Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 14/2009/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Phạm Khôi Nguyên |
Ngày ban hành: | 01/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 16/11/2009 |
Ngày công báo: | 16/10/2009 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
17/07/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất tại các Nghị định sau:
1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP);
2. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP);
3. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP);
4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư; tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Điều kiện để người đang sử dụng đất được bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Một số điểm tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất và giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 bao gồm:
a) Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật;
b) Giấy tờ tặng, cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tại thời điểm tặng, cho;
c) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà.
2. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 8, trường hợp này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Nhà thanh lý, hóa giá, nhà bán phải thuộc sở hữu nhà nước. Nhà thuộc sở hữu nhà nước gồm: nhà ở tiếp quản từ chế độ cũ, nhà vô chủ, nhà vắng chủ đã được xác lập sở hữu nhà nước; nhà ở tạo lập do ngân sách nhà nước đầu tư; nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu nhà nước.
b) Nhà được cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở, bán nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 hoặc giấy tờ bán nhà ở do tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
3. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người đang sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 bao gồm:
a) Bằng khoán điền thổ;
b) Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
c) Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
d) Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận;
đ) Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;
e) Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành;
g) Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ở (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công nhận.
Việc khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện vào tiền bồi thường, hỗ trợ tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Người được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm).
2. Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
1. Giá đất để tính bồi thường quy định tại Điều 11 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng (=) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ (-) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:
a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn nộp tiền);
b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;
c) Các khoản chi phí khác có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc xác định khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với các trường hợp không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2. Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
1. Người bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng việc giao đất ở mới hoặc bằng nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư được thực hiện khi người bị thu hồi đất ở thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
2. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 15 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất mà giấy tờ về đất không xác định được diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của từng tổ chức, từng hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc tiếp nhận và phân chia tiền bồi thường về đất.
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng;
b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng.
2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Các tổ chức là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này nếu chi phí đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp phải di chuyển đến địa điểm mới thì được hỗ trợ bằng tiền để thực hiện dự án đầu tư tại địa điểm mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa tương đương với mức bồi thường cho diện tích đất tại địa điểm bị thu hồi.
Tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng số tiền này để chi trả tiền bồi thường và đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đầu tư tại địa điểm mới thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình quy định tại Điều 20 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Khoản 1 Điều 21 quy định về phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép.
2. Khoản 2 Điều 21 quy định về người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà tại nơi tái định cư; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê; trường hợp có nhà tái định cư để bố trí mà người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.
2. Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ quy định tại khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây.
3. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
Việc sử dụng tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 25 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Tổ chức bị thu hồi đất có tài sản được Nhà nước giao quản lý, sử dụng bị thiệt hại và phải di dời đến địa điểm mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả; nếu không sử dụng hết thì số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó;
b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó;
c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
3. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% một (01) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba (03) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
1. Khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của làng, bản, thôn, ấp, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể việc xác định ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này mà bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
2. Việc áp dụng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
b) Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở;
c) Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện đồng thời khi lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hình thức lấy ý kiến thực hiện như việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 30 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang hợp đồng thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
4. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.
Việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Công khai phương án bố trí tái định cư; đối với dự án đã có khu tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân được tái định cư được xem nơi dự kiến tái định cư trước khi chuyển đến.
2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở suất đầu tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù với thực tế tại địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;
b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;
d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Thời điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng là thời điểm xét duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư.
2. Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi phê duyệt được thực hiện độc lập nhưng phải đảm bảo yêu cầu về tiến độ của dự án đầu tư.
Việc thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
b) Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi.
2. Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất có liên quan từ hai (02) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất trong phạm vi một (01) đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Nội dung thẩm định gồm:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
g) Việc di dời mồ mả.
4. Kinh phí lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được sử dụng từ khoản kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
5. Căn cứ vào thực tế tại địa phương và tính chất, quy mô của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhanh chóng và hiệu quả.
Việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm có:
a) Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng; trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính (trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính đã bị biến động không còn phù hợp với hiện trạng thì trích đo, lập hồ sơ thửa đất);
b) Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư;
d) Dịch vụ khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Trường hợp thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thì việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định sau:
a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1. Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bao gồm các nội dung sau:
a) Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án;
b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác;
c) Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
đ) Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định về bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường;
e) Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định (nếu có);
g) Chi in ấn và văn phòng phẩm;
h) Chi phí trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
i) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường thực hiện phê duyệt dự toán và quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được tính vào vốn đầu tư của dự án.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể ứng trước kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; một số nội dung được quy định cụ thể tại các Điều 26, 27, 28 và 29 của Thông tư này.
1. Căn cứ vào kết quả xử lý hồ sơ về đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo ủy quyền) ra thông báo thu hồi đất; trong thông báo thu hồi đất phải thể hiện các nội dung sau:
a) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;
b) Giao nhiệm vụ cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Cho phép nhà đầu tư được tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư.
2. Thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Việc thẩm định, xác nhận về nhu cầu sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Nội dung thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án đầu tư:
a) Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
b) Đánh giá về yêu cầu sử dụng đất của dự án theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất. Đối với loại dự án chưa có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất thì cơ quan thẩm định căn cứ vào quy mô, tính chất dự án và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương để đánh giá.
2. Nội dung xác nhận nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu về diện tích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương.
1. Tổ chức xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư phải lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản (đơn) đề nghị giao đất hoặc thuê đất;
b) Dự án đầu tư đã được xét duyệt hoặc chấp thuận;
Trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì không phải nộp dự án đầu tư nhưng phải nộp trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định; trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành cùng với việc thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Đối với trường hợp giao đất, thuê đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin giao đất, thuê đất;
b) Văn bản xác nhận nhu cầu sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất cùng với việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
1. Khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất không bị thu hồi.
2. Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Việc bàn giao đất giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người có đất bị thu hồi phải lập thành biên bản và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Trường hợp người được nhận bồi thường ủy quyền cho người khác nhận tiền bồi thường thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2009.
2. Thông tư này thay thế các thông tư sau:
a) Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
b) Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Bãi bỏ Phần VII và Phần IX của Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan tài nguyên và môi trường, kế hoạch đầu tư, xây dựng, tài chính, các cơ quan khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa";
b) Quy định cụ thể thời gian thực hiện các bước công việc trong việc thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho phù hợp với thời hạn thông báo thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Đất đai;
c) Thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất; trường hợp địa phương đã có các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng mà không phải là Tổ chức phát triển quỹ đất thì chuyển đổi thành Tổ chức phát triển quỹ đất.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 14/2009/TT-BTNMT |
Hanoi, October 01, 2009 |
DETAILING THE COMPENSATION, SUPPORT AND RESETTLEMENT AND ORDER OF AND PROCEDURES FOR LAND RECOVERY, ALLOCATION AND LEASE
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 25/2008/ND-CP of March 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
Pursuant to the Government's Decree No. 197/2004/ND-CP of December 3, 2004, on compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State;
Pursuant to the Government's Decree No. 17/2006/ND-CP of January 27, 2006, amending and supplementing a number of articles of the decrees guiding the Land Law and Decree No. 187/2004/ND-CP on transformation of state companies into joint-stock companies;
Pursuant to the Government's Decree No. 84/2007/ND-CP of May 25, 2007, additionally providing for the issuance of land use right certificates, land recovery, exercise of land use rights, order of and procedures for compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State, and settlement of land-related complaints;
Pursuant to the Government's Decree No. 69/2009/ND-CP of August 13, 2009, additionally providing for land use planning, land prices, land recovery, compensation, support and resettlement;
The Ministry of Natural Resources and Environment details the compensation, support and resettlement and order of and procedures for land recovery, allocation and lease as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular details a number of provisions on the compensation, support and resettlement and order of and procedures for land recovery, allocation and lease under the following decrees:
1. The Government's Decree No. 197/2004/ND-CP of December 3, 2004, on compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State (below referred to as Decree No. 197/2004/ND-CP);
2. The Government's Decree No. 17/2006/ND-CP of January 27, 2006, amending and supplementing a number of articles of the decrees guiding the Land Law and Decree No. 187/2004/ND-CP on transformation of state companies into joint-stock companies (below referred to as Decree No. 17/2006/ND-CP);
3. The Government's Decree No. 84/2007/ND-CP of May 25, 2007. additionally providing for the issuance of land use right certificates, land recovery, exercise of land use rights, order of and procedures for compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State, and settlement of land-related complaints (below referred to as Decree No. 84/2007/ND-CP);
4. The Government's Decree No. 69/2009/ND-CP of August 13, 2009, additionally providing for land use planning, land prices, land recovery, compensation, support and resettlement (below referred to as Decree No. 69/2009/ND-CP).
Article 2. Subjects of application
1. State management agencies, specialized agencies in charge of natural resources and environment, planning and investment, construction, and finance, and other concerned agencies; and cadastral officers in communes, wards and townships.
2. Domestic organizations, population communities, religious establishments, households and individuals; overseas Vietnamese, and foreign organizations and individuals having land recovered by the State for defense and security purposes, national and public interests or economic development (below collectively referred to as persons having land recovered).
3. Organizations and individuals implementing investment projects and other concerned organizations and individuals.
COMPENSATION, SUPPORT AND RESETTLEMENT
Article 3. Conditions for land compensation
Conditions on current land users to receive land compensation are specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 and 11, Article 8 of Decree No. 197/2004/ND-CP and Articles 44, 45 and 46 of Decree No. 84/2007/ND-CP. A number of provisions of Clause 3, Article 8 of Decree No. 197/2004/ND-CP are specified as follows:
1. Lawful papers on inheritance or donation of land use rights or assets attached to land and papers on handover of gratitude houses associated with land under Point c, Clause 3 of Article 8 include:
a/ Papers on inheritance as provided for by law;
b/ Papers on donation of houses or land, notarized or certified by People's Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) at the time of donation;
c/ Papers on handover of gratitude houses associated with land, issued by house-handing agencies or organizations.
2. For papers on liquidation or sale of houses or purchase of houses attached to residential land under Point e. Clause 3 of Article 8, the following conditions must be satisfied:
a/ To-be-liquidated or -sold houses must be under state ownership. Houses under state ownership include houses taken over from the former regime, derelict houses and deserted houses of which state ownership has been established; houses built with state budget investment; houses built with money of state budget origin; houses built with money jointly contributed by the State and people; and other houses under state ownership.
b/ Houses were liquidated or sold in association with residential land under state ownership before July 5,1994. by administrative and non-business agencies and units, people's armed forces units, state mass organizations or state enterprises; or papers on sale of houses sold by house-managing organizations under the Government's Decree No. 61/CPof July 5. 1994. on house purchase, sale and trading.
3. Papers issued by a competent agency under the former regime to the current land user under Point f, Clause 3 of Article 8 include:
a/ Land title-deed;
b/ Document on sale of real estate (including house and residential land), certified by an agency under the former regime;
c/ Document on purchase and sale, donation, exchange or inheritance of the house attached to residential land, certified by an agency under the former regime;
d/ Testament or written agreement on division of the house inheritance, certified by an agency under the former regime;
e/ Permit for house construction or permit recognizing lawful architecture of the house, issued by an agency under the former regime;
f/ Effective judgment of the court under the former regime;
g/ Other papers evidencing the establishment of house or residential land, recognized by the People's Committee of a province or centrally run city (below collectively referred to as provincial-level People's Committee) where exists residential land.
Article 4. Deduction of unfulfilled land-related financial obligations
The deduction of unfulfilled land-related financial obligations from the compensation and support amount under Clause 3, Article 14 of Decree No. 69/2009/ND-CP is specified as follows:
1. For land users who are entitled to compensation and support but have not yet fulfilled land-related financial obligations with regard to the recovered land area, such financial obligations shall be deducted from the compensation and support amount (not from the compensation for assets or the support for relocation, resettlement, life and production stabilization, or job change and creation).
2. Land-related financial obligations deducted from the compensation and support amount include use levy and rent of land leased by the State, land-use right transfer tax, tax on income from land-use right transfer, fine for violations of the land law, compensation to the State for damage caused in land management and use, and charges and fees in land management and use.
Article 5. Land prices used for compensation calculation and remaining investment expenses
1. Land prices used for compensation calculation under Article 11 of Decree No. 69/2009/ND-CP are prices of recovered land according to its current use purpose, set by provincial-level People's Committees and announced on January 1 every year.
In case land prices set by provincial-level People's Committees are not close to actual market prices of land-use right transfer under normal conditions, provincial-level People's Committees shall assign functional agencies to re-determine specific land prices in order to decide on appropriate land prices used for compensation calculation which are not restricted notwithstanding the provisions on price brackets of land of different categories.
2. Remaining investment expenses under Clause 3. Article 9 of Decree No. 197/2004/ND-CP are actual reasonable expenses invested in land by land users for permitted use purposes but, by the time of land recovery by the State, such expenses are not fully recovered yet. Expenses invested in land must be evidenced by dossiers and documents. Remaining investment expense equals (=) total actual reasonable expense in cash invested in land minus (-) the investment amount allocated to the period during which the land has been used. Remaining investment expenses include:
a/ Land use levy for the period during which the land will not be used in case land is allocated for a definite period of time and land use levy has been prepaid for the period during which land will not be used (evidenced by documents and invoices on payment);
b/ Expenses for ground leveling and refurbishment of the allocated or leased land according to the land use purpose. In case of land recovery in which land compensation has been paid, expenses for ground leveling and land refurbishment will not be compensated.
c/ Other related expenses.
Provincial-level People's Committees shall stipulate the determination of remaining investment expenses in case of unavailability of dossiers or documents evidencing such expenses as suitable to local practical conditions.
Article 6. Compensation for agricultural land of households and individuals
Compensation for agricultural land of households and individuals shall be paid under Article 16 of Decree No. 69/2009/ND-CP, specifically as follows:
1. Agricultural land eligible for compensation includes land under annuals, land under perennials, land under planted production forests, aquaculture land, salt-making land, and other agricultural land.
2. For land for which the planning on protection forests and special-use forests has been approved by a competent state agency and on which organizations, households and individuals undertake to zone off for reforestation, tending, protection or planting with state budget capital under contracts, compensation will not be paid for land but only for plants on land in case of land recovery by the State. The levels of compensation are equivalent to those of product sharing specified in Joint Circular No. 80/2003/TTLT/BNN-BTC of September 3. 2003, of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance, guiding the Prime Minister's Decision No. 178/2001/QD-TTg of November 12, 2001, on benefits and obligations of households and individuals that are allocated, leased or contracted forests and forestland.
Article 7. Compensation for residential land
1. Persons having residential land recovered will receive compensation in new residential land or resettlement houses or cash based on the value of land use rights at the time of issuance of land recovery decisions.
Compensation in residential land or resettlement houses shall be paid to persons having land recovered who fall in any of the cases specified in Article 18 of this Circular.
2. In case compensation in residential land is paid to those sharing land use rights under Article 15 of Decree No. 197/2004/ND-CP in case of land recovery by the State while land-related papers do not show the land area under the private use right of each organization, household or individual, the provincial-level People's Committee shall guide the receipt and division of land compensation amounts.
Article 8. Compensation for land within safety corridors in case of building works with safety corridors
Compensation for damage due to land use restriction in case the State does not recover land under Clause 2, Article 16 of Decree No. 197/2004/ND-CP is specified as follows:
1. In case land use purposes are changed:
a/ For residential land converted into non-agricultural land other than residential land or into agricultural land, compensation will equal (=) the difference between the residential land price and the non-agricultural land (other than residential land) price, or between the residential land price and the agricultural land price, multiplied by (x) the land area subject to use purpose change;
b/ For non-agricultural land (other than residential land) converted into agricultural land, compensation will equal (=) the difference between the non-agricultural land (other than residential land) price and the agricultural land price, multiplied by (x) the land area subject to use purpose change.
2. In case the land use purpose is not changed (houses and works are allowed to exist within the works' safety corridors) but the land use is restricted, compensation will be paid in cash based on the actual damage. Provincial-level People's Committees shall decide on specific levels of compensation to suit local practical conditions.
3. When the safety corridor of a work will occupy over 70% of the used land area with the house and work of a land user, compensation must also be paid for the remaining land area under Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 9. Handling of cases in which organizations have land recovered without receiving compensation under Article 17 of Decree No. 197/2004/ND-CP
For administrative and non-business agencies and units of the State or companies with 100% state capital that are leased or allocated land by the State without having to pay land use levy or allocated land with payment of land use levy or transferred land use rights and pay land use levy or money for the transferred land use rights from the slate budget, when the State recovers such land, they are only entitled to compensation for remaining investment expenses under Clause 2, Article 5 of this Circular provided those expenses are of non-state budget origin, but not to land compensation. If these agencies, units or companies have to be relocated, they are entitled to support in cash for implementing approved investment projects in the new places. The maximum level of support is equivalent to the level of compensation for the land area at the recovered site.
Organizations having land recovered may use this cash amount for compensation and investment in the new places under approved projects, and shall remit any unused amount into the state budget in accordance with the Stat Budget Law.
Section 2. COMPENSATION FOR ASSETS
Article 10. Handling of specific cases of compensation or support for houses or works
The handling of cases of compensation or support for houses or works under Article 20 of Decree No. 197/2004/ND-CP is specified as follows:
1. For houses and other works permitted under the construction law to be built on land eligible for compensation, compensation will be paid under Article 24 of Decree No. 69/2009/ND-CP.
2. For houses and other works which are not permitted to be built under the construction law but were built on land eligible for compensation before July 1, 2004, compensation will be paid under Article 24 of Decree No. 69/2009/ND-CP. Compensation will not be paid to these houses or works if they were built on or after July 1, 2004, not according to land use purposes under law. In special cases, provincial-level People's Committees may consider and provide support on a case-by-case basis to suit local practical conditions.
Article 11. Compensation and support for houses and works to current users of houses under state ownership
Compensation and support for houses and works to current users of houses under state ownership comply with Article 21 of Decree No. 197/2004/ND-CP. and are specified as follows:
1. Under Clause 1 of Article 21, the area of a house under state ownership which is refurbished, repaired or upgraded will be regarded as lawful when such refurbishment, repair or upgrading is permitted by the agency issuing the house allocation decision or the local agency managing houses and land under state ownership.
2. Under Clause 2 of Article 21, when houses under state ownership are dismantled, their current users may rent houses in resettlement areas. If no resettlement houses are available, they may receive cash amounts for seeking new residence, which is equal to 60% of the land value and 60% of the value of houses they rent. If resettlement houses are available but current users of houses under state ownership do not wish to rent those houses, they will not be entitled to cash amounts.
Article 12. Compensation for plants and animals
Compensation for plants and animals complies with Article 24 of Decree No. 197/2004/ND-CP, and is specified as follows:
1. The level of compensation for annuals equals the value of the harvested yield per season. The value of yield per season shall be calculated based on the highest yield of major plants during three (3) straight previous years in a locality, calculated at the average price of farm produce of the same kind in that locality at the time of land recovery.
2. For perennials, including industrial trees, fruit trees, timber trees, trees for leaves and forest trees under Clause 1. Article 2 of the Government's Decree No. 74/CP of October 25, 1993, detailing the Law on Agricultural Land Use Tax, in case of land recovery by the State, compensation will be paid based on the current value of gardens, excluding the value of land use rights. The current value of perennials gardens used for compensation calculation is determined as follows:
a/ For perennials which are currently in the investment cycle or capital construction period, it is the total of the initial investment expense and tending expense by the time of land recovery, calculated in cash at the local market price;
b/ For perennials to be harvested once (timber trees) which are currently in the harvest period, it equals (=) the quantity of trees of each kind multiplied by (x) the selling price of one (1) tree of the same kind, age, size or productivity on the local market at the time of compensation minus (-) the recovered value (if any);
c/ For perennials to be harvested many times (such as fruit trees, oily and resinous trees, etc.) which are currently in the harvest period, it is the selling price of the gardens on the local market at the time of compensation minus (-) the recovered value (if any);
d/ For perennials due to be liquidated, compensation will be paid only for the felling expense to the tree garden owner.
Initial investment, tending and felling expenses under this Clause shall be calculated in cash at the local average expense level specified by the provincial-level People's Committee for each kind of tree.
3. For plants and subsidiary forest products on the area of barren land and bare hills allocated by the State to households and individuals that have invested their capital in forest planting, zoning off. protection and regeneration, compensation will be paid based on the local forest-gate selling price of felled forest trees of the same kind at the time of issuance of land recovery decisions, minus (-) the recovered value (if any).
Article 13. Handling of compensation for assets under state ownership
The use of compensation for assets under state ownership under Article 25 of Decree No. 197/2004/ND-CP is specified as follows:
When organizations having assets allocated by the State for management and use suffer asset damage and have to move to new places upon land recovery, they may use compensation for damaged assets for investment in the new places under approved investment projects. Persons allocated or leased land by the State shall pay such compensation. These organizations shall remit any unused compensation money into the state budget.
Article 14. Life and production stabilization support
The currently used agricultural land area for determining life and production stabilization support and support beneficiaries under Article 20 of Decree No. 69/2009/ND-CP are specified as follows:
1. Beneficiaries of life and production stabilization support are households and individuals directly engaged in agricultural production, including:
a/ Households and individuals that are allocated agricultural or forest land under the Government's Decree No. 64/CP of September 27, 1993, promulgating the Regulation on allocation of agricultural land to households and individuals for stable and long-term agricultural production; Decree No. 02/CP of January 15, 1994. promulgating the Regulation on allocation of forestland to organizations, households and individuals for stable and long-term silviculture; Decree No. 85/1999/ND-CPof August 28,1999, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on allocation of agricultural land to households and individuals for stable and long-term agricultural production, and additionally allocating salt-making land to households and individuals for stable and long-term use; Decree No. 163/1999/ND-CP of November 16, 1999, on allocation and lease of forestland to organizations, households and individuals for stable and long-term silviculture; and Decree No. 181/2004/ND-CP of October 29, 2004, on the implementation of the Land Law;
b/ Agricultural production members of households defined at Point a of this Clause after the time of allocation of agricultural land to those households;
c/ Households and individuals that are eligible for agricultural land allocation under Point a of this Clause but have not yet been allocated agricultural land and are using agricultural land transferred, inherited, donated or reclaimed under law, and commune-level People's Committees of the localities where exists the recovered land certify that these households and individuals are directly conducting production on such agricultural land.
2. The agricultural land area currently used by households and individuals under Clause 1, Article 20 of Decree No. 69/2009/ND-CP, including areas for annuals and perennials, areas allocated for planting production forests, aquaculture land, salt-making land and other agricultural land, is determined as follows:
a/ For agricultural land with land-use right papers (land use right certificates or papers specified in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of the Land Law), the agricultural land area is the land area indicated on those papers;
b/ For agricultural land without land-use right papers which is indicated in agricultural land allocation plans under Point a. Clause 1 of this Article, the agricultural land area shall be determined under these plans;
c/ For agricultural land without land-use right papers or land allocation plans specified at Points a and b of this Clause, the agricultural land area shall be determined based on the actual land-use status.
3. When economic organizations or production and business households that have registered business have their land recovered by the State and. as a result, cease their production and business activities, they are entitled to support not exceeding 30% of one (1) year's post-tax income, calculated based on the average income of the three (3) straight previous years. Post-tax income shall be determined based on audited or tax agency-approved financial statements. If these statements have not yet been audited, or approved by tax agencies, post-tax income shall be determined based on post-tax income declared by the units in their year-end financial statements or production and business reports submitted to tax agencies.
Article 15. Determination of residential areas for support calculation with regard to agricultural land in residential areas
1. Residential areas in townships and rural residential areas defined in Clauses 1 and 2, Article 21 of Decree No. 69/2009/ND-CP, are determined according to boundaries of outermost land lots with houses of villages, hamlets or similar residential quarters.
2. Provincial-level People's Committees shall, based on local practical conditions, specify the determination of boundaries of outermost land lots with houses specified in Clause 1 of this Article.
Article 16. Job change and creation support Job change and creation support comply with Article 22 of Decree No. 69/2009/ND-CP and is specified as follows:
1. Households and individuals defined in Clause 1, Article 14 of this Circular that have agricultural land recovered but do not fall into the cases specified in Clauses 1 and 2, Article 21 of Decree No. 69/2009/ND-CP are entitled to job change and creation support.
2. The job change and creation support equal to one (1) residential land ration or one (1) condominium apartment or one (1) non-agricultural production and business land ration will be provided only once when the following conditions are fully satisfied:
a/ The support-eligible household or individual wishes to receive the residential land ration or condominium apartment or non-agricultural production and business land ration;
b/ The locality has land and house funds;
c/ The job change and creation support in cash under Point a, Clause 1, Article 22 of Decree No. 69/2009/ND-CP must be equal to or larger than the value of one (1) residential land ration or the price of one (1) condominium apartment or the value of one (1) non-agricultural production and business land ration.
3. The collection of comments of persons having agricultural land recovered on job training and change plans shall be conducted simultaneously with the collection of comments on compensation, support and resettlement plans. The form of collection is the same as that for compensation, support and resettlement plans under Clause 2, Article 30 of Decree No. 69/ 2009/ND-CP.
Article 17. Support for current tenants of houses under non-state ownership
Support for current tenants of houses under non-state ownership under Article 30 of Decree No. 197/2004/ND-CP is specified as follows:
When the State recovers land, households and individuals currently renting under contracts houses under non-state ownership that have to remove are entitled to removal expense support under Clauses 1 and 4, Article 18 of Decree No. 69/2009/ND-CP.
Article 18. Cases eligible for resettlement
Households and individuals having residential land recovered by the State may be arranged resettlement places in the following cases:
1. They have to remove as a result of residential-land recovery and have no other places of residence within communes, wards or townships where exists recovered land (unless they do not wish to resettle).
2. They have land recovered while the remaining land area is unsuitable for residence under regulations of provincial-level People's Committees and have no other places of residence within communes, wards or townships where exists recovered land.
3. Those with residential land within safety corridors of public works that have to remove and have no other places of residence within communes, wards or townships where exists recovered land.
4. In case different generations (different couples) live together in a household while all the conditions for separation into different households are satisfied, or different households have the common right to use one (1) land lot to be recovered, the provincial-level People's Committee shall, based on local practical conditions, specify the areas of land and house for resettlement arrangement.
Article 19. Resettlement arrangement
Resettlement arrangement complies with Article 34 of Decree No. 197/2004/ND-CP and is specified as follows:
1. Resettlement arrangement plans shall be publicized. For projects with available resettlement areas, households and individuals may have a look at resettlement areas before they move in.
2. The provincial-level People's Committee shall decide on land prices used for collecting land use levy in resettlement areas according to the Governments regulations on methods of determining land prices and price brackets of land of different categories: selling prices of resettlement houses based on the house investment ration and local practical conditions: and house lease prices to suit local practical conditions.
Households and individuals that are allocated land or purchase or rent houses in resettlement areas shall pay land use levy, house purchase money or land rents under law and may have such levy, rents or money deducted from compensation and support amounts; the difference (if any) shall be paid in cash under regulations, unless these households and individuals are entitled to resettlement support under Clause 1, Article 19 of Decree No. 69/ 2009/ND-CP.
Section 5. ORGANIZATION OF COMPENSATION, SUPPORT AND RESETTLEMENT
Article 20. General plan on compensation, support and resettlement
1. The general plan on compensation, support and resettlement constitutes part of an investment project, formulated by the investor and approved together with the investment project. In case an investment project is not required to be submitted to a competent state agency for approval or when an investment certificate is not required for such project, the district-level People's Committee of the locality where exists the land in question shall consider and approve the general plan on compensation, support and resettlement. The compensation and ground clearance organization shall assist the investor in formulating the general plan on compensation, support and resettlement.
2. A general plan on compensation, support and resettlement contains the following details:
a/ Areas of land of different categories to be recovered;
b/ Total land users within the area of land to be recovered:
c/ Projected compensation and support amount;
d/ Arrangement of resettlement (projected needs, locations and form of resettlement);
e/ Tentative time of and plan on relocation and ground handover.
Article 21. Separation of compensation, support and resettlement issues into a sub-project
The separation of compensation, support and resettlement issues into a sub-project for independent implementation complies with Clause 1, Article 33 of Decree No. 69/2009/ND-CP, and is specified as follows:
1. The time of separating compensation, support and resettlement issues into a sub-project is the time of approving an investment project.
2. An approved sub-project on compensation, support and resettlement may be implemented independently but must ensure the investment project's implementation schedule.
Article 22. Evaluation and approval authorization of compensation, support and resettlement plans
The evaluation and approval of compensation, support and resettlement plans comply with Articles 30 and 31 of Decree No. 69/2009/ND-CP. more specifically:
1. The compensation and ground clearance organization shall make a compensation, support and resettlement dossier, comprising:
a/ A complete compensation, support and resettlement plan under Clause 3, Article 30 of Decree No. 69/2009/ND-CP;
b/ A sheet of comments of persons having land recovered.
2. The compensation, support and resettlement dossier specified in Clause 1 of this Article shall be sent to the provincial-level Natural Resources and Environment Department, if land recovery involves two (2) or more urban districts, rural districts, towns or provincial cities; or to the district-level Natural Resources and Environment Section, if land recovery involves only one (1) district-level administrative unit.
3. Contents to be evaluated:
a/ Name and address of the person having land recovered;
b/ Area, type, location and origin of the recovered land; quantity, volume, and percentage of the residual quality, of damaged assets;
c/ Bases for calculating the compensation and support amount, such as land, house or work price used for compensation calculation, number of household members, number of laborers in working age, and number of social policy beneficiaries;
d/ Compensation and support amount;
e/ Arrangement of resettlement;
f/ Relocation of works of the State, organizations, religious establishments or population communities;
g/ Relocation of graves.
4. Funds for the formulation and evaluation of projects' compensation, support and resettlement plans come from funds for organizing compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State under Article 26 of Decree No. 69/2009/ND-CP.
5. Based on local practical conditions and projects' characteristics and sizes, provincial-level People's Committees may authorize district-level People's Committees to approve compensation, support and resettlement plans, ensuring quick and effective compensation, support and resettlement.
Article 23. Hiring providers of compensation and ground clearance services
The hiring of enterprises or organizations with the function of providing compensation and ground clearance services under Clause 3, Article 25 of Decree No. 69/2009/ND-CP is specified as follows:
1. Compensation and ground clearance services include:
a/ Surveying and drawing maps; making copies of maps and cadastral dossiers (or measuring, and making dossiers of, land lots in case cadastral dossiers are unavailable or no longer suitable to practical conditions);
b/ Making compensation, support and resettlement plans;
c/ Formulating and implementing projects to build resettlement areas;
d/ Other related services.
2. In case of setting up district-level compensation, support and resettlement councils, the hiring of enterprises or organizations to provide compensation and ground clearance services complies with the following regulations:
a/ District-level compensation, support and resettlement councils shall request in writing district-level People's Committees to decide on the hiring of enterprises or organizations to provide compensation and ground clearance services;
b/ Enterprises or organizations providing compensation and ground clearance services shall satisfy all the conditions prescribed by law.
Section 6. EXPENSES FOR COMPENSATION, SUPPORT AND RESETTLEMENT AND COERCIVE RECOVERY OF LAND
Article 24. Estimates of expenses for compensation, support and resettlement and coercive recovery of land
1. The compensation and ground clearance organization shall make estimates of expenses for compensation, support and resettlement, including:
a/ Expense for propagation and dissemination of land recovery decisions and the law on compensation in case of land recovery by the State; mobilization of entities to execute land recovery decisions, and survey on the socioeconomic situation and actual state of land and assets under the project;
b/ Expense for inventory and assessment of actually damaged land and assets, such as delivery of declaration forms and provision of guidance on declaration to damage sufferers; survey of land area, and inventory of the quantity and value of damaged houses, architectures, crops and other assets of each organization, household or individual in case of land recovery by the State: examination and cross-check between declaration forms and results of inventory and determination of the extent of damage for each entity having land recovered; and calculation of the value of damage in land, houses, architectural objects, crops or other assets;
c/ Expense for formulation of the compensation, support and resettlement plan, covering the calculation of compensation norms, approval of the compensation plan, and public notification of the compensation, support and resettlement plan;
d/ Expense for evaluation of the compensation, support and resettlement plan;
e/ Expense for examination of and guidance on the implementation of regulations on compensation, settlement of problems arising in compensation work and payment;
f/ Expense for renting offices and working facilities of the compensation and ground clearance and evaluation agency (if any);
g/ Expense for printing and stationery;
h/ Payment of salaries and social insurance premiums for personnel hired for the compensation, support and resettlement work;
i/ Other expenses directly related to the organization of compensation, support and resettlement.
2. Agencies competent to approve compensation plans shall approve estimates and decide on funds for organizing compensation, support and resettlement under Clause 2, Article 26 of Decree No. 69/2009/ND-CP
3. In case of coercive recovery of land, the compensation and ground clearance organization shall make estimates of funds for coercive recovery and submit them to the agency competent to approve compensation, support and resettlement plans for decision. Funds for coercive recovery of land shall be included in projects' investment capital.
4. The compensation and ground clearance organization may advance funds for organizing compensation, support and resettlement in order to perform its assigned tasks. Funds for organizing compensation, support and resettlement shall be paid and finalized under law.
ORDER OF AND PROCEDURES FOR LAND RECOVERY, ALLOCATION AND LEASE
Article 25. Order of and procedures for land recovery, allocation and lease
The order of and procedures for land recovery, allocation and lease comply with Articles 29. 30 and 31 of Decree No. 69/2009/ND-CP; some of these provisions are specified in Articles 26 thru 29 of this Circular.
Article 26. Land recovery notices
1. Based on results of processing investment dossiers, provincial-level People's Committees or authorized district-level People's Committees shall issue land recovery notices. A land recovery notice must indicate:
a/ The details specified in Clause 2, Article 29 of Decree No. 69/2009/ND-CP;
b/ Assignment to the compensation and ground clearance organization to perform compensation, support and resettlement work;
c/ Permission for the investor to conduct survey and formulate an investment project.
2. The provincial- or district-level People's Committee's land recovery notice serves as a legal basis for the compensation and ground clearance organization and investor to perform the jobs specified at Points b and c. Clause 1 of this Article.
Article 27. Evaluation and certification of land use demands
The evaluation and certification of land use demands under Clause 2, Article 27 of Decree No. 69/2009/ND-CP are specified as follows:
1. Evaluation of land use demands under an investment project covers:
a/ Assessment of conformity with the approved land use planning and plan; or assessment of conformity with the approved urban construction planning or planning on construction of rural residential quarters, in case the land use planning or plan has not yet been approved;
b/ Assessment of the project's land use demand under current regulations on land use criteria and norms. For a project for which regulations on land use criteria and norms are unavailable yet, the evaluating agency shall conduct assessment based on the project's size and characteristics and the local land fund.
2. Contents of certification of land use demands in case the formulation of investment projects is not required comply with Point a. Clause 1 of this Article and requirements on land use area and purposes and local land funds.
Article 28. Land allocation and lease dossiers
1. An applicant for the allocation or lease of land for implementing an investment project shall make a dossier and send two sets thereof to the provincial-level Natural Resources and Environment Department, each comprising:
a/ Written request (or application) for land allocation or lease;
b/ Approved investment project;
For a project on exploration or exploitation of minerals, construction materials, porcelain or pottery, the competent state agency's license is required under law.
The applicant for the allocation of land for defense and security purposes is not required to submit an investment project but shall submit an extracted copy of the competent state agency's decision on investment in building a defense and security work, containing land use-related details, or the decision approving the planning on locations of stations of the forces of the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security;
c/ Copy of the land lot's cadastral map;
d/ Evaluated compensation, support and resettlement plan; in case this plan falls within the approving competence of the provincial-level People's Committee, it shall be evaluated simultaneously with the land allocation or lease dossier.
Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall evaluate land allocation and lease dossiers for submission to provincial-level People's Committees for decision.
2. In case the land allocation and lease fall within the competence of district-level People's Committees, applicants for land allocation or lease shall make dossiers and send two sets thereof to district-level Natural Resources and Environment Sections, each comprising:
a/ Application for land allocation or lease:
b/ Commune-level People's Committee's written certification of the land use demand;
c/ Copy of the land lot's cadastral map;
d/ Compensation, support and resettlement plan.
District-level Natural Resources and Environment Sections shall evaluate land allocation or lease dossiers simultaneously with compensation, support and resettlement plans for submission to district-level People's Committees for decision.
1. When receiving compensation and support money and being arranged a resettlement place, the person having land recovered shall submit the originals of land use right certificates and certificates of ownership of assets attached to land (if any) to the compensation and ground clearance organization for transfer to the natural resources and environment agency to carry out procedures for revoking, adjusting or issuing a certificate for the land area not recovered.
2. Within twenty (20) days after being fully paid the compensation and support money, the person having land recovered shall hand over land to the compensation and ground clearance organization.
The handover of land between the compensation and ground clearance organization and the person having land recovered must be made in a record certified by the commune-level People's Committee of the locality where the recovered land exists. If wishing to authorize another person to receive compensation, the eligible person shall make a paper of authorization in accordance with law.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 30. Implementation provisions
1. This Circular takes effect on November 16, 2009.
2. This Circular replaces the following circulars:
a/ The Finance Ministry's Circular No. 116/2004/TT-BTC of December 7, 2004, guiding the Government's Decree No. 197/2004/ND-CP of December 3, 2004, on compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State;
b/ The Finance Ministry's Circular No. 69/2006/TT-BTC of August 2, 2006, amending and supplementing Circular No. 116/2004/TT-BTC of December 7, 2004, which guides the Government's Decree No. 197/2004/ND-CP of December 3.2004, on compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State.
3. To annul Parts VII and IX of Joint Circular No. 14/2008/TTLT/BTC-BTNMTof January 31, 2008. of the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding a number of articles of the Government's Decree No. 84/2007/ND-CP of May 25. 2007, which additionally provides for issuance of land use right certificates, land recovery, exercise of land use rights, order of and procedures for compensation, support and resettlement in case of land recovery by the State, and settlement of land-related disputes.
4. Provincial-level People's Committees shall:
a/ Specify the mechanism of coordination and information provision among natural resources and environment, planning and investment, construction, finance and other concerned agencies as well as district- and commune-level People's Committees in compensation, support and resettlement work; and order of land recovery, allocation and lease for carrying out administrative reform under the "one-stop shop" mechanism;
b/ Specify the time for taking steps in carrying out land recovery, allocation or lease procedures suitable to the time limit for notifying land recovery under Clause 2, Article 39 of the Land Law;
c/ Set up land fund development organizations. Compensation and ground clearance organizations other than land fund development organizations which are operating in localities shall be converted into land fund development organizations.
5. The General Director of the Land Management Directorate shall guide, inspect and urge the implementation of this Circular.
Provincial-level People's Committees should promptly report any problems arising in the course of implementation of this Circular to the Ministry of Natural Resources and Environment for guidance on settlement.
|
MINISTER OF |