revoked due to violations against regulations of Points c, d, dd and e Clause 1 of this Article.
Article 29. Responsibilities of the dispatching agency when its license is revoked or its application for renewal or reissuance of the license is rejected
Within 15 working days from the receipt of the document of the President of the People’s Committee of the province about rejection of the application for renewal or reissuance of the license or revocation of the license, the dispatching agency shall finalize all ongoing labor dispatch contracts, settle the lawful rights and interests of the dispatched employees and the client enterprises in accordance with labor laws; announce its shutdown on at least one licensed online newspapers for 07 days.
Article 30. List of works permitted for labor dispatch
The list of works permitted for labor dispatch is provided in Appendix II hereof.
Section 4. LABOR DISPATCH-RELATED RESPONSIBILITIES
Article 31. Responsibilities of dispatching agencies
1. Publicly post the original license at the headquarters and authenticated copies of the license at its branches and representative offices (if any). In case of relocation to another province, send an authenticated copy of the license to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location for monitoring.
2. Submit labor dispatch reports (Form No. 09/PLIII in Appendix III hereof) every 06 months (by June 20 and December 20) to the President of the People’s Committee and Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the dispatching agency is headquartered (and Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the new location in case of relocation to another province).
3. Promptly report the labor dispatch-related incidents to local authorities or at the request of labor authorities.
4. Fulfill all responsibilities of a dispatching agency prescribed in Article 56 of the Labor Code and this Chapter.
Article 32. Responsibilities of receiving banks
1. Comply with regulations on opening deposit accounts, deposit payment, use of deposits paid by dispatching agencies and other regulations relevant to these accounts.
2. Submit quarterly reports on deposit payment by dispatching agencies (Form No. 11/PLIII in Appendix III hereof) to provincial branches of State Bank of Vietnam, Presidents of the People’s Committee and Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs of the provinces where they are headquartered by the 15th of the first month of the succeeding quarter.
3. Fulfill all responsibilities of a receiving bank prescribed in this Chapter.
Article 33. Responsibilities of Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Disseminate regulations of law on employment and labor dispatch among employers, employees and relevant organizations in their provinces.
2. Provide guidance; carry out inspection and supervision of implementation of labor dispatch laws in their provinces.
3. Submit biannual reports by July 20 and January 20 on deposit payment and issuance of labor dispatch licenses in their provinces (Form No. 10/PLIII in Appendix III hereof) to the President of the People’s Committee of the same province and the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
4. Fulfill all responsibilities of Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs prescribed in this Chapter.
Article 34. Responsibilities of Presidents of the People’s Committees of provinces
1. Send a notice to the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs and within 05 working days from the day on which a labor dispatch license is issued, renewed, reissued or revoked. In case a dispatching agency is relocated another province, the same notice shall be sent to the President of the People’s Committee of the province where its license was originally issued.
2. Publish information about issuance, reissuance, renewal and revocation labor dispatch licenses on the websites of the People’s Committees of provinces.
3. Fulfill all responsibilities of Presidents of the People’s Committees of provinces prescribed in this Chapter.
Article 35. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs
1. Disseminate, provide guidance on and inspect the implementation of labor dispatch laws.
2. Publish information about issuance, reissuance, renewal and revocation labor dispatch licenses on the website of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
3. Fulfill all responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs prescribed in this Chapter.
Article 36. Responsibilities of State Bank of Vietnam
Carry out inspection; supervise banks receiving and managing deposits of dispatching agencies as prescribed by law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Điều 47. Hội nghị người lao động
Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
Noi dung cap nhat ...