Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 129/2008/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 26/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 18/01/2009 |
Ngày công báo: | 03/01/2009 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/2008/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2008/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, NGƯỜI NỘP THUẾ
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại Mục II, Phần A Thông tư này.
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
2.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã;
2.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
2.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
2.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 1: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát các sản phẩm trồng trọt; làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt, mà thành phần chính có công thức hóa học là NaCl.
5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
7. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử dụng điện và các bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; Tái bảo hiểm.
8. Dịch vụ tài chính:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức: cho vay; chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật do các tổ chức tài chính, tín dụng tại Việt Nam cung ứng.
b) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm: chấp thuận niêm yết, quản lý niêm yết, quản lý giao dịch, quản lý thành viên giao dịch, cung cấp thông tin liên quan tới công tác quản lý niêm yết, quản lý giao dịch và các dịch vụ liên quan khác.
c) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
d) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật.
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh. Dịch vụ y tế bao gồm cả vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:
a) Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư bao gồm các hoạt động thu, dọn, xử lý rác và chất phế thải; thoát nước, xử lý nước thải. Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện các dịch vụ về vệ sinh, thoát nước cho các tổ chức, cá nhân, như: lau dọn, vệ sinh văn phòng thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
b) Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, vườn quốc gia.
c) Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên.
d) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hoả táng, cải táng.
12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn thì tiền ăn cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.
Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành.
Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử) là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến phổ thông trung học (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục).
Giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Sách văn bản pháp luật là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Sách khoa học kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến thức khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật.
Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.
Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ.
Băng, đĩa âm thanh hoặc ghi hình, ghi nội dung các loại báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách nêu tại điểm này.
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
17. Hàng hoá thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
b) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt.
c) Tàu bay (kể cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thuỷ nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định tại điểm này, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
a) Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế hướng dẫn tại điểm này theo Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành.
Vũ khí, khí tài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại điểm này phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc diện không chịu thuế GTGT.
b) Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
19. Hàng nhập khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT sẽ được hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điểm 7 Phần C Thông tư này. Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT hướng dẫn tại điểm này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục xử lý hàng nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
e) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn theo đúng hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế.
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài;
Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, kinh doanh vàng.
23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến.
Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến là những tài nguyên, khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác, bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng, tuyển, xử lý nâng cao hàm lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt, xẻ.
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
26. Các hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định nếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Thời điểm tính thuế GTGT từ thời điểm chuyển mục đích sử dụng. Tổ chức, cá nhân bán hàng hoá ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định.
B. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
1. Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
1.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.
1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
1.3. Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 2: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1 triệu đồng/chiếc. Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên số quạt xuất tiêu dùng nội bộ là:
1 triệu đồng/chiếc x 50 chiếc x 10% = 5 triệu đồng.
Ví dụ 3: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ 4: Cơ sở sản xuất C vừa có hoạt động sản xuất thức ăn gia súc vừa có hoạt động trực tiếp chăn nuôi gia súc. Thức ăn gia súc sản xuất ra một phần sử dụng để bán ra chịu thuế GTGT và một phần tiếp tục sử dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc thì cơ sở C không phải tính và nộp thuế GTGT đối với số thức ăn gia súc phục vụ hoạt động chăn nuôi không chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất thức ăn gia súc được khấu trừ được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu bán thức ăn gia súc trên tổng số doanh thu bán thức ăn gia súc và doanh thu bán gia súc.
1.4. Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.
1.5. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm.
Ví dụ 5: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Honda loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.
1.6. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
1.7. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
1.7.1. Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 6: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.
1.7.2. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 7: Công ty xây dựng B nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 400 triệu đồng (1500 triệu đồng – 1000 triệu đồng).
1.7.3. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 8: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.
Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ đồng, trong đó:
- Giá trị xây lắp: 80 tỷ đồng.
- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 120 tỷ đồng.
- Thuế GTGT 10%: (80 + 120)x10% = 20 tỷ đồng.
- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 220 tỷ đồng.
- Bên A:
+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT)
+ Tiền thuế GTGT 20 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 80 tỷ đồng nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế GTGT là 80 tỷ đồng.
1.8. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật thì tính trừ theo giá đất (hoặc giá thuê đất) do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất tính trừ để xác định giá tính thuế tối đa không vượt quá số tiền đất thu của khách hàng.
Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, giá đất được trừ (-) là giá đất thực tế tại thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ. Giá đất được trừ tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng (thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ).
Ví dụ 9: Công ty Đầu tư và phát triển nhà A được Nhà nước giao 10.000 m2 đất để xây dựng nhà bán. Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 100 m2, giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 2 tỷ đồng (trong đó giá nhà bao gồm cả cơ sở hạ tầng 1,2 tỷ, giá chuyển quyền sử dụng đất do Công ty kê khai là 8 triệu/m2).
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định giá Công ty kê khai chưa đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lý theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm chuyển nhượng, giá đất do UBND quy định là 6 triệu đồng/m2 thì giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là:
2 tỷ - (6 triệu đồng x 100 m2) = 1,4 tỷ đồng.
Thuế GTGT đầu ra là: 1,4 tỷ đồng x 10% = 140 triệu đồng.
Ví dụ 10: Công ty kinh doanh bất động sản C bán một căn biệt thự, giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng là 8 tỷ đồng, trong đó giá bán nhà là 5 tỷ đồng, giá đất là 3 tỷ đồng. Công ty C thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án. Khách mua phải trả tiền làm 3 lần, lần thứ nhất là 30% hợp đồng (2,4 tỷ đồng), lần thứ hai là 50% hợp đồng (4 tỷ đồng), lần thứ ba thanh toán số còn lại là 1,6 tỷ đồng thì giá tính thuế GTGT từng lần như sau :
Giá tính thuế GTGT lần đầu :
2,4 tỷ - 30% x 3 tỷ = 1,5 tỷ đồng
Giá tính thuế GTGT lần thứ hai là :
4 tỷ - 50% x 3 tỷ = 2,5 tỷ đồng
Giá tính thuế GTGT lần thứ ba là :
1,6 tỷ - 20% x 3 tỷ = 1 tỷ đồng
- Ðối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê cơ sở hạ tầng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trừ (-) tiền thuê đất phải nộp Ngân sách nhà nước.
Ví dụ 11: Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 300.000 đồng/m2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty Z thuê 5.000 m2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng) là 800.000 đồng/m2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần.
Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm đối với Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y cho Công ty Z thuê là:
(5.000 m2 x 800.000 đồng) - (5.000 m2 x 300.000 đồng) x 01 năm = 2.500.000.000 đồng.
Thuế GTGT là: 2.500.000.000 đ x 10% = 250.000.000 đồng.
1.9. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
1.10. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT = |
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) |
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%) |
1.11. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.
1.12. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế = |
Số tiền thu được |
1+ thuế suất |
Ví dụ 12: Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
- Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng.
- Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng.
Số tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng
Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB.
Giá tính thuế GTGT được tính như sau:
Giá tính thuế = |
33 tỷ đồng |
= 30 tỷ đồng. |
1 + 10% |
1.13. Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.
1.14. Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT.
Ví dụ 13: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá 1USD = 17.000 đồng Việt Nam.
Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau:
+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:
( 32.000 USD - 10.000 USD) x 17.000 đồng = 374.000.000 đồng
+ Giá tính thuế GTGT là:
374.000.000 đồng |
= |
340.000.000 đồng |
1 + 10% |
Ví dụ 14: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì doanh thu tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).
1.15. Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có).
Khoản thu từ dịch vụ này được xác định như trên là giá đã có thuế GTGT.
Ví dụ 15: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.
+ Giá tính thuế GTGT được xác định bằng:
110 triệu đồng |
= |
100 triệu đồng |
1 + 10% |
1.16. Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
1.17. Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.
1.18. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
2. Thời điểm xác định thuế GTGT như sau:
- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
- Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% nêu tại tại điểm 1.3 Mục này.
1.1. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu:
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại:
+ Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
+ Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam;
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ;
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Các hàng hóa, dịch vụ khác:
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất.
- Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa;
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% nêu tại điểm 1.3 Mục này;
- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1.2. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.
1.3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xăng, dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động.
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
2.1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.
2.2. Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
a) Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác.
b) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.
c) Thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
2.3. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi.
2.4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại điểm 3, Mục II, Phần A Thông tư này).
Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cát lát, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.
2.5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại điểm này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
2.6. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
2.7. Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt lát, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, và các sản phẩm thuỷ sản, hải sản khác.
Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
2.8. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
2.9. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; bông sơ chế; giấy in báo.
2.10. Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu.
2.11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác;
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin, sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; vật tư hoá chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.
2.12. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
2.13. Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
a) Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
b) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
c) Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm quy định tại điểm 15 mục II phần A Thông tư này.
2.14. Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT nêu tại Điểm 15, Mục II, Phần A Thông tư này;
2.15. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ 16: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:
1.1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nêu tại điểm 2 Mục này.
1.2. Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Số thuế GTGT đầu ra |
- |
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Trong đó:
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại điểm 1.10 mục II phần này.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
Ví dụ 17: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu tại Điểm 1.10, Mục I, Phần B Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ 18: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:
Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:
110 triệu |
x 10% |
= 10 triệu đồng |
1 + 10% |
Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.
Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Trường hợp xác định được bên bán đã kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
c.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
c.2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra.
c.3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
c.4. Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
c.5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ.
c.6. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
c.7. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại mục II phần A Thông tư này được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Trừ các trường hợp sau:
- Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại điểm 19.e mục II phần A Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.
c.8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn, chứng từ bỏ sót.
Ví dụ 19: Cơ sở kinh doanh A có 01 hoá đơn GTGT mua vào lập ngày 10/2/2009. Trong kỳ kê khai thuế tháng 2/2009, kế toán của cơ sở kinh doanh bỏ sót không kê khai hoá đơn này thì cơ sở kinh doanh A được kê khai và khấu trừ bổ sung tối đa là kỳ kê khai tháng 7/2009.
c.9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
c.10. Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.
Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.
Ví dụ 20: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế. Văn phòng Tổng công ty phải sử dụng kinh phí nộp cấp trên để thanh toán.
1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hoá đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục riêng trong bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua trên hai mươi triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ví dụ 21: Tháng 1/2009, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B để phục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (bao gồm cả thuế GTGT theo thuế suất 10%), theo thoả thuận trong hợp đồng đến tháng 5/2009 Công ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B.
Trong trường hợp này Công ty A được tạm kê khai thuế GTGT đầu vào vào kỳ kê khai của tháng 1/2009 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán tháng là 5/2009 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đã tạm khấu trừ (30 triệu đồng) của tháng 1/2009 phải bị kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 5/2009.
Trường hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 5/2009, Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán quan ngân hàng nhưng số tiền ghi trên chứng từ thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng thì Công ty A chỉ được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng, đồng thời Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào của kỳ kê khai tháng 5/2009 là 5 triệu đồng.
Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào.
Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm 1d, điểm 1đ Mục này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại tiết a, b điểm này và điểm 1.2 mục II phần B Thông tư này, cụ thể như sau:
c.1. Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.
c.2. Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã xuất khẩu của cơ quan hải quan.
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hoá thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất.
- Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm, hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất.
c.3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn sau đây:
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng.
- Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau:
(1) Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm).
(2) Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.
Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
(3) Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
(4) Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện thủ tục, hồ sơ như sau:
(1) Hợp đồng góp vốn.
(2) Việc sử dụng tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn vào cơ sỏ nhập khẩu ở nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
(3) Trường hợp số tiền góp vốn nhỏ hơn doanh thu hàng hoá xuất khẩu thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.
+ Trường hợp cơ sở xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có).
+ Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có).
+ Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho bên xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3.
+ Trường hợp phía nước ngoài thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng.
- Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của Chính phủ:
+ Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiền trực tiếp của người lao động thì phải có chứng từ thu tiền mặt của người lao động.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.
+ Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ; chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau:
(1) Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
(2) Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài;
(3) Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
(4) Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.
(5) Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại Điểm này.
+ Trường hợp xuất khẩu hàng hoá sang các nước có chung biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
+ Một số trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có hình thức thanh toán khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
c.4. Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hoá đơn đối với tiền công gia công của hàng hoá gia công.
d) Điều kiện, thủ tục, hồ sơ để khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hoá được coi như xuất khẩu:
d.1. Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài:
- Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam.
- Hoá đơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của phía nước ngoài;
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhận của Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận.
- Hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại tiết c.3 điểm này.
Về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Ví dụ 22: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuất khẩu. Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty B tại Việt Nam để sản xuất ra giầy hoàn chỉnh.
Trường hợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lập chứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800 triệu đồng nhận được tính thuế GTGT là 0%.
d.2. Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài:
- Hợp đồng bán hàng hóa ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ mặt hàng, số lượng, giá trị, tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhận hàng tại Việt Nam.
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ có xác nhận của cơ quan Hải quan về hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp tại Việt Nam theo chỉ định của phía nước ngoài.
- Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại Điểm 1.2. c.3 Mục này.
- Hoá đơn GTGT của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam.
- Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.
d.3. Hàng hoá, vật tư do doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài thì thủ tục hồ sơ để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng tại nước ngoài được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu.
- Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt.
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu).
d.4. Hàng hoá, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hoá tại nước ngoài theo Hợp đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ sở kinh doanh trong nước bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất của cơ quan hải quan;
- Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt.
- Hợp đồng mua bán ký giữa cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, trong đó có ghi rõ về điều kiện giao hàng, số lượng, chủng loại và trị giá hàng hoá;
- Hợp đồng uỷ thác (trường hợp uỷ thác xuất khẩu);
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
- Hoá đơn GTGT bán hàng hoá.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu nêu tại điểm d nêu trên, nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.
đ) Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
1.3. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
2.1. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
c) Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
2.2. Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ.
Ví dụ 23: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25 triệu đồng.
Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng, trong đó:
+ Nguyên liệu chính (gỗ): 14 triệu.
+ Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác: 5 triệu.
Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau:
+ GTGT của sản phẩm bán ra:
25 triệu đồng - 19 triệu đồng = 6 triệu đồng.
+ Thuế GTGT phải nộp:
6 triệu đồng x 10% = 0,6 triệu đồng.
- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.
- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.
Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
b) Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%.
- Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%.
c) Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định.
IV. HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
2. Trong một số trường hợp việc sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ được thực hiện cụ thể như sau:
2.1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT, hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT.
2.2. Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.
Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.
2.3. Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu), thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT.
Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu.
Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT. Trường hợp này cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải lưu liên 2 tại doanh nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu đăng ký với cơ quan Thuế tự in và phát hành hóa đơn sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu để xuất cho khách hàng nước ngoài, thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng hóa đơn tự in để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.
2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ:
a) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
Đối với cơ sở có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở phải có quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.
2.5. Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá.
2.6. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:
a) Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cở sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.
2.7. Cơ sở kinh doanh làm đại lý thu mua hàng hóa theo các hình thức khi trả hàng hóa cho cơ sở uỷ thác thu mua phải lập hóa đơn cho hàng hóa thu mua đại lý và hoa hồng được hưởng (nếu có).
2.8. Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua, số thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra.
2.9. Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hoá đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hoá đơn điều chỉnh thuế GTGT.
2.10. Cơ sở kinh doanh xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ theo quy định, khi bán hàng cơ sở lập hoá đơn theo quy định.
2.11. Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ. Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hoá đơn làm căn cứ tính thuế.
2.12. Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
2.13. Cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư cơ sở hạ tầng để bán, cho thuê; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì lập hoá đơn như sau:
a) Dòng giá bán ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng (trên hoá đơn ghi tách riêng giá bán nhà và giá đất hoặc giá thuê đất, giá cho thuê cơ sở hạ tầng); doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói chưa có thuế GTGT.
b) Dòng giá tính thuế GTGT là giá được xác định theo điểm 1.8 mục I phần B Thông tư này; doanh thu vận tải; doanh thu du lịch đã trừ các chi phí phát sinh ở nước ngoài như ăn, ở, cước vận chuyển.
c) Dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì khi thu tiền, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT. Giá đất được trừ tính theo tỷ lệ (%) của số tiền thu theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng với giá đất được tính trừ tại thời điểm chuyển nhượng (thời điểm thu tiền lần đầu theo tiến độ) theo quy định.
2.14. Cơ sở cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải lập hoá đơn theo quy định.
Cơ sở hoạt động cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hoá đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn cho thuê tài chính phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu).
Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hoá đơn.
Khi thuế GTGT của tài sản thuê mua tài chính đã được khấu trừ hết và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơ sở đi thuê, bên cho thuê thực hiện chuyển cho cơ sở thuê toàn bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ sở phải kê khai, tính thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hoá đơn lập nêu trên.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê tài chính, mà chỉ nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra và Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, trong đó chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng mua vào chỉ ghi tiền thuế giá trị gia tăng của tài sản cho thuê phân bổ phù hợp với hoá đơn giá trị gia tăng lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai. Cơ sở nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính.
Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến bên cho thuê phải thu hồi tài sản, bên cho thuê phải thông báo cho bên đi thuê và xác định rõ số thuế GTGT đã trả, số thuế GTGT chưa trả. Khi bên cho thuê tiếp tục cho đơn vị khác thuê thì số thuế GTGT chưa thu đủ, cơ sở cho thuê tính để thu tiếp theo hợp đồng mới.
Trường hợp tài sản cho thuê một thời gian, cơ sở cho thuê bán lại cho cơ sở đi thuê hoặc cơ sở khác thì cơ sở cho thuê phải tính thuế GTGT cho tài sản bán, lập hoá đơn GTGT, cơ sở chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản chưa thu đủ.
Trường hợp bên cho thuê và bên đi thuê cùng bỏ vốn mua tài sản, bên cho thuê chỉ thu tiền thuê (vốn và lãi) tương ứng với số vốn bỏ ra thì hoá đơn mua tài sản cho thuê do cơ sở cho thuê quản lý đến khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Số thuế GTGT tương ứng với số vốn bên cho thuê bỏ ra được tính vào hoá đơn thu tiền lần đầu.
Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong, số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thoả thuận thuê tiếp thì hoá đơn lập cho doanh thu lần sau không tính thuế GTGT.
2.15. Cơ sở kinh doanh ngoại tệ có hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài, cơ sở lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Cơ sở phải lưu giữ các chứng từ giao dịch với bên mua, bán ở nước ngoài theo đúng pháp luật về kế toán. Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở trong nước phải lập hoá đơn theo quy định.
2.16. Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý nếu mua của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào.
2.17. Các doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn tự phát hành) theo quy định của Bộ Tài chính.
2.18. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.
a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.
b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là cơ sở kinh doanh:
b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất;
- Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;
- Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;
- Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
- Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
2.19. Đối với cơ sở kinh doanh nhận tiền hỗ trợ của các cơ sở kinh doanh khác thì khi nhận tiền cơ sở kinh doanh lập chứng từ thu và xác định là khoản thu nhập khác để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền hỗ trợ, căn cứ mục đích hỗ trợ đã được ghi trong hợp đồng hỗ trợ để lập chứng từ chi tiền.
2.20. Đối với cơ sở kinh doanh xuất hàng hoá dưới các hình thức cho, vay, mượn hoặc hoàn trả hàng hoá thì phải viết hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định như trường hợp mua, bán hàng hoá thông thường.
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ 24: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai thuế |
Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng |
Thuế đầu ra phát sinh trong tháng |
Thuế phải nộp |
Luỹ kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ |
Tháng 12/2008 |
200 |
100 |
- 100 |
- 100 |
Tháng 1/2009 |
300 |
350 |
+50 |
- 50 |
Tháng 2/2009 |
300 |
200 |
- 100 |
- 150 |
Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.
4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.
Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu; đối với uỷ thác gia công xuất khẩu, là cơ sở nhận gia công ký hợp đồng trực tiếp với phía nước ngoài; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hoá xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hoá, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.
5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
6.1. Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
6.2. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.
Ví dụ 25: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
8. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 Phần này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề); có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Một số trường hợp cụ thể, việc khai thuế, nộp thuế GTGT và thủ tục luân chuyển chứng từ được hướng dẫn như sau:
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
Cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Trường hợp cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế tại trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Số thuế GTGT người nộp thuế đã nộp cho cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính.
Ví dụ 26: Doanh nghiệp A đóng trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc tại Bà Rịa-Vũng Tàu, sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT với thuế suất 10%. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán. Do đó, hàng tháng doanh nghiệp A có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế GTGT cho cơ sở hạch toán phụ thuộc theo tỷ lệ 2% trên doanh thu theo giá bán cchưa có thuế GTGT đối với hàng hoá do cơ sở sản xuất phụ thuộc tại Bà Rịa-Vũng Tàu sản xuất. Số thuế GTGT đã nộp cho cơ sở hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp A tại TP Hồ Chí Minh.
2. Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan thuế
Người nộp thuế nộp thuế GTGT phát sinh ở nơi đóng trụ sở chính cho Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi người nộp thuế đăng ký kê khai thuế, đồng thời nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) cho các cơ sở sản xuất phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính. Các chứng từ nộp thuế được lập riêng cho từng Kho bạc nhà nước, trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ tài khoản thu ngân sách nhà nước các địa phương nơi phát sinh khoản thu ngân sách.
Trường hợp người nộp thuế nộp tiền mặt tại Kho bạc nhà nước nơi đóng trụ sở chính thì Kho bạc Nhà nước chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.
2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ 01/01/2009, thay thế các Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 và Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ Tài chính.
2. Cơ sở kinh doanh đóng tàu có hợp đồng đóng tàu với khách hàng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành theo giá đã có thuế GTGT tính theo mức thuế suất 5% nhưng đến ngày 31/12/2008 chưa hoàn thành, nghiệm thu bàn giao thì tiếp tục được áp dụng thuế suất 5% cho các hợp đồng này. Cơ sở kinh doanh đóng tàu phải thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế trực tiếp quản lý danh sách các hợp đồng đóng tàu dở dang chuyển sang năm 2009 kèm theo bản sao các hợp đồng trước ngày 31/3/2009.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 129/2008/TT-BTC |
Hanoi, December 26, 2008 |
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE VALUE-ADDED TAX LAW AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 123/2008/ND-CP OF DECEMBER 8, 2008, DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE VALUE-ADDED TAX LAW
Pursuant to Value-Added Tax Law No. 13/2008/QH12 of June 3, 2008;
Pursuant to Tax Administration Law No. 78/2006/QH11 of November 29, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 123/2008/ND-CP of December 8, 2008, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Value-Added Tax Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
The Finance Ministry guides implementation of value-added tax (VAT) as follows:
I. TAXABLE OBJECTS AND TAXPAYERS
1. Taxable objects
Liable to VAT are goods and services used for production, business and consumption in Vietnam (including goods and services purchased from organizations and individuals abroad), except for those not liable to VAT specified in Section II, Part A of this Circular.
2. Taxpayers
VAT payers are organizations and individuals producing and trading in VAT-liable goods and services in Vietnam, regardless of their business lines, forms and organization (below referred to as business establishments) and organizations and individuals that import goods or purchase services liable to VAT from abroad (below referred to as importers), including:
2.1. Business organizations established and registering business under the Law on Enterprises, the Law on State Enterprises (now the Law on Enterprises) or the Law on Cooperatives;
2.2. Economic organizations of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed forces units, non-business organizations and other organizations;
2.3. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Law on Investment); foreign organizations and individuals conducting business activities in Vietnam without establishing legal entities in Vietnam;
2.4. Individuals, households, independent groups of business people and other business entities conducting in production, business or import activities.
2.5. Organizations and individuals that conduct production or business in Vietnam and purchase services (including services associated with goods) from foreign organizations without permanent establishments in Vietnam or overseas individuals who do not reside in Vietnam.
1. Products of cultivation (including products from plantation forests) and husbandry, cultured and fished aquatic and marine products which have not yet been processed into other products or have just been preliminarily processed then sold by producing or fishing organizations or individuals themselves and at the stage of importation.
Products preliminarily processed by ordinary methods are those which have just been cleaned, sun-dried, heat-dried, peeled, pitted, sliced, salted, chilled or otherwise ordinarily preserved.
Example 1: Sun-drying, heat-drying, peeling, pitting or slicing of cultivation products; cleaning, sun-drying, heat-drying, salting or icing of cultured or fished aquatic and marine products.
2. Products being breeding animals and plant varieties, such as breeding eggs and animals, saplings, seeds, sperms, embryos, genetic materials at the stages of rearing, importation and trading. Products that are breeding animals and plant varieties not liable to VAT are those imported and traded by establishments which have been granted breeding animal or plant variety business registration certificates by state management agencies. Products that are breeding animals or plant varieties subject to quality standards promulgated by the State must satisfy the State-prescribed conditions.
3. Water irrigation and drainage; soil plowing and harrowing; intra-field canal and ditch dredging for agricultural production; services of harvesting farm produce.
4. Salt products made from seawater, natural rock salt, refined salt and iodized salt, the principal component of which has the chemical formula NaCI.
5. State-owned residential houses sold by the State to their current tenants.
6. Transfer of land use rights.
7. Life insurance covering human health insurance and accident insurance in a life insurance package; student insurance and such person insurance services as sailor or crew member accident insurance, person accident insurance (including also insurance for accidents, life and combined hospitalization), passenger accident insurance, tourist insurance, accident insurance for drivers and driver assistants and persons aboard vehicles, insurance for sterilized persons, insurance of allowance for surgical operations, insurance for individuals’ lives, insurance for electricity users and other kinds of insurance related to humans; insurance for livestock, plants, other agricultural insurance services; reinsurance.
8. Financial services:
a/ Credit provision services, covering provision of loans, discount and rediscount of negotiable instruments and other valuable papers; guarantee; financial leasing and other lawful forms of credit provision by Vietnam-based financial and credit institutions.
b/ Securities trading activities, including securities brokerage, securities dealing, securities issuance underwriting, securities investment counseling, securities depository, securities investment fund and portfolio management, market organization services provided by stock exchanges or securities trading centers, and other business activities specified by the securities law.
Market organization services provided by stock exchanges or securities trading centers include listing acceptance, listing management, trading management, trading member management, supply of information relating to listing management, trading management, and other relevant services.
c/ Capital transfer covers the transfer of part or the whole of the invested capital amount, including the sale of enterprises to other enterprises for production and business; securities transfer; and other forms of capital transfer under law.
d/ Derivative financial services, including interest rate swap, forward contracts, future contracts, foreign currency put and call options and other derivative financial services under law.
9. Healthcare and animal health services, including medical examination and treatment and preventive medicine services for humans and livestock, birth control services, health convalescence and functional rehabilitation services for patients. Healthcare services cover also transportation of patients, lease of patient rooms and beds of medical establishments; test, screening, radiograph, blood and blood preparations for patients.
10. Public-utility post and telecommunications services and Internet services universalized under the Government’s programs; post and telecommunications services provided from abroad to Vietnam (incoming services).
11. Public services, including sanitation and water drainage in streets and residential quarters; maintenance of zoos, flower gardens, parks and greeneries along streets and public lighting; and funeral services. Services mentioned at this Point are irrespective of their funding sources.
Specifically:
a/ Public services of sanitation and water drainage in streets and residential quarters cover activities of collecting and disposing of garbage and wastes; draining and treating wastewater. Sanitary and water drainage services, such as cleaning and sanitizing offices of organizations and individuals provided by business establishments are liable to VAT.
b/ Maintenance of zoos, flower gardens, parks and greeneries along streets covers activities of managing, planting, tending trees and protecting birds, animals in parks, zoos, public places and national parks.
c/ Public lighting means lighting of streets, lanes and alleys in residential areas, flower gardens and parks.
d/ Funeral services provided by establishments with the function of providing funeral services cover activities of leasing houses, hearses and cars in service of funeral, burial, cremation and disinterment.
12. Maintenance, repair and construction of cultural, art and public-utility works, infrastructures and gratitude houses for social policy beneficiaries funded with people’s contributions and humanitarian aid.
For maintenance, repair or construction of works, which is funded with capital other than people’s contributions (including contributed amounts and financial supports of organizations and individuals) and humanitarian aid, not exceeding 50% of the total capital used for those works, the whole value of the works is not liable to tax.
Social policy beneficiaries include people with meritorious services under the law on people with meritorious services; social relief beneficiaries who enjoy state budget allowances; members of households classified as poor or living just above the poverty line; and other cases provided for by law.
13. Teaching and vocational training specified by law, including also teaching of foreign languages, informatics, dancing, singing, painting, music, drama, circus, physical training, sports, child nursing, and other jobs in order to train, retrain and raise the educational levels and professional knowledge.
For education establishments from pre-schools to upper secondary schools that collect charges for meals of their pupils, these charges are not liable to VAT.
14. Radio and television broadcasting funded with the state budget.
15. Publication, import and distribution of newspapers, magazines and specialized bulletins, political books, textbooks, teaching course books, law books, scientific and technical books, books printed in ethnic minority languages, and pictures, photos and posters for propaganda and mass agitation purposes, including those recorded in audio-visual tapes and disks or encrypted into electronic data; printing of banknotes.
Newspapers, magazines and specialized bulletins, including also transmission of their pages.
Political books are books disseminating the political line of the Party and the State, serving political tasks under specific themes or topics, serving anniversaries or traditional days of organizations, levels, branches and localities; statistical books, books propagating the good people and good deeds movement; books of speeches, research and theoretical papers of Party and State leaders.
Textbooks (including those recorded in audio-visual tapes and disks or encrypted into electronic data) are books used for teaching and learning at the levels from preschool to upper secondary school (including reference books for teachers and pupils, relevant to the contents of education curricula).
Teaching course books are books used for teaching and learning in universities, colleges, professional secondary and vocational training schools.
Law books are books of legal documents of the State.
Scientific and technical books are books used for introducing and guiding scientific and technical knowledge directly related to production and various scientific and technical branches.
Books printed in ethnic minority languages also include books printed bilingual in Vietnamese and an ethnic minority language.
Propaganda and mass agitation pictures, photos and posters are pictures, photos, posters, leaflets and brochures used for propaganda and mass agitation purposes, slogans, leaders’ pictures, the Party’s flag, the national flag, the Youth Union’s flag, the Young Pioneers League’s flag.
Audio or video tapes and disks recorded with the contents of newspapers, magazines, specialized bulletins or books specified at this Point.
16. Mass transit by bus and tramcar means public transportation of passengers by bus or tramcar along specified routes within provinces, urban centers and in their vicinities under the Transport Ministry’s regulations.
17. Goods which cannot be produced at home and imported in the following cases:
a/ Machinery, equipment and supplies imported for direct use in scientific research and technological development activities;
b/ Machinery, equipment, spare parts, special-purpose means of transport and supplies which need to be imported to serve activities of prospecting, exploring and developing oil and gas fields;
c/ Aircraft (including aircraft engines), derricks and ships imported to form fixed assets of enterprises or hired from abroad for production, business or lease.
In order to identify goods not liable to VAT at the stage of importation specified at this Point, importers shall produce to customs offices documents under the Finance Ministry’s guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; import and export duties and tax administration regarding imports and exports.
The Planning and Investment Ministry shall promulgate the list of machinery, equipment and supplies which can be produced at home, for use in distinguishing them from those which cannot be produced at home and need to be imported for direct use in scientific research and technological development; the list of machinery, equipment, spare parts, special-purpose means of transport and supplies which can be produced at home, for use in distinguishing them from those which cannot be produced at home and need to be imported for prospecting, exploring and developing oil and gas fields; and the list of aircraft, derricks and ships which can be produced at home, for use in distinguishing them from those which cannot be produced at home and need to be imported to form fixed assets of enterprises or hired from abroad for production, business or lease.
18. Weaponry and military equipment for exclusive use in defense and security.
a/ Non-taxable weaponry and military equipment for exclusive use in defense and security guided at this Point are those on the list of weaponry and military equipment for exclusive use in defense and security promulgated by the Finance Ministry after reaching agreement with the Defense Ministry and the Public Security Ministry.
Weaponry and military equipment not liable to VAT as guided at this Point must be finished products in complete sets or parts, accessories and packages used exclusively for assembling and preserving finished products. When weaponry and military equipment used exclusively in defense and security need to be repaired, their repair services provided by enterprises of the Defense Ministry or the Public Security Ministry are not liable to VAT.
b/ Weaponry and military equipment (including supplies, machinery, equipment and spare parts) used exclusively in service of defense and security are, when imported, exempt from import duty under the Import Tax and Export Tax Law, or are, when imported within annual quotas approved by the Prime Minister, not liable to VAT.
Dossiers and procedures for the import of weaponry and military equipment which are not liable to VAT at the importation stage comply with the Finance Ministry’s guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; import and export duties and tax administration regarding imports and exports.
19. Imported goods and goods and services sold to organizations and individuals for use as humanitarian or non-refundable aid in the following cases:
a/ Goods imported for use as humanitarian aid or non-refundable aid goods with the Finance Ministry’s certification;
b/ Gifts given under the law on gifts and presents for state agencies, political organizations, socio-political organizations, political-socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations or people’s armed forces units;
c/ Presents and gifts given under the law on gifts and presents to individuals in Vietnam;
d/ Personal effects of foreign organizations and individuals within diplomatic immunity limits under the law on diplomatic immunities; and personal effects brought along by overseas Vietnamese upon their return to the country;
e/ Personal effects within duty-free luggage limits;
The quota quantities of imported goods not liable to VAT at the importation stage are equal to the import duty-free quantities prescribed in the Import Tax and Export Tax Law and guiding documents.
Goods imported by organizations and individuals entitled to diplomatic immunities under the Ordinance on Diplomatic Immunities are not liable to VAT. If these organizations or individuals purchase goods and services in Vietnam and pay VAT thereon, they will be refunded paid VAT amounts under the guidance at Point 7, Part C of this Circular. The subjects, goods and procedural dossiers for enjoying VAT exemption guided at this Point comply with the Finance Ministry’s guidance on the refund of VAT to diplomatic missions, consular offices and representative agencies of international organizations in Vietnam.
Dossiers and procedures for handling imported goods which are not liable to VAT at the importation stage comply with the Finance Ministry’s guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; import and export duties and tax administration regarding imports and exports.
f/ Goods and services sold to foreign organizations or individuals or international organizations for use as humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam.
The procedure for international organizations or foreigners to purchase goods and services in Vietnam for use as humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam and enjoy VAT exemption: International organizations or foreigners shall send to the sellers documents clearly stating the names of the international organizations or foreigners purchasing goods for use as humanitarian aid or non-refundable aid to Vietnam, the quantity or value of the purchased goods; and written certification by the Finance Ministry of such aid.
When selling these goods, the business establishments shall issue invoices as guided in Section IV, Part B of this Circular, clearly indicating on these invoices that the goods are sold to foreign organizations or individuals or international organizations for use as non-refundable aid or humanitarian aid and not liable to VAT, and keep the above-said documents of international organizations or Vietnamese representative agencies for tax declaration.
20. Goods transported from/to border gate under customs supervision, transited through the Vietnamese territory; goods temporarily imported for re-export, goods temporarily exported for re-import; raw materials imported for production or processing of goods for export under export production or processing contracts signed with foreign parties.
Goods and services that are sold and purchased between foreign countries and non-tariff zones and among non-tariff zones.
Non-tariff zones include export processing zones, export processing enterprises, bonded zones, bonded warehouses, special commercial and economic zones, commercial and industrial zones and other economic zones established and enjoying tax incentives like non-tariff zones under the Prime Minister’s decisions. Goods purchase, sale and exchange relations between these zones and outside areas are import and export relations.
Dossiers and procedures for the determination and non-collection of VAT in these cases comply with the Finance Ministry’s guidance on customs procedures; customs inspection and supervision; import and export duties and tax administration regarding imports and exports.
21. Technology transfer under the Technology Transfer Law; assignment of intellectual property rights under the Intellectual Property Law. For contracts on technology transfer accompanied by machinery and equipment transfer, only the value of transferred technology or assigned intellectual property rights is not liable to VAT. If the value of transferred technology or assigned intellectual property rights cannot be separated, VAT will be imposed on both the value of transferred technology or assigned intellectual property rights and that of machinery and equipment.
Computer software includes software products and software services as specified by law.
22. Gold imported in the form of bar or ingot and gold not yet fashioned into fine-art articles, jewelry or other products.
Gold in the form of bar or ingot and unfashioned gold shall be determined under legal provisions on gold management and trading.
23. Export products that are unprocessed exploited natural resources and minerals.
Unprocessed exploited natural resources and minerals are those not yet processed into other products, including also minerals already screened, sorted or treated for higher concentrations or other natural resources already cut or split.
24. Artificial products used for substitution of diseased people’s organs, including also those being body parts for permanent implantation in human bodies; crutches, wheelchairs and other tools used exclusively for people with disabilities.
25. Goods and services of business individuals with average monthly incomes lower than the common minimum salary level applicable to domestic organizations and enterprises under the Government’s regulations on region-based minimum salary levels applicable to employees of companies, enterprises, cooperatives, cooperation groups, farms, households, individuals and other Vietnamese organizations.
26. The following goods and services:
a/ Goods for duty-free sale at duty-free shops under the Prime Minister’s regulations.
b/ National reserve goods sold by the National Reserves.
c/ Services for which charges or fees are collected by the State under the law on charges and fees.
d/ Sweeping of bombs, land mines and explosive objects performed by defense units at projects invested with state budget capital.
Any change in the use purposes of goods not liable to VAT at the importation stage must be declared for VAT payment at the importation stage under regulations to customs offices where customs declarations are registered. VAT will be calculated from the time of change of the use purposes. Organizations and individuals that sell goods on the domestic market shall declare and pay VAT to tax offices directly managing them under regulations.
B. TAX BASES AND TAX CALCULATION METHODS
The bases for calculating VAT are taxable price and tax rate.
1. Taxable prices of goods or services are specified as follows:
1.1. For goods and services sold or provided by production and business establishments, their taxable prices are VAT-exclusive sale prices. For goods and services subject to excise tax. Their taxable prices are sale prices inclusive of excise tax but exclusive of VAT.
The taxable prices of goods or services cover also additional levies and surcharges collected in addition to the goods or service prices which are enjoyed by business establishments, excluding those which business establishments shall remit into the state budget. When business establishments apply reduced sale prices or commercial discounts for their customers (if any), taxable prices are reduced or commercially discounted sale prices for customers.
1.2. For imported goods, their taxable prices are import prices at border gates plus (+) import duty (if any) and plus (+) excise tax (if any). Import prices at border gates are determined according to regulations on dutiable prices of imported goods.
For imported goods eligible for import duty exemption or reduction, their taxable prices are import prices plus (+) import duty to be paid after the exemption or reduction.
1.3. For goods and services used for barter, internal consumption, presentation as gifts, donation or payment of salaries to laborers, their taxable prices are taxable prices of goods or services of the same or similar types at the time such activities are carried out.
Goods and services used for internal consumption are those manufactured or provided by business establishments for their internal consumption, excluding those for further use in their manufacture or business operations.
Goods for internal circulation, including those ex-warehoused for transfer from one warehouse to another, or supplies or semi-finished products ex-warehoused for further use in manufacture operations of a production or business establishment are not subject to VAT calculation and payment.
Example 2: Establishment A manufactures electric fans and installs 50 fans at its workshops, the sale price (exclusive of VAT) of this type of fans is VND 1,000,000/fan. The output VAT amount payable for these internally used fans is:
VND 1,000,000/fan x 50 fans x 10% = VND 5,000,000
Example 3: Establishment B produces garments and has a yarn workshop and a sewing workshop. If it transfers finished yarn from the yarn workshop to the sewing workshop for further use in the production process, it is not required to calculate and pay VAT for the yarn quantities ex-warehoused to the sewing workshop.
Example 4: Production establishment C is engaged in both manufacturing livestock feeds and raising cattle. VAT shall be imposed on the manufactured livestock feed quantity put for sale but establishment C is not required to calculate and pay VAT on its livestock feed quantity used for cattle raising which is not liable to VAT. The creditable input VAT amount on livestock feed manufacture operations shall be allocated according to the ratio of livestock feed sale turnover to the total of livestock feed sale turnover and livestock sale turnover.
1.4. For services of leasing such assets as houses, offices, workshops, warehouses, wharves, yards, means of transport, machinery, equipment, etc., their taxable prices are VAT-exclusive rents.
In case of leasing with rent paid in installments or prepaid for a leasing term, the taxable price is each VAT-exclusive rent installment or prepaid rent amount for that leasing term.
In case of lease of foreign machinery, equipment or means of transport which cannot be manufactured at home for sub-lease, the taxable price is exclusive of the rent payable to the foreign party.
Asset rent rates are those agreed upon by involved parties and stated in their contracts. When a rent rate bracket is prescribed by law, rent rates must be within that bracket.
1.5. For goods sold on installment or deferred payment, their taxable prices are lump-sum VAT-exclusive sale prices, excluding interests on installment or deferred payments.
Example 5: A motorbike trading company sells 100 cc Honda motorbikes. The VAT-exclusive installment sale price of these motorbikes is VND 25.5 million (including an installment payment interest of VND 0.5 million). The taxable price is VND 25 million.
16. For goods processing, taxable prices are VAT-exclusive processing prices under processing contracts, consisting of remunerations, costs of fuel, power, auxiliary materials and other expenses for the processing operation.
17. For construction and installation, the taxable price is the VAT-exclusive value of the completed and handed over work, work item or job.
1.7.1. For cases of construction and installation involving the contracted supply of materials, taxable prices are construction and installation prices inclusive of the VAT-exclusive value of materials.
Example 6: Construction company B enters into a work construction contract, covering also the value of construction materials. The VAT-exclusive total payment value is VND 1,500 million, of which the VAT-exclusive value of construction materials is VND 1,000 million. Then the taxable price is VND 1,500 million.
1.7.2. For cases of construction and installation without the contracted supply of materials, the taxable price is the construction and installation value exclusive of the VAT-exclusive value of materials.
Example 7: Construction company B enters into a work construction contract not covering the value of construction materials. If the total VAT-exclusive value of the work is VND 1,500 million and the VAT-exclusive value of construction materials supplied by investor A is VND 1,000 million, then the taxable price in this case is VND 500 million (VND 1,500 million - VND 1,000 million).
1.7.3. For cases of construction and installation with payments to be made for each completed and taken-over construction item or based on the value of the completed and taken-over construction and installation volume, the taxable price is the VAT-exclusive value of the completed and taken-over construction item or work volume.
Example 8: Textile company X (party A) hires construction company Y (party B) to perform construction and installation work to expand a workshop.
The total VAT-exclusive value of the work is VND 200 billion, including:
- The construction and installation value: VND 80 billion
- The value of equipment supplied and installed by party B: VND 120 billion.
- VAT amount 10%: (80 + 120) x 10% = VND 20 billion.
- Total amount payable by party A: VND 220 billion:
- Party A shall:
+ Receive the workshop handed over, account it as an increase of VND 200 billion (VAT-exclusive value) in the value of its fixed assets for depreciation purpose.
+ Declare and credit the VAT amount of VND 20 billion against the output VAT on sold goods or request tax refund under regulations.
If party A tests, takes over the work and accepts to make payment to party B per construction item (presuming that a VND 80-billion construction and installation volume is tested, taken over and paid for first) then the taxable price is VND 80 billion.
1.8. For real estate business activities, taxable prices are real estate transfer prices minus (-) actual land prices (or land rent rates) at the time of land transfer. In case land prices at the time of transfer declared by taxpayers are not reliable for determining reasonable taxable prices under law, land prices to be subtracted (or land rent rates) are those set by provincial/municipal People’s Committees at the time of real estate transfer. Land prices to be subtracted for determining taxable prices must not exceed sums of money collected from land customers.
For establishments building and trading in infrastructure works or building houses for sale or transfer and collecting sums of money from customers according to the project implementation or payment collection schedules indicated in contracts, land prices to be subtracted are actual land prices at the time of first collection according to schedule. Land prices to be subtracted shall be calculated according to the ratio (%) of sums of money collected according to project implementation or payment collection schedules indicated in the contracts to actual land prices at the time of transfer (the time of first collection according to the project implementation or payment collection schedule).
Example 9: Housing Investment and Development Company A is allocated by the State 10,000 m2 of land for building houses for sale. The company sells one house on a land area of 100 m2 at a total of VND 2 billion, exclusive of VAT, including the house sale price and land use rights transfer price (of which the price of the house with infrastructure works is VND 1.2 billion and the land use rights transfer price declared by the Company is VND 8 million per m2).
The managing tax office holds that the price declared by the Company is insufficient for determining a reasonable taxable price under law.
At the time of transfer, the land price set by the local People’s Committee is VND 6 million per m2, then the taxable price of the above house is:
VND 2 billion - (VND 6 million x 100/m2) = VND 1.4 billion.
The output VAT is: VND 1.4 billion x 10% = VND 140 million
Example 10: Real Estate Business Company C sells a villa at the price of VND 8 billion as stated in the transfer contract, including the villa sale price of VND 5 billion and the land price of VND 3 billion. Company C collects the payment according to the project implementation schedule. The customer makes the payment in three installments. The first installment is 30% of the contract value (VND 2.4 billion), the second installment is 50% of the contract value (VND 4 billion) and the third installment is the remaining 20% (VND 1.6 billion), the taxable price for each installment is as follows:
The taxable price for the first installment:
VND 2.4 billion - 30% x VND 3 billion = VND 1.5 billion
The taxable price for the second installment:
VND4 billion - 50% x VND 3 billion = VND 2.5 billion
The taxable price for the third installment:
VND 1.6 billion - 20% x VND 3 billion = VND 1 billion
- For business establishments leased land by the State for building infrastructure works for lease, taxable prices are VAT-exclusive infrastructure lease rates minus (-) land rents to be remitted into the state budget.
Example 11: Industrial Park Infrastructure Investment and Dealing Company Y is leased by the State 500,000 m2 of land for 50 years for building technical infrastructure works for lease. The land rent rate is VND 300,000/m2/year. After building infrastructure works, company Y leases 5,000 m2 to company Z for 20 years for building a factory at a VAT-exclusive land rent rate (excluding public-facility charges) of VND 800,000/m2/year. Company Z pays the infrastructure rent once a year.
The taxable price for an annual rent from the lease of the infrastructure is:
(5,000 m2 x VND 800,000) - (5,000 m2 x VND 300,000) x 1 year = VND 2,500,000,000.
The VAT amount is: VND 2,500,000,000 x 10% = VND 250,000,000.
1.9. For goods and service sale and purchase agency and brokerage activities, remunerated or commissioned import or export consignment activities, taxable prices are VAT-exclusive remunerations or commissions earned from these activities.
1.10. For goods and services with payment documents showing VAT-inclusive payment prices, such as stamps, freight or fare tickets or construction lottery tickets, their VAT-exclusive prices shall be determined as follows:
VAT- exclusive price |
= |
Payment price (ticket or stamp price) |
1 + VAT rate of the goods or service (%) |
1.11. For electricity supplied by hydropower plants being dependent-accounting units of the Vietnam Electricity Group, the taxable price for determining payable VAT amounts in a locality where such a plant is located is equal to 60% of the VAT-exclusive average commercial electricity sale price in the previous year. In case the average commercial electricity sale price in the previous year cannot be determined, a price for temporary VAT calculation announced by the Group may apply but must not be lower than the price of the preceding year. If the average commercial electricity sale price in the previous year can be determined, declarations for difference adjustment shall be made in the declaration period of the month when the official price is available. The determination of the average commercial electricity sale price in a year must be made before March 31 of the following year.
1.12. For casino, prized video game or betting game services, taxable prices are excise tax-inclusive sums of money earned from these activities minus prizes paid to customers.
The taxable price shall be calculated according to the following formula:
Taxable price |
= |
Earned sum of money |
1 + tax rate |
Example 12: In a tax period, a casino service establishment records the following Figures:
- Cash amount collected from customers for token exchange at counters before playing games: VND 43 billion.
- Cash amount paid to customers for tokens returned after playing games: VND 10 billion.
Cash amount actually collected by the establishment: VND 43 billion - VND 10 billion = VND 33 billion.
The cash amount of VND 33 billion is the establishment’s turnover inclusive of VAT and excise tax.
The taxable price is calculated as follows:
Taxable price |
= |
VND 33 billion |
= |
VND 30 billion |
1 + 10% |
1.13. For transportation, loading and unloading, taxable prices are VAT-exclusive freight or loading and unloading charge rates, regardless of whether establishments directly undertake the transportation, loading and unloading or hire such service.
1.14. For tourist services in the form of tours under contracts signed with tourists at package prices (inclusive of meal, accommodation and travel), these package prices are regarded as VAT-inclusive prices.
In case the package price covers also air fares for tourists coming from abroad into Vietnam and from Vietnam to abroad, expenses for meals, lodgings and sight-seeing and some other expenses incurred abroad (if with lawful receipts), sums of money collected from tourists to cover these expenses may be subtracted from taxable prices (turnover).
Example 13: The Ho Chi Minh City Tourist Company performs a package tour contract with Thailand for 50 tourists for five days in Vietnam with a total payment of USD 32,000. The Vietnamese side has to pay for airfares, meals, accommodation, and sight-seeing tours under the agreed program, of which the airfares from Thailand to Vietnam and vice versa cost USD 10,000. The applicable USD/VND exchange rate is 1/17,000.
The taxable price under this contract is determined as follows:
+ Turnover liable to VAT is:
(USD 32,000 - USD 10,000) x VND 17,000 = VND 374,000,000
+ The taxable price is:
VND 374,000,000 |
= |
VND 340,000,000 |
1 + 10% |
Example 14: Hanoi Tourist Company performs a contract for taking tourists from Vietnam to China on a five-day tour at the package price of USD 400/person. If it has to pay a Chinese tourist company USD 300/person, its taxable turnover is USD 100/person (USD 400 - USD 300).
1.15. For pawning service, taxable prices are amounts to be collected from this service, including interests receivable from pawn loans and other proceeds from the sale of pawned articles (if any).
Revenues from this service, which are determined as above, are VAT-inclusive prices.
Example 15: A pawning company generates in the tax period a pawning turnover of VND 110 million.
+ The taxable price is determined as follows:
VND 110 million |
= |
VND 100 million |
1 + 10% |
1.16. For VAT-liable books sold at their distribution prices (cover prices) under the Publication Law, these sale prices shall be determined as VAT-inclusive prices for calculating selling establishments’ VAT and turnover. For books which are sold at prices other than their cover prices, VAT shall be calculated on the basis of actual sale prices.
1.17. For printing activities, taxable prices are printing costs. If a printing establishment performs printing contracts with payment prices covering also printing and paper costs, the taxable price also includes the paper cost.
1.18. For services of assessment agency, agency for indemnity consideration, agency for claim for compensations by third parties and agency for handling of wholly compensated goods for remunerations or commissions, taxable prices are earned VAT-exclusive remuneration or commission amounts (not yet subtracted with any expenses) collected by the insurance enterprises.
Taxable prices shall be calculated in Vietnam dong. If taxpayers have foreign-currency turnover, they shall convert it into Vietnam dong at the average inter-bank exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of turnover generation, for determining taxable prices.
2. The time of determining VAT is as follows:
- For sale of goods, it is the time of transfer of the right to own or use goods to purchasers, regardless of whether sellers have collected the money.
- For provision of services, it is the lime of completing service provision or the time of billing the service provision, regardless of whether providers have collected the money.
- For supply of electricity and clean water, it is the date of recording water or electricity meter readings for writing on water or electricity bills.
- For activities of dealing in real estate, building infrastructure or houses for sale, transfer or lease, it is the time of collection of money according to project implementation or payment collection schedules stated in contracts. Based on collected sums of money, business establishments shall declare output VAT amounts arising in the period.
- For construction and installation, it is the time of takeover test and handover of completed works, work items, construction or installation volumes, regardless of whether contractors have collected the money.
- For imported goods, it is the time of registration of customs declarations.
VAT rates for goods and services are applied as follows:
1. The tax rate of 0% is applicable to exported goods and services; construction and installation of works of export processing enterprises; goods sold to duty-free shops; international transportation; exported goods and services not liable to VAT (except for cases not subject to the tax rate of 0% specified at Point 1.3 of this Section.
1.1. Exported goods and services:
a/ Exported goods include:
- Goods exported abroad, including those exported under consignment;
- Goods sold into non-tariff zones under the Prime Minister’s regulations; goods sold to duty-free shops;
- Goods treated as exports under the commercial law:
+ Intermediary processed goods under the commercial law regarding activities of international goods purchase and sale and activities of goods purchase, sale and processing agency with foreign parties.
+ Processed goods for on-spot export under the commercial law regarding activities of international goods purchase and sale and activities of goods purchase, sale and processing agency with foreign parties.
+ Goods exported for sale at overseas fairs and exhibitions.
b/ Exported services include services provided directly to overseas organizations and individuals or those in non-tariff zones.
Overseas organizations are foreign organizations without permanent establishments in Vietnam and being non-VAT payers in Vietnam;
Overseas individuals are foreigners not residing in Vietnam and overseas Vietnamese not present in Vietnam during the provision of services;
Organizations and individuals with business registrations in non-tariff zones, and other cases specified by the Prime Minister.
c/ Other goods and services:
- Construction and installation of works of export processing enterprises.
- International transportation means transportation of passengers, luggage and cargoes along international routes from Vietnam to abroad or from abroad to Vietnam. In case an international transportation contract covers also a domestic stage, international transportation covers also transportation along domestic routes;
- Goods and services not liable to VAT upon their exportation, except for cases not subject to the tax rate of 0% specified at Point 1.3 of this Section;
- Aircraft and seagoing ship repair services provided to foreign organizations and individuals.
1.2. Exported goods or services eligible for the tax rate of 0% must meet the following conditions:
- Having a contract on sale or processing of export goods; contract on entrusted export or entrusted processing of export goods; contract on service provision with overseas organizations and individuals or those in non-tariff zones;
- Having documents of via-bank payment for exported goods or services and other documents under law;
- Having customs declarations for export goods.
Particularly for aircraft and seagoing ship repair services provided to foreign organizations and individuals, to be eligible for the tax rate of 0%, aircraft and seagoing ships must, apart from meeting the above conditions, go through import procedures upon their entry into Vietnam and export procedures upon completion of repair.
1.3. Cases ineligible for the tax rate of 0% include:
- Offshore re-insurance; offshore transfer of technologies or intellectual property rights; offshore capital transfer, credit provision or securities investment; derivative financial services; international post and telecommunications services; exported products being exploited natural resources or minerals not yet processed into other products; goods and services provided to individuals without business registration in non-tariff zones, except for other cases specified by the Prime Minister;
- Petrol and oil which are purchased at home and sold to automobiles of business establishments in non-tariff zones;
- Automobiles sold to organizations and individuals in non-tariff zones.
- Services provided by domestic business establishments to organizations and individuals in non-tariff zones but performed and used outside these zones, such as lease of houses, meeting halls, offices, hotels, warehouses and storing yards; transportation of workers to and from workplaces.
2. The tax rate of 5% is applicable to the following goods and services:
2.1. Clean water for production and daily life, excluding bottled or canned drinking water of all kinds and assorted beverages subject to the tax rate of 10%.
2.2. Fertilizers; ores used for fertilizer production; insecticides, pesticides and growth stimulants for livestock and plants.
a/ Fertilizers include organic and inorganic fertilizers, such as phosphorous fertilizers, nitrogenous fertilizers (urea), NPK fertilizer, mixed nitrogenous fertilizer, phosphate fertilizer, potassium fertilizer, micro-biological fertilizer and other fertilizers.
b/ Ores used as raw materials for fertilizer production like apatite ore used for the production of phosphorous fertilizer, muddy soil for the production of micro-biological fertilizer.
c/ Pesticides and growth stimulants for livestock and plants.
2.3. Feeds for cattle, poultry and for other livestock, including those kinds processed or unprocessed such as bran, oil cakes of all kinds, fish powder, bone powder and other types of feed for cattle, poultry and other livestock.
2.4. Services of digging, embanking and dredging canals, ditches, ponds and lakes for agricultural production; cultivating, tending and preventing and eliminating pests for plants; preliminarily processing and preserving agricultural products (except for dredging intra- field canals and ditches specified at Point 3, Section II, Part A of this Circular).
Services of preliminary processing and preservation of agricultural products include sun-drying, heat-drying, peeling, pitting, slicing, grinding, freezing, salting or other ordinary methods of preservation.
2.5. Cultivation, husbandry, aquatic and marine products which are unprocessed or have been preliminarily processed by cleaning, sun- drying, heat-drying, peeling, pitting, slicing, grinding, freezing, salting or other ordinary methods of preservation at the trading stage.
Unprocessed cultivation products guided at this Point include also paddy, rice, maize, potatoes, cassava and wheat.
2.6. Preliminarily processed rubber latex in the forms of crepe, sheets, strips or granules; preliminarily processed pine resin; nets, net ropes and yarns for plaiting fish nets, including fishing nets, assorted yarns and ropes for exclusive use in plaiting fishing nets, regardless of their production materials.
2.7. Fresh and raw foods; forest products, except for timber, bamboo shoots and products specified at Point 1, Section II, Part A of this Circular, not yet processed, at the trading stage.
Fresh and raw foods are foods that have been neither cooked nor processed into other products but have only been preliminarily processed by cleaning, peeling, slicing, freezing or sun-drying, and still remain fresh and raw, such as cattle and poultry meat, shrimps, crabs, fishes, and other aquatic and marine products
Unprocessed forest products are forest products exploited from natural forests and of the groups of bamboo, rattan of various kinds, mushrooms, Jew’s ear fungus; roots, leaves, flowers, medicinal plants, plant resins, and other forest products.
2.8. Sugar and by-products in sugar production, including molasses, bagasse, dregs.
2.9. Products made of jute, rush, bamboo, rattan, leaves, straw, coir, water hyacinth, and other handicraft products made of raw materials from agricultural production are those made of or processed from jute, rush, bamboo, rattan and leaves as main raw materials, such as jute carpets, jute yarns, jute bags, coir carpets, mats made of jute or rush, ropes and strings made of bamboo or coir; curtains and blinds made of bamboo of various kinds, bamboo brooms, conical hats; preliminarily processed cotton; newsprint paper.
2.10. Specialized machinery and equipment for agricultural production, including plowing, harrowing, seedling-transplanting and seed-sowing machines, rice threshers, harvesters, combined harvester-threshers, farm produce harvesters, pesticide sprayers or spraying machines.
2.11. Medical equipment and instruments, including specialized machinery and instruments for medical use, such as scanners and radiographs of all kinds for medical examination and treatment; devices and instruments used exclusively in surgery and wound treatment; ambulances; blood-pressure, cardiac and vascular meters; blood transfusion instruments; syringes and needles; contraceptive devices and other specialized medical equipment;
Medical cotton, bandages, gauzes and medical hygienic bandages; preventive and curative medicines, including finished medicines, materials for manufacture of medicines other than functional foods; vaccines, medical biologicals, distilled water for preparation of injections and transfusion fluids; chemical supplies for diagnosis and germicides for medical use.
2.12. Teaching and learning aids, including models, drawings, rulers, writing boards, chalks, rulers and compasses used for teaching and learning purposes, and specialized teaching, learning, scientific research and laboratory equipment and instruments.
2.13. Cultural, exhibition, physical training and sport activities; art performances; film production; film importation, distribution and screening.
a/ Cultural, exhibition, physical training and sport activities, except for turnover from sale of goods, rent of grounds and fields or booths at trade fairs or exhibitions.
b/ Art performance activities, such as tuong (classical drama), cheo (traditional operetta), cai luong (reformed drama), singing, dancing, music, drama, circus; other art performances and services of organizing art performances of theatres or tuong, cheo, cai luong, singing, dancing, music, drama or circus troupes with performance licenses granted by competent state agencies.
c/ Film production; film importation, distribution and screening, except for products specified at Point 15, Section II, Part A of this Circular.
2.14. Children’s toys; books of various kinds, excluding those not liable to VAT specified at Point 15, Section II, Part A of this Circular.
2.15.Scientific and technological services are activities serving scientific research and technological development; activities related to intellectual property; services on information or consultancy on, training, retraining, popularization and application of scientific and technological knowledge and practical experience, excluding games online and entertainment services on the Internet.
3. The tax rate of 10% is applicable to goods and services not specified in Section II. Part A; Points 1 and 2, Section II, Part B of this Circular.
The above VAT rates are applicable uniformly to each type of goods or services at the stages of importation, manufacture, processing and trading.
Example 16: If garments are subject to the tax rate of 10%, then these goods items are subject to the tax rate of 10% at all the stages of importation, production, processing and trading.
An establishment that trades in many kinds of goods or provides many kinds of services subject to different VAT rates shall declare VAT at the VAT rate prescribed for each good or service. If this establishment cannot identify different tax rates for its goods or services, it shall calculate and pay tax at the highest tax rate applicable to goods or services it manufactures, trades in or provides.
In the course of implementation, if there arises any case involving the application of a VAT rate according to the Preferential Import Tariff which is against the guidance provided in this Circular, the guidance of this Circular shall be complied with. For cases involving the application of different VAT rates to the same type of imported and home-made goods, local tax offices and customs offices shall report these cases to the Finance Ministry for guidance to ensure timely and uniform application.
Business establishments shall pay VAT by either of the two methods: the tax credit method and the method of tax calculation directly based on added value.
The subjects of application and the determination of payable VAT amounts by each method are as follows:
1. The tax credit method:
1.1. The tax credit method applies to business establishments that fully observe the accounting, invoice and document regime under the law on accounting and keeping of invoices and documents and register to pay tax by the tax credit method, except those applying the method of tax calculation directly based on added value specified at Point 2 of this Section.
1.2. Determination of payable VAT amounts:
Payable VAT amount = Output VAT amount - Credited input VAT amount
In which:
a/ The output VAT amount is equal to the total VAT amount of goods sold or services provided indicated on value added invoices.
The VAT amount indicated on a value added invoice is equal to the taxable price of a taxable good sold or service provided multiplied by (x) the VAT rate of such good or service.
In case of using vouchers stating a VAT-inclusive payment price, the output VAT amount shall be determined to be equal to this payment price minus (-) the taxable price specified at Point 1.10, Section II of this Part.
Business establishments paying VAT calculated by the tax credit method shall, when selling goods or providing services, calculate and collect VAT on the goods sold or services provided. On invoices issued for sold goods or provided services, business establishments shall write VAT-exclusive sale prices, VAT amounts and total amounts payable by purchasers. If on an invoice only the payment price is indicated (except for cases in which special-type documents may be used) but not the VAT-exclusive price and VAT amount, the VAT amount on the goods sold or the service provided shall be calculated based on the payment price indicated on the invoice or document.
Example 17: An enterprise sells iron and steel at a VAT-exclusive sale price of VND 11,000,000/ton of Φ6 iron rods; the 10% VAT amount is VND 1,100,000/ton, but if on some of its sale invoices only the sale price of VND 12,100,000/ton is indicated, the VAT amount calculated on the basis of sale turnover shall be determined as follows: VND 12,100,000/ton x 10% = VND 1,210,000/ton, instead of calculation based on the VAT-exclusive price of VND 11,000,000/ton.
Business establishments shall observe the accounting, invoice and document regime under the law on accounting and keeping of invoices and documents and the guidance in Section IV. Part B of this Circular. For wrong VAT rates stated on invoices which are not yet adjusted by business establishments themselves but are detected through inspection by tax offices, they shall be handled as follows:
For business establishments selling goods or providing services: If the VAT rate indicated on invoices is higher than that prescribed in legal documents on VAT, VAT shall be declared and paid at the VAT rate indicated on invoices. If the VAT rate indicated on invoices is lower than that prescribed in legal documents on VAT, VAT shall be declared and paid at the VAT rate prescribed in legal documents on VAT.
b/ The input VAT amount is equal to (=) total VAT amount indicated on value added invoices for purchased goods or services (including also fixed assets) used for the production of and trading in VAT-liable goods and services or to the VAT amount indicated on vouchers on duty payment for imported goods or VAT payment made on behalf of foreign parties under the Finance Ministry’s guidance for application to Vietnam-based foreign organizations without the legal entity status and foreigners doing business or earning incomes in Vietnam.
If purchased goods and services are of the kinds for which special-type documents indicating VAT-inclusive payment prices are used, business establishments may base themselves on these VAT-inclusive prices and the calculation method specified at Point 1.10, Section I, Part B of this Circular, to determine the VAT-exclusive price and input VAT amount.
Example 18: In a tax period, company A made payment for input services of a special type eligible for tax credit:
The total payment price is VND 110 million (inclusive of VAT). This service is subject to the tax rate of 10%. The creditable input VAT amount shall be calculated as follows:
VND 110 million |
x 10% |
= |
VND 10 million |
1 + 10% |
The VAT-exclusive price is VND 100 million and the VAT amount is VND 10 million.
For wrong VAT rates indicated on invoices which are not yet adjusted by business establishments themselves but are detected through inspection by tax offices, they shall be handled as follows:
For business establishments purchasing goods or services: If the VAT rate indicated on invoices is higher than that prescribed in legal documents on VAT, the input VAT shall be credited at the VAT rate prescribed in these legal documents. If the seller is determined as having declared and paid tax at the tax rate indicated on invoices, the input VAT may be credited at the VAT rate indicated on invoices but certification of the tax office directly managing the seller is required. If the VAT rate indicated on invoices is lower than that prescribed in legal documents on VAT, the input VAT may be credited at the VAT rate indicated on invoices.
c/ Determination of creditable input VAT:
c. 1/ Input VAT on goods or services used for the production of and trading in VAT-liable goods and services may be wholly credited.
c.2/ For goods or services used for the production of and trading in both goods or services liable and not liable to VAT, only the input VAT amount on goods or services used for the production of and trading in VAT-liable goods or services is creditable. Business establishments shall separately account creditable and non-creditable VAT amounts. If it is impossible to separately account these amounts, input VAT will be credited according to the ratio (%) of VAT-liable turnover to total turnover of sold goods or provided services.
c.3/ Input VAT on fixed assets used for the production of and trading in both goods and services liable and not liable to VAT may be wholly credited.
Input VAT on fixed assets in the following cases will not be credited but shall be included in the historical costs of these fixed assets: fixed assets exclusively used for the manufacture of weaponry and military equipment used in defense and security; houses used as office buildings and equipment exclusively used for credit operations of credit institutions and reinsurance, life insurance or securities trading enterprises, hospitals and schools; civil aircraft and yachts not used for commercial cargo and passenger transportation, tourist or hotel business.
Input VAT on goods and services which form fixed assets of enterprises, such as canteens providing shift meals, mid-shift accommodations, free houses, locker rooms, parking lots, toilets and water tanks for laborers working in production or business places, and houses and healthcare stations for laborers working in industrial parks, may be wholly credited.
For fixed assets being passenger automobiles of 9 seats or less (excluding automobiles used for commercial cargo or passenger transportation, tourist or hotel business) and valued at more than VND 1.6 billion, input VAT on the value in excess of VND 1.6 billion is not creditable.
c.4/ Establishments engaged in agricultural production, forestry, rearing or fishing aquatic or marine products and organizing closed production processes, accounting their production and business results in a centralized manner, and using products at the stage of agricultural production, forestry; rearing and fishing aquatic or marine products as raw materials for further production and processing into VAT-liable products (including unprocessed agricultural, forest or aquatic products for export or processed products liable to VAT) may declare and credit input VAT on goods and services purchased for production and business at all stages of capital construction investment, production and processing. If they sell goods that are unprocessed or preliminarily processed agricultural, forest, aquatic or marine products not liable to VAT, the VAT amount on these purchased goods and services may be credited according to the ratio (%) of turnover from VAT-liable goods or services to total turnover from sold goods or provided services.
c.5/ Input VAT on purchased goods or fixed assets which are lost or damaged due to natural disasters, fires or unexpected incidents is not creditable.
c.6/ Input VAT on goods (including also goods purchased from outside or goods manufactured by enterprises themselves) used by enterprises for sales promotion or advertisement in various forms to serve the production of and trading in VAT-liable goods and services is creditable.
c.7/ Input VAT on goods and services used for the production of or trading in goods and services not liable to VAT specified in Section II, Part A of this Circular may be included in the historical costs of fixed assets, the value of raw materials or business costs, except for the following cases:
- VAT on goods and services purchased by business establishments for use in the production of or trading in goods and provision of services to foreign organizations and individuals or international organizations for provision of humanitarian aid or non-refundable aid specified at Point 19.e, Section II, Part A of this Circular, may be wholly credited;
- Input VAT on goods and services used in prospecting, exploring and developing oil and gas fields may be wholly credited.
c.8/ Input VAT arising in a month may be declared for credit immediately when the tax amount payable in that month is determined, regardless of whether relevant goods or services have been delivered for use or still remain in stock. If business establishments detect some invoices or VAT payment vouchers not yet declared for input VAT credit, they may make additional declaration and credit. The time limit for additional declaration and credit is 6 (six) months from the month when missing invoices and vouchers are detected.
Example 19: Business establishment A has one value added purchase invoice issued on February 10, 2009. If in the tax declaration period of February 2009, its accountants failed to declare this invoice, it may make an additional declaration and credit no later than July 2009.
c.9/ Business establishments may either account non-creditable input VAT amounts as expenses for enterprise income tax calculation or include them in the historical costs of fixed assets under law.
c.10/ Corporations’ or groups’ offices that are not directly engaged in business operations and subsidiary administrative and non-business units such as hospitals, clinics, sanatoriums, institutes, training schools, etc., which are not liable to pay VAT, will not be entitled to input VAT credit or refund for goods and services purchased for their operations.
When these units also deal in VAT-liable goods and services, they shall separately register, declare and pay VAT for these operations.
Example 20: The office of Corporation A is not directly engaged in production and business activities and operates with the budget contributed by subsidiary units. If it leases the unused space of its house (office building), it shall separately account, declare and pay VAT for the office lease. The input VAT on goods and services used for the operation of the Corporation’s office will be neither credited nor refunded. The Corporation’s office shall pay such input VAT with its budget contributed by its subsidiary units.
1.3. Conditions for input VAT credit are specified as follows:
a/ Having lawful value added invoices of purchased goods or services or vouchers of VAT payment at the importation stage or vouchers of VAT payment on foreign parties’ behalf under the Finance Ministry’s guidance applicable to foreign organizations without the Vietnamese legal entity status and foreigners conducting business or earning incomes in Vietnam.
b/ Having vouchers of via-bank payment for purchased goods and services, except for cases in which the total invoiced value of purchased goods or services at a time is less than VND 20 million calculated at a VAT-inclusive price.
Without via-bank payment vouchers, input VAT on purchased goods or services with an invoiced value of more than VND 20 million calculated at a VAT-inclusive price at a time will not be credited. These invoices shall be declared by business establishments in a separate section in the list of invoices and vouchers of purchased goods and services.
For goods or services valued at more than VND 20 million purchased on deferred payment or installment payment, business establishments shall declare and credit input VAT based on goods or service purchase contracts, value added invoices and via-bank payment vouchers of these goods or services, and at the same time write the payment time limit in the note section of the list of invoices and vouchers of purchased goods and services. If via-bank payment vouchers are unavailable for the reason that the payment under contracts is not due, business establishments may still declare and credit input VAT. If via-bank payment vouchers are unavailable when the payment under contracts is due, they may not credit input VAT and shall declare and reduce input VAT amounts already credited for the value of goods without via-bank payment vouchers.
Example 21: In January 2009, Company A purchases a goods lot from Company B for its production and business. The total value of the purchase contract is VND 330 million (inclusive VAT at the rate of 10%). As agreed upon in the contract, Company A shall pay for the goods lot to Company B in May 2009.
In this case, Company A may temporarily declare an input VAT amount of VND 30 million in the declaration period of January 2009. When the payment is due in May 2009, Company A shall supply a voucher of via-bank payment of VND 330 million. If Company A fails to supply such via-bank payment voucher, its temporarily credited VAT amount (VND 30 million) of January 2009 must be declared as a reduction of the creditable VAT amount of the declaration period of May 2009.
When the payment is due in May 2009, if Company A can supply a via-bank payment voucher but the sum of money indicated on this voucher is only VND 275 million, it will be allowed to credit only a VAT amount of VND 25 million, and at the same time shall reduce the creditable VAT amount of the declaration period of May 2009 by VND 5 million.
For goods and services purchased by clearing the value of these goods and services against that of sold goods; clearing debts; and authorizing a third party to make via-bank payment, all these payments will be treated as via-bank payments if they are specifically provided in purchase contracts. If, after such payments have been made, the remaining value paid in cash is VND 20 million or more, VAT on this amount will be credited only if a via-bank payment voucher is available. When declaring input VAT invoices, business establishments shall clearly state the methods of payment specifically provided in contracts in the note section of the list of invoices and vouchers of purchased goods and services.
In case a good or service valued at less than VND 20 million is purchased from a supplier several times a day with a total purchase value of more than VND 20 million, VAT will be credited only when via-bank payment vouchers are available.
c/ To be eligible for input VAT credit and refund, exported goods and services (except for cases guided at Point Id and Point le of this Section) must satisfy the conditions and procedures specified at Items a and b of this Point, and Point 1.2, Section II, Part B of this Circular, specifically:
c.1/ Contracts on sale of goods, processing of goods (for cases of goods processing), provision of services to foreign organizations or individuals. For cases of export consignment, export consignment contracts and written records of the liquidation of export consignment contracts (if contracts have been terminated) or written records of periodical comparison of liabilities between the export consignor and the export consignee, clearly stating the quantity and category of products, the value of the goods already exported under consignment; the serial number and date of the export contract signed between the export consignee and the foreign party; the serial number and date of, and the sum of money indicated on, the voucher on the via-bank payment made by the export consignee to the foreign party; the serial number and date of, and the sum of money indicated on, the voucher on the payment made by the export consignor to the export consignee; the serial number and date of the export consignee’s customs declaration for the exported goods.
c.2/ Customs declaration of exported goods, with certification by the customs office that the goods have been exported.
For business establishments exporting software products in the forms of documents, files or packaged databases, to enjoy input VAT credit and refund, they shall fill in customs declarations procedures applicable to ordinary goods.
Particularly for the following cases, customs declarations are not required:
- Business establishments that export services or software via electronic means. However, these business establishments shall comply with all regulations on procedures of certification that the purchaser has received services or software exported via electronic means in accordance with the law on e-commerce.
- Construction and installation of works of export processing enterprises.
- Business establishments that supply electricity, water, stationery and goods for daily operations of export processing enterprises.
c.3/ Via-bank payment for exported goods and services must comply with the following guidance:
Via-bank payment means the transfer of money from the importer’s account into the exporter’s account opened at a bank in the manner as agreed upon in the contract and required by the bank. Payment vouchers are credit notes of the exporter’s bank of the sum of money already received from the importer’s bank account. In case of deferred payment, the agreement thereon must be expressed in the export contract, and when payment is due, the business establishment must have via-bank payment vouchers. In case of export consignment, the export consignee shall make via-bank payment to the foreign party.
- The following cases of payment shall also be regarded as via-bank payment:
+ When payments for exported goods or services are cleared against foreign loans, and business establishments satisfy all the following conditions, procedures and dossiers:
(1) Borrowing contract (for financial loans of under one year); or loan registration certification paper of the State Bank of Vietnam (for loans of over one year).
(2) Voucher on transfer of money via bank by the foreign party into Vietnam.
The method of payment for exported goods or services by clearing against foreign loans must be stated in the export contract.
(3) Written certification by the foreign party of the loan clearing.
(4) Any difference between the value of exported goods or services and the foreign loan must be paid via bank. Vouchers on such via-bank payment are as guided at this Point.
+ When the exporting business establishment uses payments for exported goods or services as capital contributions to an overseas importing establishment, and this business establishment satisfies all the following procedure and dossier requirements:
(1) It has a capital contribution contract.
(2) The use of payments for exported goods or services as capital contributions to an overseas importing establishment must be stated in the export contract.
(3) In case the contributed capital amount is smaller than the turnover from exported goods, the difference must be paid via bank under this Point’s guidance.
+ When the goods or service-exporting establishment applies via-bank payment for exported goods or services but the foreign party authorizes a third party that is a foreign-based organization or individual to make payment, and the authorized payment is stated in the export contract (or an annex or modification note, if any).
+ When the foreign party authorizes its Vietnam-based representative office to make payment into the exporter’s account, and the authorized payment is stated in the export contract (or an annex or modification note, if any).
+ When the foreign party requests a third party being a Vietnam-based organization to make liability-clearing payment to the foreign party by paying via bank the sum of money payable by the foreign party to the exporter, and this request for liability-clearing payment is stated in the export contract (or an annex or modification note, if any) and there is a payment voucher being the credit note of the exporter’s bank of the sum of money already received from the third party’s account, at the same time, the exporter shall produce the written record of comparison of liabilities, containing the certifications of the foreign party and the third party.
+ When the foreign party makes payment from its current deposit account opened at a credit institution in Vietnam and this payment is stated in the export contract (or an annex or modification note, if any). Payment vouchers are credit notes of the exporter’s bank of the money received from the current account of the foreign purchaser that has signed the contract.
- Other cases of payment for exported goods and services as prescribed by the Government:
+ For business establishments sending guest laborers abroad which collect money directly from guest laborers, receipts of cash amounts paid by these laborers are required.
+ For business establishments exporting goods for sale at overseas fairs or exhibitions which collect and transfer home currencies of countries where these trade fairs or exhibitions are organized, they shall produce to customs offices documents declaring foreign-currency amounts collected from the goods sale and transferred home and vouchers on remittance of these amounts into banks in Vietnam.
+ In case of exporting goods or services to pay the Government’s foreign debts, the commercial bank’s certification that the exported goods lot has been accepted by the foreign country for debt payment or that the document set has been forwarded to the foreign country for debt payment is required. Payment vouchers in this case must comply with specific guidance of the Finance Ministry.
+ Payment for exported goods or services with goods means the case in which goods (including goods processed for export) or services are exported to a foreign organization or individual (referred to as foreign party for short) but the payment between the Vietnamese enterprise and foreign party is made by clearing the value of exported goods or services or exported goods-processing charges against that of goods or services purchased from foreign parties.
Exported goods or services paid with goods must satisfy additional dossier requirements as follows:
(1) The method of payment for exported goods with goods is stated in the export contract.
(2) The foreign party’s goods or service purchase contract;
(3) The customs declaration of imported goods paid for exported goods or services.
(4) The foreign party’s written certification of the clearing payment between the exported goods or services and the imported goods or services purchased from the foreign party.
(5) When there is a difference after the clearing of the value of exported goods or services against that of imported goods or services, such difference must be paid via bank. Vouchers on such via-bank payment are as guided at this Point.
+ When goods are exported to a bordering country under the Prime Minister’s regulations on management of border trade with bordering countries, the guidance of the Finance Ministry and the State Bank must be followed.
+ Some cases involving other methods of payment for exported goods and services under relevant provisions of law.
c.4/ Value added invoices on sale of goods or services or invoices of processing charges for processed goods.
d/ Conditions, procedures and dossiers for input VAT credit in some cases when goods are regarded as exported goods:
d.l/ Intermediary processed goods as prescribed in the commercial law regarding activities of international goods purchase and sale and activities of goods purchase, sale and processing agency with foreign countries:
- Export processing contract and annexes thereof (if any) signed with the foreign party, clearly stating the goods-receiving establishment in Vietnam.
- Value added invoice clearly stating the processing charge and the quantity of processed goods returned to the foreign party (on the basis of the charge indicated in the contract signed with the foreign party) and the name of the goods-receiving establishment designated by the foreign party;
- Bill on delivery of intermediary processed products (referred to as the delivery bill for short), with certifications of the deliverer and the recipient of intermediary processed products and certification of the customs office managing the processing contract of the deliverer and recipient.
- Payment for goods processed for foreign countries must be made via bank under the guidance at Item c.3 of this Point.
The procedures for delivery and receipt of intermediary processed goods and delivery bills are as guided by the General Department of Customs.
Example 22: Company A signs with a foreign party a contract to process 200,000 pairs of shoe soles for export. The processing charge is VND 800 million. The contract clearly states that the shoe soles will be delivered to company B in Vietnam for production of finished shoes.
In this case, company A is regarded as undertaking the intermediary processing of products for export. On the voucher to deliver shoe soles to company B, company A should write clearly the quantity, category and specifications of products delivered. The whole turnover of VND 800 million from the processing of shoe soles is subject to the VAT rate of 0%.
d.2/ Processed goods for on-spot export under the commercial law regarding activities of international goods purchase and sale and activities of goods purchase, sale and processing agency with foreign countries:
- Contract on goods sale, signed with the foreign party, clearly stating the goods items, quantity, value, name and address of the goods-receiving enterprise in Vietnam.
- Customs declaration of on-spot exports and imports, with the certification of the customs office that the goods have been delivered to the enterprise in Vietnam designated by the foreign party.
- Payment for goods sold to a foreign trader but delivered in Vietnam must be made via bank in a freely convertible foreign currency. Via-bank payment vouchers are as guided at Point 1.2.c.3 of this Section.
- Value added invoice of on-spot exported goods, clearly stating the name of the foreign purchaser, the goods-receiving enterprise and the goods delivery place in Vietnam.
- On-spot exported goods of foreign-invested enterprises must comply with the provisions of their investment licenses.
d.3/ For goods and supplies exported by Vietnamese enterprises for the execution of overseas construction projects, procedures and dossiers for Vietnamese enterprises executing these overseas construction projects to enjoy input VAT credit or refund must satisfy the following requirements:
- There is a customs declaration of exports.
- Exported goods and supplies must be consistent with the list of goods exported for the execution of an overseas construction project approved by the director of the Vietnamese enterprise executing that project.
- There is an export consignment contract (for export consignment).
d.4/ For goods and supplies sold by domestic business establishments to Vietnamese enterprises for the execution of overseas construction projects and delivered overseas under signed contracts, procedures and dossiers for selling domestic business establishments to enjoy input VAT credit or refund for exported goods must satisfy the following requirements:
- There is a customs declaration of exports with the customs office’s certification of actual exportation;
- Exported goods and supplies must be consistent with the list of goods exported for the execution of an overseas construction project approved by the director of the Vietnamese enterprise executing that project.
- There is a sale and purchase contract signed between the domestic business establishment and the Vietnamese enterprise executing an overseas construction project, clearly stating conditions on goods delivery, goods quantity, category and value;
- There is a consignment contract (in case of export consignment);
- There is a via-bank payment voucher;
- There is a value added invoice on goods sale.
For business establishments with exported goods or goods regarded as exported goods mentioned at Point d above, if they have the customs office’s certification (for exported goods) but lack other procedures and documents as required for each particular case, they are not required to calculate output VAT but are not entitled to input VAT credit. Particularly for cases involving intermediary processed goods and on-spot exported goods, if the business establishments lack one of the documents as required, they shall calculate and pay VAT as for domestically consumed goods. For business establishments providing export services, if they do not satisfy the condition on via-bank payment or the condition for being regarded as via-bank payment, they will be neither entitled to the VAT rate of 0% and input VAT credit nor required to calculate output VAT.
e/ For business households paying VAT directly calculated on the basis of value added which have been permitted to pay VAT by the credit method, they may credit VAT on goods and services purchased from the month they are permitted to pay tax by the credit method. For goods and services purchased before that month, they are not entitled to input VAT credit.
1.3. Business establishments may not calculate and credit input VAT in the following cases: Value added invoices are issued at variance with law provisions, i.e., they are not written with VAT (except for special cases in which value added invoices may be written with VAT-inclusive payment prices); the seller’s name, address or tax identification number is not written or written incorrectly, making the seller unidentifiable; VAT payment invoices and vouchers are fake; invoices are erased or improperly modified, sham invoices (invoiced goods or services are not actually sold); invoices are written with a value not true to the real value of goods or services purchased, sold or exchanged.
2. Method of calculation of VAT directly on the basis of added value
2.1. The method of tax calculation directly on the basis of added value applies to the following entities:
a/ Business individuals and households that fail to observe or inadequately observe the accounting, invoice and document regime prescribed by law.
b/ Foreign organizations and individuals that conduct business in Vietnam not under the Investment Law and fail to observe or inadequately observe the accounting, invoice and document regime prescribed by law.
c/ Entities trading in gold, silver, gems and foreign currencies.
In case business establishments that pay VAT by the tax credit method are engaged in trading in and fashioning gold, silver and gems, they shall separately account gold, silver and gem trading activities subject to the method of tax calculation directly on the basis of added value.
2.2. Determination of payable VAT amounts:
The payable VAT amount by the method of tax calculation directly on the basis of value added is equal to the added value of the taxable goods or service multiplied by (x) the VAT rate applicable to that goods or service.
a/ The added value of a goods or service is equal to the payment price of the goods sold or the service provided minus (-) the payment price of the corresponding goods or service purchased.
Payment price of a goods sold or service provided is the actual sale price stated in the goods or service sale invoice, which is inclusive of VAT and surcharges enjoyable by the seller, regardless of whether the money has been collected.
Payment price of a goods or service purchased is equal to the VAT-inclusive value of the purchased or imported goods or service used for the production of or trading in the corresponding VAT-liable goods or service sold.
For some business lines, the added value is determined as follows:
- For production and business activities, it is the difference between sale turnover and turnover of purchased supplies, goods and services used in production and business. When business establishments cannot account turnover of purchased supplies, goods and services corresponding to turnover of sold goods, the added value shall be determined as follows:
The cost of goods sold is equal to (=) the turnover left at the beginning of the period plus (+) the purchase turnover in the period minus (-) the turnover left at the end of the period.
Example 23: Establishment A produces wood articles. In a month, it sells 150 products and earns a total sale turnover of VND 25 million.
The value of supplies and materials purchased from outside for the production of these 150 products is VND 19 million, of which:
+ Principal raw material (timber): VND 14 million.
+ Other materials and services purchased from outside: VND 5 million.
The applicable VAT rate is 10%. The VAT amount payable by establishment A shall be calculated as follows:
+ The added value of the sold products:
VND 25 million - VND 19 million = VND 6 million.
+ The payable VAT amount:
VND 6 million x 10% = VND 0.6 million.
- For construction and installation, it is the difference between amounts earned from the construction and installation of works or work items minus (-) the cost of materials and supplies, cost of power, transportation, services purchased from outside, and other expenses for the construction and installation of works or work items.
- For transport activities, it is the difference between collected freight, loading and unloading charges minus (-) the cost of petrol and oil, spare parts and other expenses for transportation activities.
- For food and drink catering activities, it is the difference between amounts earned from the sale of foods and drinks, service charges and other revenues minus (-) prime costs of goods and services purchased for the food and drink catering.
- For trading in gold, silver, gems and foreign currencies, the value added is the difference between turnover from the sale of gold, silver, gems or foreign currencies minus (-) prime costs of sold gold, silver, gems or foreign currencies.
- For business establishments paying VAT calculated by the tax credit method and trading in gold, silver, gems or foreign currencies subject to application of the method of tax calculation directly based on value added, they shall separately account input VAT amounts for declaration of VAT amounts payable for different goods and services subject to different tax calculation methods.
If they cannot separately account input VAT, the creditable input VAT amount shall be determined according to the proportion of the turnover of goods and services subject to VAT calculated by the tax credit method to the total turnover of goods sold in the period.
- For other business activities, it is the difference between amounts earned from business activities minus (-) prime costs of goods and services purchased for the performance of such business activities.
- Business establishments paying VAT calculated directly on the basis of added value may not include the value of assets purchased from outside, invested or constructed for use as fixed assets in the turnover from purchased goods or services for the purpose of added value calculation.
b/ For business establishments that sell goods or provide services and have sufficient invoices for all sales under regulations or satisfy all conditions for determining exact turnover from the sale of goods or services under contracts and payment vouchers but have insufficient invoices on purchase of input goods or services, the value added shall be determined to be equal to the turnover multiplied by (x) the ratio (%) of the value added to the turnover.
The ratio (%) of the added value to turnover to serve as a basis for determining the value added is specified as follows:
- Commercial activities (goods distribution and supply): 10%.
- Services and construction (except for construction with the contracted supply of materials): 50%.
- Production, transportation, services associated with the supply of goods, construction with the contracted supply of materials: 30%.
c/ For business activities, individuals and households that fail to observe or inadequately observe the accounting, invoice or voucher regime prescribed by law, VAT shall be paid according to a percentage (%) prescribed by the Finance Ministry.
IV. GOODS AND SERVICE PURCHASE AND SALE INVOICES AND VOUCHERS
Business establishments, when purchasing or selling goods and services, shall abide by the regime on invoices and vouchers as prescribed by law.
1. Business establishments paying VAT by the tax credit method, when selling goods or providing services shall use value added invoices. When making invoices, business establishments shall fully and correctly fill in all items on the invoices. A value added invoice must indicate the VAT-exclusive sale price, charge and surcharge collected in addition to the sale price (if any), VAT and VAT-inclusive total payment price. If the VAT-exclusive sale price is not indicated separately from VAT and only the payment price is indicated, output VAT must be calculated on the basis of the payment price, except for cases in which special vouchers are used.
Business establishments paying tax calculated directly on the basis of value added, when selling goods or providing services, shall use sale invoices.
2. The use and writing of invoices and vouchers in some cases is specified as follows:
2.1. Production and business establishments paying VAT by the tax credit method, when selling goods or services not liable to VAT selling goods and services to VAT-exempt entities; and selling gold, silver, gems or foreign currencies, shall use value added invoices. On these value added invoices only the line for writing the sale price is written with the VAT-exclusive price while the lines for writing the tax rate and VAT amount are left blank and crossed out. In case of selling goods or services not liable to VAT or to VAT-exempt entities, invoices must clearly state that goods are not liable to VAT or are sold to a VAT-exempt entity.
2.2. For export and import business establishments paying VAT by the tax credit method which import goods under other establishments’ consignment, when delivering the goods, they shall make vouchers as follows:
If the import consignee, when delivering goods imported under consignment, has paid VAT at the importation stage, it shall make a value added invoice for use by the import consignor as a basis for declaration and credit of input VAT on goods imported under consignment. When the import consignee does not pay VAT at the importation stage, when delivering imported goods, it shall fill in an ex-warehousing-cum-internal transport bill enclosed with an internal transfer order under regulations for use as a voucher for circulation of the goods on the market. Only after paying VAT at the importation stage for goods imported under consignment can the establishment make an invoice according to this provision.
A value added invoice on delivery of goods imported under consignment must indicate:
a/ The VAT-exclusive sale price covering the value of goods actually imported at CIF price, import duty, excise tax and other amounts payable according to regulations at the importation stage (if any).
b/ The VAT rate and VAT amount according to the VAT amount already paid at the importation stage.
c/ The total payment amount (= a + b).
The import consignee shall issue a separate value added invoice for the commission paid for the consigned import.
2.3. Production and business establishments (including export processing ones) which pay VAT by the tax credit method and export VAT liable goods, when exporting goods, shall use value added invoices.
When delivering goods for transport to border gates or places where export procedures are carried out, if having no ground to issue a value added invoice, the establishment shall use an ex-warehousing-cum-internal transport together with an internal transfer order for use as a voucher for circulation of the goods on the market. After completing the procedures for exporting goods, the establishment shall issue a value added invoice for exported goods.
In case of export of goods under consignment (including export of processed goods under other establishments’ consignment), when delivering goods to the export consignee, the consignor shall use an ex-warehousing-cum-internal transport bill. After the goods are actually exported as certified by the customs office, basing itself on the export consignee’ voucher for comparison and certification of the quantity and value of the actually exported goods, the export consignor shall issue a value added invoice for VAT payment and refund declaration. In this case, the export business establishment shall keep the second original. If the export business establishment has registered with the tax office for printing and circulating by itself invoices which will be used for exported goods and issued to foreign customers, it shall use those invoices for tax declaration, payment and refund.
2.4. Use of invoices and vouchers for goods and services used for sales promotion or advertisement, samples goods, or donated, presented as gifts or internally consumed:
a/ For goods and services used for sales promotion or advertisement, samples goods for goods production and trading or service provision (products, goods and services used for sales promotion, advertisement or sample goods are specified by the commercial law on trade promotion activities), business establishments shall issue value added invoices clearly indicating the names and quantities of goods and that these goods are used free of charge for sales promotion, advertisement or sample goods, leaving the VAT rate line blank and crossed out.
b/ For goods and services used for donation or presentation as gifts, barter or wage payment to laborers or for internal consumption, business establishments shall issue to customers value added invoices (or sale invoices) with all items filled in, including the calculated VAT amount, like sale invoices.
Establishments using goods and services for internal consumption rather than for their production or business, such as transportation, aviation, railway, post and telecommunications, on which output VAT is not required to be calculated, must issue specific regulations on eligible beneficiaries and limit quantities of goods or services for internal consumption, which are approved in writing by competent authorities.
2.5. For goods and services sold at reduced prices which are stated on their invoices, these invoices must clearly state the reduced prices, VAT and VAT-inclusive total payment price.
If the price reduction is based on the quantity or sales turnover of the actually purchased goods or service, which must reach a certain level, the reduced sum of money for the sold goods shall be adjusted on the sale invoice of goods or service of the last purchase or those in the next period. This invoice must show its serial number and the reduced sum of money.
2.6. For production and business establishments which deliver and transfer goods to their dependent cost-accounting affiliates such as branches and shops in other localities (provinces or centrally run cities) for sale or transfer among branches and affiliates; or which deliver goods to commission agents for sale at fixed prices, basing themselves on the mode of business organization and cost-accounting, they may opt for either of the following two ways of using invoices and vouchers:
a/ Using value added invoices as a basis for VAT declaration and payment in each unit and at each independent stage;
b/ Using ex-warehousing-cum-internal transport bills together with the internal transfer orders for goods internally transferred; using the delivery bills for goods consigned to sale agents under regulations, together with the internal transfer orders.
Dependent cost-accounting affiliates, branches, shops and establishments acting as sale agents, when selling goods, shall issue invoices as prescribed to purchasers, and at the same time make a list of goods sold and send it to establishments which have transferred or delivered the goods or consigned goods for agency sale (commonly referred to as goods-delivering establishments) so that these establishments can issue value added invoices for actually sold goods, then hand them to dependent cost-accounting affiliates, branches, shops and establishments acting as sale agents.
For establishments with a large sale volume and turnover, such a list may be made every 5 or 10 days. When goods sold are subject to different VAT rates, different lists must be made for sold goods subject to each VAT rate.
Dependent cost-accounting affiliates, branches, shops and establishments acting as sale agents shall make VAT declaration and payment for goods volumes delivered for sale to purchasers and may make input VAT declaration and credit according to value added invoices of goods-delivering establishments.
2.7. Business establishments acting as goods collection and purchase agents in various forms, when delivering goods to the collection and purchase-consigning establishments, shall issue invoices for goods they collect and purchase and for commissions they enjoy (if any).
2.8. When business establishments purchase goods for which sellers have issued invoices and which the business establishments have received, if the business establishments return part or the whole of these goods after detecting that they are of wrong specifications or poor quality, before returning such goods to the sellers, they shall issue invoices clearly stating that the goods are returned to the sellers due to wrong specifications or poor quality, and the VAT amount. These invoices serve as a basis for the seller to adjust the sales turnover and output VAT amount and the purchaser to adjust the purchase value and input VAT amount.
When the purchaser has no invoices, upon the return of goods, the purchaser and seller shall make a written record or written agreement clearly stating the type, quantity and value of the returned goods calculated according to the VAT-exclusive price and VAT amount written on the sale invoice (serial number and date of the invoice), the reason for the return of goods together with the invoice to the seller. This written record shall be kept together with the sale invoice for use as a basis to adjust the seller’s declared sale turnover and VAT amounts.
When the seller has delivered goods and issued an invoice while the purchaser has not yet received the goods but, after detecting that goods are of wrong specifications or poor quality, the purchaser returns part or the whole of the goods, upon return of the goods, the purchaser and the seller shall make a written record clearly stating the type, quantity, the VAT-exclusive value and VAT amount of the returned goods as stated on the sale invoice (serial number, sign and date of the invoice). The goods shall be returned to the seller together with the invoice so that the latter can re-issue a value added invoice for the received goods and use it as a basis for the seller to adjust the sales turnover and output VAT amount.
2.9. When a business establishment has sold or supplied goods or services and issued an invoice but then has adjusted the sale price (up or down) because its goods or services are of poor quality or wrong specifications, the seller and purchaser shall make a written record thereof or a written agreement clearly stating the quantity and specifications of the goods, the level of price increase (decrease) as indicated on the sale invoice (serial number and date of the invoice and time), the reason for price increase (decrease), and at the same time the seller shall issue an invoice with an adjusted price. That invoice must indicate the adjusted (increased or decreased) sale price (without any negative (-) figures), VAT amount for goods or services on invoice No....sign.... Basing themselves on the invoice with the adjusted price, the seller and purchaser shall declare their adjusted purchase and sale turnovers, output and input VAT amounts. In case the tax rate indicated on the sale invoice is higher than the prescribed tax rate, if the purchaser is unidentifiable, no invoice with an adjusted VAT amount will be issued.
2.10. Business establishments which deliver goods for mobile sale shall use ex-warehousing-cum-internal transport bills together with internal transfer orders under regulations and, when selling goods, issue invoices as prescribed.
2.11. Business establishments which directly retail goods or provide services of a value below the prescribed level are not required to issue invoices; if a purchaser requests an invoice, they shall issue an invoice as prescribed. When they do not issue any invoices, they shall make retail lists. At the end of a day, they shall base themselves on retail lists to issue invoices for use as a tax calculation basis.
2.12. For construction establishments having construction and installation projects which are executed for a long time and for which payment is made according to the implementation progress or completed and taken-over work volume, they shall issue invoices of payment for the completed and taken-over construction volume. Value added invoices must indicate the VAT-exclusive turnover and VAT amount. When construction works have been completed and invoices of payment for the work value have been issued but the payable value of the construction volume is reduced in the process of approving the settlement of the value of capital construction works, invoices and vouchers for the adjusted payable construction value shall be issued.
2.13. For business establishments which are allocated or leased land by the State for building houses for sale or lease or infrastructure for sale or lease, for transportation services with turnover from international transportation; and international tour services, invoices shall be issued with the following details:
a/ The line for the sale price shall be written with the VAT-exclusive sale price of the house or infrastructure (the house sale price and the land price or rent rate or infrastructure rent rate are written separately), transportation or package tour service turnover.
b/ The line for the taxable price being the price determined under Point 1.8, Section I, Part B of this Circular; transportation or tourist service turnover minus expenses arising overseas such as those for meals, accommodation and travel.
c/ The lines for the VAT rate and amount and the payment price shall be written as prescribed.
If a business establishment dealing in real estate, building infrastructure or houses for sale or transfer collects money from purchasers according to project implementation or money collection schedules stated in contracts, upon collecting money, it shall issue value added invoices. Such an invoice must indicate the collected sum of money, land price to be subtracted from VAT calculation turnover, VAT rate and VAT amount. To-be-subtracted land price shall be calculated according to the ratio (%) of the sum of money collected according to the project implementation or money collection schedule stated in the contract, to that to be subtracted at the time of transfer (the time of first money collection according to progress or schedule).
2.14. Financial leasing establishments which lease VAT-liable assets shall issue invoices as prescribed.
Financial leasing establishments, when leasing assets liable to VAT, shall issue value added invoices (for assets purchased at home) or vouchers of VAT payment at the importation stage (for imported assets). Total VAT amounts written on financial leasing service invoices must match VAT amounts written on value added invoices (or vouchers of VAT payment at the importation stage).
For cases in which assets purchased for financial leasing are not liable to VAT and value added invoices or vouchers of VAT payment at the importation stage are not available. VAT must not be written on invoices.
When VAT on financial leasing assets has been fully credited and the asset ownership right has been transferred to the lessees, the lessor shall transfer to the lessees the whole dossiers on the origin of assets under law.
Financial leasing service establishments are not required to declare and pay VAT for financial leasing services. They shall only make tax declaration and calculation for VAT-liable assets financially leased to other establishments according to invoices issued as prescribed above.
Financial leasing service establishments are not required to submit VAT returns for financial leasing services but shall submit only lists of invoices of goods or services sold and lists of invoices of goods and services purchased, filling in the section for VAT for purchased goods and services only the VAT amounts of leased assets according to value added invoices issued for turnover from financial leasing services in the declaration period. Taxpayers shall submit tax declaration dossiers for assets financially leased to other establishments.
In case the lessee fails to perform the contract and thus the lessor has to recover the assets, the lessor shall notify the lessee thereof and clearly determine the VAT amounts already paid and not yet paid. When the lessor continues to lease these assets to another establishment, it shall calculate the VAT amount not fully collected for continued collection under the new contract.
In case assets are leased for a period of time before the lessor sells them to the lessee or another establishment, the lessor shall calculate VAT for the sold assets, issue value added invoices and may only credit input VAT on the assets not yet fully collected.
In case the lessor and the lessee jointly pool capital lor the purchase of the assets and the lessor only collects the rent (principal and interest) corresponding to its contributed capital amount, the invoice on the purchase of the assets for lease shall be managed by the lessor until the asset ownership is transferred to the lessee. The VAT amount corresponding to the capital amount contributed by the lessor shall be included in the first-time receipt.
In case a financial leasing contract has been completed, the VAT amount has been fully paid by the lessee and the two parties agree to continue the lease, the invoice issued for the subsequent turnover will be VAT-exclusive.
2.15. For foreign currency trading establishments conducting foreign currency- purchasing and -selling activities abroad, they shall make detailed lists of trading turnovers for each kind of foreign currency. They shall keep all vouchers on transactions with overseas purchasers or sellers under the accounting law. For foreign currency-purchasing and –selling activities conducted at home, invoices must be issued under regulations.
2.16. For establishments purchasing and selling gold, silver and gems, if they purchase them from non-business individuals who have no invoices, they shall make lists of purchased goods.
2.17. Export processing enterprises, when selling goods or services, shall use sale invoices (or invoices issued by themselves) according to the Finance Ministry’s regulations.
2.18. Invoices and vouchers for contributed and transferred assets are as follows:
a/ Asset-contributing parties are non-business individuals or organizations:
a.1/ When non-business individuals or organizations contribute their assets as capital to limited liability or joint-stock companies, vouchers for these assets are written certifications of capital contributions and written records of delivery and receipt of assets. If contributed assets are brand-new and unused and accompanied by lawful invoices accepted by the capital delivery and receipt council, the value of these contributed assets is the VAT-inclusive value indicated on the invoices. The contributed capital-receiving party may make declaration for credit of the VAT amount indicated on the asset purchase invoice of the capital-contributing party.
a.2/ When an individual uses his/her own property or the value of land use rights for setting up a private enterprise or law firm, he/she is not required to carry out procedures for the transfer of property ownership or land use rights to the private enterprise. If he/she has no lawful voucher evidencing the cost of his/her property, a document on the value of the property made by a valuation organization defined by law is required as a basis for accounting the value of fixed assets.
b/ Asset-contributing or -transferring parties are business establishments:
b.1/ For assets contributed as capital to enterprises, the following documents are required: written record of the contribution as capital for production and business, joint-venture or affiliation contract: written record of the valuation of the asset by the council for delivery and receipt of contributed capital amounts of the capital-contributing parties (or written valuation of a specialized valuation organization as defined by law), enclosed with a dossier set on the origin of the asset.
b.2/ For assets transferred between dependent cost-accounting member units of the same business establishment; assets transferred upon division, splitting, consolidation, merger or transformation of enterprises, business establishments with transferred assets must have asset transfer orders enclosed with the dossier sets on the origin of transferred assets, and are not required to issue invoices.
For assets transferred between independent cost-accounting units or member units with the full legal entity status in the same business establishment, business establishments with transferred assets shall issue added value invoices, declare and pay VAT according to regulations.
Business establishments are not required to make VAT declaration and payment for the following:
- Sums of money received as compensation for land, supports for land and resettlement due to land recovery;
- Assets contributed as capital for founding an enterprise;
- Assets transferred among dependent cost-accounting units in the same enterprise;
- Assets transferred upon division, splitting, consolidation, merger or transformation of enterprises;
- Payments claimed from third parties in insurance activities;
- Amounts collected on others’ behalf not related to the sale of goods and services of business establishments.
2.19. Business establishments receiving monetary supports from other business establishments shall, upon receipt of these supports, issue receipts and account these supports as other incomes for enterprise income tax declaration and payment under regulations.
Business establishments providing monetary supports shall issue spending vouchers according to support purposes stated in support contracts.
2.20. Business establishments delivering goods in the form of lending, borrowing or return of goods shall issue value added invoices under regulations applicable to the case of ordinary goods purchase and sale.
Taxpayers entitled to and cases of VAT refund are specified as follows:
1. Business establishments that pay tax by the tax credit method may be considered for tax refund if they have input tax amounts not fully credited for three or more consecutive months.
The refundable tax amount is the input tax amount not yet fully credited by the time of request for tax refund.
Example 24: Enterprise A declares input and output VAT amounts as follows:
(Unit of calculation: VND million)
Tax declaration month |
Input tax creditable in the month |
Output tax arising in the month |
Payable tax |
Accumulative input tax amount not yet credited |
December 2008 |
200 |
100 |
-100 |
-100 |
January 2009 |
300 |
350 |
+50 |
-50 |
February 2009 |
300 |
200 |
-100 |
-150 |
In the above example, enterprise A has an accumulative input tax amount for three consecutive months larger than the output VAT amount. Enterprise A is entitled to a VAT refund of VND 150 million.
2. For business establishments that have been newly founded under investment projects and made business registration and registered to pay VAT by the tax credit method, or under oil and gas field exploration and development projects which are still at the investment stage and have not yet started operating, if the investment duration has lasted for one year or more, they may be entitled to VAT for goods and services used for investment in every year. If the accumulated VAT amount on purchased goods and services used for investment is VND 200 million or more, the establishments will be entitled to VAT refund.
3. For operating business establishments that pay VAT by the tax credit method, if they have new investment projects which are still at the investment stage, they shall make declarations for clearing VAT amounts on purchased goods and services used for new investment projects against VAT amounts on production and business activities they are conducting. After clearing, any uncredited VAT amount of VND 200 million or more on purchased goods and services used for investment will be refunded for investment projects.
For operating business establishments (except for enterprises applying accounting within the whole system) that pay VAT by the tax credit method, if they have investment projects on new production facilities in provinces or centrally run cities other than those in which they are headquartered, which are still at the investment stage, have neither commenced operation nor made business or tax registration, and have VAT amounts of VND 200 million or more on purchased goods and services used for investment, these VAT amounts will be refunded for investment projects. In these cases, business establishments shall make separate tax declarations and refund dossiers.
4. If in a month, a business establishment exports goods or services and has an uncredited input VAT amount of VND 200 million or more on exported goods in that month, the business establishment will be considered for VAT refund on a monthly basis. If in a month, a business establishment both exports and domestically sells goods or services and has an uncredited input VAT amount of VND 200 million or more on exported goods or services in that month, even after being cleared against the output VAT on domestically sold goods or services, the business establishment will be considered for VAT refund on a monthly basis. If after being cleared against the output VAT on domestically sold goods or services, its uncredited input VAT amount is less than VND 200 million, it will not be considered for VAT refund.
Entities entitled to VAT refund in some cases of export include establishments consigning their goods for export, in case of export consignment; establishments undertaking to process export goods and entering into contracts directly with foreign parties, in case of entrusted export processing; establishments entering into export processing contracts with foreign parties, in case of intermediary processing; and enterprises having their goods and supplies exported for overseas construction works, in case of goods exported for overseas construction works.
5. Business establishments shall finalize tax upon their division, splitting, dissolution, bankruptcy, ownership transformation; or assignment, sale, contracting or lease, for State enterprises, when they have input VAT amounts not yet fully credited or any overpaid VAT amounts.
6. Refund of paid VAT amounts for programs and projects funded with non-refundable official development assistance (ODA) or non-refundable or humanitarian aid:
6.1. For projects funded with non-refundable ODA: Program or project owners or principal contractors or organizations designated by foreign parties to manage programs or projects will be entitled to refund of VAT amounts paid for goods and services purchased in Vietnam for use for these programs and projects.
6.2. Vietnamese organizations that use humanitarian aid money of foreign organizations or individuals to purchase goods and services for programs or projects funded with non- refundable or humanitarian aid in Vietnam will be entitled to refund of VAT amounts paid for these goods and services.
Example 25: The Red Cross Society is provided with VND 200 million as aid from international organizations to purchase humanitarian aid goods for inhabitants in the provinces hit by natural disasters. The VAT-exclusive value of purchased goods is VND 200 million and the VAT amount is VND 20 million. The Red Cross Society will be refunded a tax amount of VND 20 million.
The refund of paid VAT amounts for non-refundable ODA-funded programs and projects complies with the Finance Ministry’s guidance.
7. Persons entitled to diplomatic privileges and immunities under the Ordinance on Diplomatic Privileges and Immunities who purchase goods or services in Vietnam for use will be refunded paid VAT amounts indicated on value added invoices or payment vouchers indicating VAT-inclusive payment prices.
8. Business establishments having tax refund decisions of competent authorities under law.
Business establishments and organizations eligible for VAT refund as guided at Points 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 8 of this Part must be those paying VAT by the credit method, possessing business registration certificates or investment licenses (practice licenses), having seals required by law, keeping accounting books and documents under the accounting law; and having deposit bank accounts with their tax identification numbers.
In case business establishments have made tax refund application dossiers, input VAT amounts requested to be refunded must not be cleared against creditable VAT amounts of the month following the month of making refund dossiers.
Taxpayers shall make VAT declaration and payment in localities where they conduct production or business. The VAT declaration and payment comply with the Tax Administration Law and guiding documents.
In some specific cases, the VAT declaration and payment and procedures for transfer of vouchers are guided as follows:
1. Taxpayers that declare and pay VAT by the credit method and have dependant accounting production establishments (including also processing and assembling establishments) located in provinces or centrally run cities other than those where they are headquartered shall pay VAT both in localities where their production establishments are located and localities where they are headquartered.
Dependent accounting production establishments that conduct cost-accounting activities shall register for tax payment by the credit method in localities where they conduct production activities and use value added invoices as a basis for tax declaration and payment in these localities when delivering their semi-finished or finished products to other establishments, including their headquarters.
In case dependant production establishments fail to conduct cost-accounting activities, taxpayers at headquarters shall pay VAT equal to 2% (for goods subject to the VAT rate of 10%) or 1 % (for goods subject to the VAT rate of 5%) of VAT-exclusive turnover of products they produce or products of the same category in localities where they are located. VAT amounts already paid by taxpayers for their dependent accounting production establishments will be cleared against their payable VAT amounts in localities where they are headquartered.
Example 26: Enterprise A is headquartered in Ho Chi Minh City and has a dependent accounting production establishment in Ba Ria - Vung Tau producing products subject to the VAT rate of 10%. These products are sold by Enterprise A. As a result, Enterprise A shall make declare and pay on behalf of its dependent accounting establishment a monthly VAT amount equal to 2% of the turnover calculated at the VAT-exclusive sale price of goods produced by its dependent accounting production establishment in Ba Ria - Vung Tau. VAT amounts paid for the dependent accounting establishment may be cleared against Enterprise A’s payable amounts.
2. Procedures for transfer of vouchers between the State Treasury and tax offices
Taxpayers shall pay VAT amounts arising in localities where they are headquartered to the State Treasury offices of the same level with tax offices to which they have made tax registration and declaration, and concurrently pay VAT according to prescribed percentages (%) for their affiliated production establishments located in provinces or centrally run cities other than those where they are headquartered. Tax payment vouchers shall be made for each State Treasury office, clearly indicating state budget revenue accounts of localities in which budget revenues arise.
In case taxpayers pay tax in cash at State Treasury offices in localities where they are headquartered, these State Treasury offices shall transfer money and state budget revenue vouchers to concerned State Treasury offices for accounting tax amounts of dependent accounting production establishments as state budget revenues.
E. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
I. ORGANIZATION OF VAT COLLECTION
1. Tax offices shall organize the management of VAT collection and refund for business establishments.
2. Customs offices shall organize the management of the collection of VAT on imports.
II. IMPLEMENTATION EFFECT
1. This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and applies from January 1, 2009. It replaces the Finance Ministry’s Circulars No. 32/2007/TT-BTC of April 9, 2007, and No. 30/2008/TT-BTC of April 16, 2008.
2. Shipbuilding establishments that enter into contracts with customers before the effective date of this Circular to build ships at prices inclusive of VAT at the rate of 5% but cannot complete the building of ships for takeover test and handover by December 31, 2008, will continue enjoying the tax rate of 5% for these contracts. Before March 31, 2009, they shall notify in writing their managing tax offices of lists of uncompleted shipbuilding contracts to be carried forward to 2009, enclosed with copies of these contracts.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported by business units and establishments to the Finance Ministry for timely solution.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực