Chương II Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP nông nghiệp hữu cơ: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 16/2019/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 01/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 18/12/2019 |
Ngày công báo: | 18/11/2019 | Số công báo: | Từ số 901 đến số 902 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC).
Theo đó, Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm NNHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN&PTNT trong các trường hợp sau:
- Theo kế hoạch được phê duyệt;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm NNHC thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm và các quy định khác có liên quan.
Trường hợp sản phẩm NNHC không đảm bảo chất lượng thì xử lý như sau:
- Xử lý sản phẩm NNHC bị thu hồi theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018;
- Xử lý vi phạm đối với các hành vi không bảo đảm chất lượng của sản phẩm NNHC theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm.
Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 18/12/2019.
Văn bản tiếng việt
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định để cấp, cấp lại, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động).
2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (sau đây gọi là Tổ chức chứng nhận) đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thuộc một (01) lĩnh vực nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như sau:
a) Tổng cục Thủy sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với lĩnh vực thủy sản.
b) Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với lĩnh vực lâm nghiệp.
c) Cục Trồng trọt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với lĩnh vực trồng trọt.
d) Cục Chăn nuôi là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với lĩnh vực chăn nuôi.
3. Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ hai (02) lĩnh vực trở lên, lựa chọn 01 cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận để nộp hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan để thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
4. Tổ chức chứng nhận đăng ký cấp lại, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thực hiện nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thông báo công khai tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của cơ quan cấp chậm nhất sau năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cấp.
1. Số đăng ký của Tổ chức chứng nhận là mã số đăng ký ghi trong Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP.
2. Mỗi số đăng ký chỉ cấp cho một Tổ chức chứng nhận và không thay đổi trong trường hợp cấp lại, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan cấp và quản lý số đăng ký.
1. Phương thức đánh giá để cấp và giám sát sau khi cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo điểm đ khoản 1 Điều 5 (Phương thức 5) Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và TCVN 12134:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận tại Việt Nam.
2. Sản phẩm nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì được sử dụng dấu sản phẩm tương ứng với tiêu chuẩn đã được chứng nhận.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ để tiêu thụ trong nước phải được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện theo quy định khoản 2 Điều 9 Nghị định 109/2018/NĐ-CP.
1. Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo kế hoạch được phê duyệt hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Người lấy mẫu phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc chứng nhận tham gia đào tạo, tập huấn có nội dung về lấy mẫu đối với đối tượng mẫu tương ứng.
2. Việc lấy mẫu thực hiện theo TCVN tương ứng với đối tượng mẫu và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Các Tổng cục, Cục chuyên ngành sử dụng phương pháp thử nghiệm nhanh đã được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận hoặc phê duyệt để xác định các chất ngoài danh mục được phép sử dụng tại TCVN 11041, các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được Việt Nam chấp thuận.
2. Kết quả thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các kiểm nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thử nghiệm. Không sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh làm cơ sở để xử lý vi phạm.
3. Mẫu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có kết quả dương tính khi sử dụng bộ xét nghiệm nhanh phải được kiểm nghiệm khẳng định tại phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm và được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật để kết luận.
4. Mẫu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được kiểm nghiệm khẳng định tại phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm và được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật; kết quả phân tích mẫu dương tính với chất ngoài danh mục bị coi là vi phạm.
1. Trường hợp phải thu hồi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải xây dựng kế hoạch thu hồi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không đảm bảo chất lượng.
3. Các hình thức thu hồi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không đảm bảo chất lượng:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Xử lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bị thu hồi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP.
2. Xử lý vi phạm đối với các hành vi không bảo đảm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm.
Article 3. Bodies receiving application for issuance, re-issuance, supplementary issuance and revision of Certificates of registration of certification of conformance of organic products to national standards of Vietnam on organic agriculture
1. Bodies receiving applications shall undertake verification and assessment for issuance, re-issuance, supplementary issuance and revision of Certificates of registration of certification of conformance of organic products to national standards of Vietnam on organic agriculture (hereinafter referred to as practicing registration certificate).
2. If an organic product certification body (hereinafter referred to as certification body) wishes to obtain registration of its organic product certification services in one (01) sector, it must apply to a specialized body affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development, specifically including:
a) Directorate of Fisheries shall take charge of receiving applications in the fisheries sector.
b) Vietnam Administration of Forestry shall take charge of receiving applications in the forestry sector.
c) Department of Crop Production shall take charge of receiving applications in the crop production sector.
d) Department of Livestock Production shall take charge of receiving applications in the livestock production sector.
3. If a certification body wishes to obtain registration for certification services for organic products in at least two (02) sectors, it must apply to a body having specialized authority over the sector that it registers. The receiving body shall undertake or cooperate with relevant entities in issuance of the practicing registration certificate.
4. Certification body applying for re-issuance, supplementary issuance or revision of practicing registration certificates shall submit its application required in clause 2 and 3 of this Article.
5. The body granting practicing registration certificates shall publicly inform institutional applicants eligible to receive practicing registration certificates on the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development and of the issuing body within the maximum duration of five (05) working days from the issuance date.
Article 4. Registration number of certification body
1. The registration number of a certification body is a registration code specified in the Form No. 01 in the Appendix to the Decree No. 109/2018/ND-CP.
2. Each registration number shall be given a certification body, being kept unchanged in case of reissuance, supplementary issuance and revision of the practicing registration certificate.
3. Department of Science, Technology and Environment shall be a body authorized to issue and manage registration numbers.
Article 5. Operation of certification body
1. Approaches to pre-issuance and supervisory verification and assessment for issuance of Certificates of conformance of organic products to national standards of Vietnam in accordance with point dd of clause 1 of Article 5 (5th approach) in the Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated December 12, 2012 of the Ministry of Science and Technology regulating declaration of conformance to standards, declaration of conformity with regulations and approaches to assessment of conformance to standards and technical regulations and TCVN 12134:2017 – Organic agriculture – Requirements for certification bodies, international standards, regional standards and foreign standards accepted in Vietnam.
2. Organic products of entities and persons holding health certificates for organic products may carry product stamps corresponding to certified standards.
3. Entities or persons wishing to receive certificates of conformance to international standards, regional standards and international standards for organic products for domestic consumption must be certificated by certification bodies meeting standards referred to in clause 2 of Article 9 in the Decree No. 109/2018/ND-CP.
Article 6. Inspection of quality of organic products falling within the remit of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
1. General Department and Sectoral Administrations affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Departments of Agriculture and Rural Development shall, based on their assigned functions and duties, conduct inspection of quality of organic products according to the approved plan or whenever any suspicious act of violation is found.
2. Inspection of quality of organic produce will be subject to the Law on Quality of Commodities, the Law on Food Safety and other relevant regulations in force.
Article 7. Regulations on collection of organic product samples
1. Collectors must hold sampling practice certificates or certificates of participation in training course in collection of samples relevant to the type of sample to be collected.
2. Sampling process shall be subject to national standards of Vietnam appropriate to the type of sample and regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 8. Testing of organic product sample falling within the remit of the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. General Department or Administrations shall use quick test methods accepted or approved by the Ministry of Health for the purpose of identifying agents or substances not in the list of agents and substances permitted for use in the national standard of Vietnam No. 11041, international standards and regional standards accepted by Vietnam.
2. Test results achieved from quick test kits shall serve as primary test results only for screening and instructional purposes for upcoming confirmatory tests conducted inside laboratories. Results of tests conducted by using quick test kits shall not be used as a basis for handling of violations.
3. Organic product samples which are positive to tests conducted using quick test kits must undergo confirmatory tests taking place at registered laboratories which have already been recognized or designated under laws to be able to give conclusions.
4. Organic product samples shall undergo confirmatory tests taking place at registered laboratories which have already been recognized or designated under laws. In this case, if test results are positive to agents or substances outside the aforesaid list, tested organic products shall be deemed to commit violations.
Article 9. Recall of organic products failing to meet prescribed standards within the remit of the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. If it is mandatory to recall organic products, regulations laid down in clause 3 of Article 13 in the Decree No. 109/2018/ND-CP shall be applied.
2. Manufacturing and trading entities and persons must formulate plans to recall organic products failing to meet prescribed quality standards.
3. Forms of recall of organic products failing to meet prescribed quality standards:
a) Voluntary recall carried out by manufacturing and trading entities and persons;
b) Obligatory recall carried out upon the requests of competent regulatory authorities.
Article 10. Handling of organic products failing to meet prescribed standards within the remit of the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. Handling of recalled organic products shall be subject to regulations laid down in clause 4 of Article 13 in the Decree No. 109/2018/ND-CP.
2. Handling of acts of failure to meet the quality standards for organic products shall be subject to regulations on administrative penalties and other documents related to the quality of commodities, products and food safety.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực