Số hiệu: | 16/2012/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Hữu Chí |
Ngày ban hành: | 08/02/2012 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2012 |
Ngày công báo: | 28/02/2012 | Số công báo: | Từ số 175 đến số 176 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Hoá đơn bán hàng sẽ được thể hiện dưới 3 hình thức là: Hoá đơn tự in; Hoá đơn điện tử và Hoá đơn đặt in.
Ngoài những nội dung bắt buộc ghi trên hóa đơn như Tên loại hoá đơn; Ký hiệu mẫu số; Tên liên hóa đơn; Số thứ tự; Tên, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế; Người mua, đơn vị bán… thì Các đơn vị dự trữ được tự in hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia để phục vụ hoạt động xuất, bán hàng dự trữ quốc gia nếu đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi xuất, bán hàng dự trữ quốc gia;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm xuất, bán hàng dự trữ quốc gia gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập;
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật (VPPL) về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt VPPL về thuế mà tổng số tiền phạt VPPL về thuế dưới 50 triệu đồng trong vòng 365 ngày tính liên tục kể từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.
Các nội dung trên được quy định chi tiết tại Thông tư 16/2012/TT-BTC và có hiệu lực thi hành từ ngày 26/03/2012.
Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia; nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
Đối tượng áp dụng việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia hướng dẫn tại Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bao gồm:
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;
2. Các Bộ, ngành và các đơn vị dự trữ thuộc các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
Các đơn vị dự trữ nêu tại Khoản 1, 2 Điều này sau đây gọi tắt là các đơn vị dự trữ.
3. Tổ chức, cá nhân mua hàng dự trữ quốc gia;
4. Cơ quan quản lý thuế;
5. Tổ chức nhận in hoá đơn.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực